Vùng Tây Bắc nước ta là khu vực có thổ nhưỡng tốt, khí hậu đa dạng nên đã tạo nên một hệ thực vật phong phú, trong đó có các loại dược liệu, cây thuốc quý hiếm. Hôm nay, Backhoa.net sẽ giới thiệu đến với bạn đọc 8 loại dược liệu quý hiếm ở vùng Tây Bắc có tác dụng rất tốt cho sức khỏe,
1. Tam thất
Tam thất được coi là dược liệu quý ngang với Nhân sâm. Cây được trồng ở các vùng núi cao như: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai…
Bộ phận dùng làm thuốc của cây Tam thất là rễ củ (thường gọi là củ) được thu hái từ những cây 5 năm tuổi trở lên. Đào lấy củ già, rửa sạch đất cát đem phơi thật khô.
Hình ảnh củ tam thất khô
Củ tam thất khô có tác dụng cầm máu, làm lưu thông khí huyết, giảm đau, chống mệt mỏi, tăng cường sinh lực và sức đề kháng của cơ thể. Dùng chữa các chứng bệnh: chảy máu các loại, thiếu máu, người yếu mệt sau khi ốm dậy hay sau phẫu thuật, phụ nữ sau khi sinh đẻ, một số dạng ung thư, loét dạ dày – ruột…
2. Nụ hoa tam thất
Trên cây tam thất, ngoài củ ra thì nụ hoa tam thất cũng có tác dụng rất tốt. Đặc biệt là loại nụ nhỏ chưa nở người ta thường gọi là nụ hoa tam thất bao tử.
Nụ hoa tam thất pha trà chữa mất ngủ
Nụ hoa tam thất có chứa chất nhân sâm Rb1, Rb2, vị ngọt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt rất tốt, giúp hạ huyết áp và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não…
Nụ hoa tam thất có vị ngọt hơi đắng, hương thơm thanh mát nên rất dễ uống, có thể sử dụng hàng ngày từ 2 – 4g pha với nước sôi lấy nước uống cho đến khi hết vị ngọt đắng thì thôi. Không chỉ sử dụng độc vị hoa tam thất, mọi người có thể kết hợp với trà cúc hoa sẽ rất tốt.
Tham khảo bài viết: #12 Công dụng tuyệt vời của Hoa Tam Thất trong chữa bệnh
3. Chuối hột rừng
Chuối hột rừng từ lâu đã là một dược liệu được sử dụng nhiều trong y học dân gian. Có thể nói, đây là một loại cây dễ trồng, dễ sống ở mọi điều kiện nhất là ở các vùng núi thuộc nước ta đặc biệt là các tỉnh khu vực Tây Bắc.
Cây chuối hột rừng
Quả chuối hột rừng là dược liệu được sử dụng nhiều nhất trong các bộ phận của cây chuối hột. Không phải quanh năm đều có nên quả chuối hột thường được sấy khô để bảo quản được lâu. Trên thị trường hiện nay chúng ta có thể thường xuyên bắt gặp bày bán các loại chuối hột rừng khô nguyên quả hay thái lát
Chuối hột rừng khô nguyên quả
Chuối hột rừng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:
• Bổ thận, lợi tiểu
• Chữa trị đau dạ dày
• Hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang
• Điều trị các bệnh xương khớp như đau lưng, mỏi gối nhất là ở tuổi già, bệnh gút..
• Tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho cơ thể
• Chữa trị đau bụng, giảm táo bón
Chuối hột khô có thể sắc lấy nước uống hay làm dùng để ngâm rượu, dùng hàng ngày giúp cải thiện sức khỏe khá hiệu quả. Đối với công dụng làm vị thuốc chữa trị bệnh, chuối hột khô cần được kết hợp thêm với một số vị thuốc hoặc sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc. Để phát huy hết công dụng của chuối hột khô, cần biết cách sơ chế hoặc đặt mua chuối hột khô tại những địa chỉ uy tín.
4. Táo mèo
Quả Táo Mèo có tên gọi khác là sơn trà là vị thuốc để chữa bệnh, là đặc sản ở các tỉnh Tây Bắc như: Sơn La, Lào Cai,… Táo mèo có vị chua ngọt, tính hơi ấm. Theo nhiều nghiên cứu thì táo mèo rất tốt cho tim mạch, huyết áp, giảm được các nguy cơ bệnh về tim; ngừa các bệnh về đường ruột, giúp ăn cơm ngon miệng; hạ mỡ máu, kháng khuẩn, bảo vệ gan;…
Táo mèo thường được dùng để ngâm rượu. Loại rượu này được các đấng mày râu rất ưa thích. Không những thế với chị em rượu táo mèo là một liệu pháp làm đẹp từ thiên nhiên hiệu quả nhất khi có tác dụng giúp giảm cân, trị mụn.
Tham khảo bài viết: Táo Mèo, Top 23 tác dụng tuyệt vời của Giấm Táo Mèo
5. Ba kích
Ba kích là một cây thuốc quý, dạng cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Ba kích có nhiều ở các tỉnh như Lạng Sơn, Hòa Bình, Quảng Ninh, Hà Giang,…
Theo y học dân gian, rễ ba kích có tác dụng chống viêm trên mô, tăng sức đề khác, hạ huyết áp, bổ thận, trán dương, đỡ mệt mỏi, tăng cân, tăng cơ lực, giảm các triệu chứng đau khớp, tăng cường sức dẻo dai
Ở Việt Nam, ba kích có 2 loại là ba kích trắng và ba kích tím. Tuy nhiên, loại ba kích tím sẽ có công dụng tốt hơn nên giá cao hơn và thường được ưa chuộng hơn.
Phân biệt ba kích trắng và ba kích tím
Ngoài việc kết hợp cùng nhiều vị thuốc khác, ba kích thường được dùng để ngâm với rượu. Nhưng mọi người cần lưu ý khi ngâm rượu ba kích phải được tách bỏ lõi vì phần này có tác dụng không tốt, có thể gây liệt dương.
Tham khảo bài viết: 23 Tác Dụng Của Cây Ba Kích Tuyệt Vời Không Ngờ
6. Chè vằng
Chè vằng là một loại cây phổ biến ở nước ta, đặc biệt nhiều ở vùng Tây Bắc. Từ lâu nó đã được mọi người sử dụng như một vị thuốc dân gian với cái tên “cây gọi sữa về”
Chè vằng có ba loại và chè vằng sẻ, chè vằng trâu và chè vằng núi. Trong đó chè vằng sẻ là tốt nhất được dùng nhiều để làm thuốc. Nó đặc điểm là lá nhỏ, mỏng, phơi khô vẫn có màu xanh nhạt, thơm khi đun làm nước uống, nước có màu xanh nhạt
Chè vằng vốn rất nổi tiếng tốt cho phụ nữ sau sinh giúp lợi sữa, giảm cân iệu quả, giảm mất ngủ, ăn không ngon. Hơn nữa, chè vằng giúp chữa đau bụng kinh, chậm kinh ở phụ nữ. Ngoài ra nó còn tốt cho người cao huyết áp, giúp giảm mỡ máu, mỡ gan hiệu quả,… và rất nhiều tác dụng khác.
Bài viết chi tiết: Cây chè vằng – Loài cây hoang dại với những công dụng ít ai biết đến
7. Chè đắng
Chè đắng (trà đắng) còn có nhiều tên gọi khác như khổ đinh trà, chè đinh, chè vua. Sở dũ có tên này vì sau khi thu hái, người ta cuộn lá chè lại thành hình dài như cái đinh. Theo Đông Y, chè đắng có vị đắng, ngọt hơi chua, tính hàn. Cây chè đắng có khả năng phòng ngừa ung thư hiệu quả nên có thể hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến,…
Ngoài ra, chè đắng có công dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp, tiểu đường, mát gan, giải độc gan, phòng và điều trị sỏi thận,…
Hơn nữa, chè đắng còn được nhiều người biết đến với tác dụng giảm cân hiệu quả và an toàn điều trị tốt ở những người béo phì.
Tuy nhiên việc sử dụng chè đắng cần có liều lượng cụ thể, không nên lạm dụng có thể gây ra những tác dụng phụ như: mất ngủ, vàng da, cơ thể gầy yếu, mất cảm giác ăn ngon miệng,…
Loại cây này được coi là một trong những đặc sản núi cao của vùng Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Hòa Bình.
8. Dây thìa canh
Dây thìa canh là một loại cây thuốc quý của nước ta, cây có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh Tiểu đường, tác dụng này đã được các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới công nhận.
Cho đến thời điển hiện nay, có thể coi dây thìa canh là loại thảo dược điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất hiện nay. Trong nhiều loại thảo dược được cho là có công dụng điều trị bệnh tiểu đường như: Cây giảo cổ lam, mướp đắng (khổ qua), nở ngày đất… thì cây thìa canh cho hiệu quả toàn diện hơn cả.
Những ai nên dùng thìa canh
• Đối tượng sử dụng dây thìa canh là bệnh nhân mắc tiểu đường
• Bệnh nhân tiền tiểu đường, có triệu chứng tăng đường huyết
• Bệnh nhân mắc bệnh huyết áp cao
• Người bị ngộ độc, có thể dùng dây thìa canh để giải độc tố
• Người thừa cân, béo phì
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến quý bạn đọc những loại dược liệu quý của vùng Tây Bắc nước ta. Tác dụng y học của các loại dược liệu này đều đã được kiểm chứng qua nhiều nghiên cứu và sử dụng trong nhiều bài thuốc. Chúc các bạn thành công