Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng cây quao chữa bệnh, bạn đừng quên tham khảo ngay những thông tin hữu ích bài viết bật mí dưới đây nhé!
Cây quao là một trong các loại thảo dược có vai trò quan trọng trong các bài thuốc tốt cho sức khỏe con người. Tuy còn khá lạ lẫm, song loại cây này được coi như vị thuốc quý, đặc biệt tốt cho gan.
Cây quao được biết đến là thảo dược tốt cho sức khỏe
Mẹo trị bệnh bằng cây quao
Như chúng ta đã biết, gan là bộ phận quan trọng của cơ thể con người, đảm đương trọng trách lớn lao. Do đó, mỗi chúng ta đều luôn chú trọng việc làm sao để bảo vệ gan, tránh gặp độc tố gây bệnh.
Trước những tác động tiêu cực từ môi trường sống, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, không phải ai cũng giữ chức năng hoạt động gan như ý.
Anh L.H.N ở Đà Nẵng (30 tuổi) mắc phải chứng bệnh gan chừng hơn năm nay, thường xuyên chịu những cơn đau nhói nơi vùng bụng. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của anh.
May mắn phát hiện ra bệnh sớm, anh N đã được các bác sĩ chuẩn đoán tình trạng, tư vấn, áp dụng rất nhiều loại thuốc. Thế nhưng tình hình không mấy khả quan. Anh cho biết:
“Vô tình một lần nói chuyện với người bạn học cùng đại học, đang sinh sống và làm việc tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, tôi được mách nước về bài thuốc chữa gan từ cây quao. Tôi đã nhờ bạn kiếm tìm thảo dược, gửi ra và tin tưởng sử dụng”.
Thật bất ngờ, chừng nửa tháng, anh N nhận thấy tình trạng đau đớn giảm hẳn, không còn mất ngủ chống chọi với những cơn đau nữa.
Bài thuốc cây quao đã được kiểm nghiệm đối với vấn đề về gan
Theo đó bài thuốc bao gồm các vị lá cây quao nước, cây mần ri, mướp gai, hắc xủ, rễ tranh, rễ cau, cây vòi voi, vỏ cây gáo vàng, trinh nữ hoàng cung, ô rô, măng sậy. Chỉ cần trộn đều nguyên liệu với liều lượng phù hợp, đem sắc lấy nước uống sẽ rất tốt cho gan.
Thận trọng khi dùng cây quao chữa bệnh
Với kinh nghiệm bản thân là một người chuyên bốc thuốc nam tại Đồng Tháp, bà Hoàng Thanh Loan đã chữa trị thành công cho nhiều bệnh nhân bị bệnh gan từ bài thuốc cây cao.
Mặc dù không đòi hỏi việc kiêng cữ trong ăn uống hay sinh hoạt, nhưng bà cũng đưa ra một số lưu ý cho người dùng đó là cần chọn thuốc đã được phơi sấy thật khô, tránh ẩm mốc.
Đặc biệt, uống thuốc đến khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm nên giảm liều lượng và mật độ để tránh tổn thương bào tử. Ban đầu nên uống thuốc đặc, rồi uống loãng dần. Sau khoảng thời gian dùng thuốc nên đến cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng cụ thể.
Cây quao là cây gì
Cây quao có tên khoa học Dolichandron spathaceall.K.Schum, hay còn được gọi là quao nước, khé cây… Cây thường mọc hoang nơi rừng rậm, có hoa đẹp, nhiều nơi trồng làm thuốc và làm cảnh.
Đặc điểm của cây quao
Thân cây quao hình trụ, độ cao 10-15m, vỏ ngoài màu nâu xám, xuất hiện những nốt sần nhỏ. Cành khá mập, nhẵn, lá kép hình lông chim, mọc đối, dài chừng 20-30cm, thường có 5-7 lá chét.
Cụm hoa mọc nơi đầu cành, hoa to, gồm 4-8 cái màu trắng, đầu nhọn, dài 3-4cm, có đài úp kín hoa sau nụ, phát triển thành hình máng rộng. Quả nang, tròn dẹt, mọc thong xuống, hạt nhiều, hình chữ nhật, cánh dày. Mùa hoa quả rơi vào tháng 4-8.
Phân bố, thu hái, chế biến cây quao
Quao nước phân bố chủ yếu vùng nhiệt đới châu Á, rải rác tại Campuchia, Ấn Độ, Malaysia, quần đảo Salômôn…. Ở Việt Nam, loại cây này có mặt ở phía Nam, tính từ tỉnh Quảng Nam vào đến khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Cây quao mọc nhiều nhất tại Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang… Chúng thường mọc dọc theo bờ kênh rạch, sinh trưởng tốt trên đất phèn.
Hoa, quả quao ra nhiều hàng năm, Khi quả chín tự mở để phát tán hạt qua môi trường nước, tái tạo chu trình sinh sôi mới. Phần gốc cây sau khi bị chặt có thể tái sinh chồi.
Người ta thường dùng vỏ thân, lá, rễ, hạt cây phơi, sấy khô. Có thể dùng dưới dạng cao lỏng.
Thành phần hóa học cây quao
Cây quao xanh có chứa chất trắng kết tinh ở vỏ, trong khi hạt cây lại có tác dụng chống co thắt, kháng khuẩn hiệu quả.
Công dụng dược lý của cây quao
Các bộ phận cây quao đều có tác dụng hạ sốt, cũng như góp mặt trong các bài thuốc trị bệnh quan trọng.
Tác dụng của cây quao
Ở đất nước Ấn Độ, người ta thường dùng rễ, lá, hoa trị bệnh sốt; hạt kết hợp gừng trị co thắt. Người Indonesia sử dụng chế phẩm thuốc súc miệng chiết xuất lá quao trị tưa lưỡi.
Khi bị bọ cạp cắn, lấy hoa và quả để điều trị. Hay nước sắc vỏ quao xử lý và bảo quản lưới đánh cá rất tốt. Công dụng của cây quao còn được trồng làm cảnh nhờ hoa đẹp.
Cây quao trị bệnh gì
Xu hướng sử dụng thuốc tây trong quá trình điều trị bệnh đang ngày càng giảm bởi nỗi lo về tác dụng phụ. Thay vào đó, người bệnh ưu tiên các loại thuốc nam với công hiệu từ từ nhưng an toàn tuyệt đối.
Cây quao hình thành nhiều bài thuốc quý
Với những người gặp có gan không tốt luôn phải chịu đựng những cơn đau nhức, mất sự tự tin về biểu hiện vàng da, ngứa ngáy, u cục địa trên da giờ đây đã có được giải pháp lý tưởng. Đó chính là bài thuốc đến từ cây quao.
Chưa dừng lại ở đó, cây quao còn đóng vai trò trong việc chữa ngộ độc, sỏi thận, bổ phổi, điều kinh. Hãy theo dõi tiếp thông tin chia sẻ dưới đây để có được câu trả lời cây quao chữa bệnh gì chính xác nhất.
1. Nhuận gan, chữa viêm gan, vàng da
Đẽo vỏ cây quao lâu năm, cạo sạch phần vỏ ngoài rồi cắt thành từng phiến. Đem phơi khô hay sao vàng thơm. Lấy 100g dược liệu rửa sạch, cho vào thùng nhôm, đổ thêm 3 lít nước, nấu cô đặc còn độ 1 lít. Sau đó lọc nước để riêng.
Tiếp tục đun 2 lít nước nữa, đến khi còn 500ml. Lọc nước, bỏ bã. Trộn chung 2 loại nước thuốc, thêm đường vào, cô đặc lấy chừng 1 lít. Lọc thật kỹ, đổ 40ml rượu hòa 1g acid benjoic vào đó. Mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày dùng 2 lần.
2. Chữa xơ gan
Hầu hết người bị xơ gan, viêm gan mạnh tính thường không có biểu hiện rõ nét nên dễ nhầm lẫn với tình trạng mệt mỏi thông thường. Vì thế, nhiều người bệnh vô tình bỏ qua thời điểm tốt nhất điều trị bệnh.
Nếu không được phát hiện, áp dụng giải pháp kịp thời dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng do vi khuẩn, hội chứng gan thận, ung thư gan…
Từ những mối nguy hiểm kể trên, bạn hãy thực hiện ngay bài thuốc trị xơ gan bằng cây quao như sau:
- Bài thuốc 1: Cần 50g vỏ quao nước, 10g rễ bình bát, 10g rễ muồng trâu, 20g lá hoặc quả dành dành, 5g vỏ cây chân chim, 5g dây bìm bìm biếc. Tất cả nguyên liệu thái nhỏ, phơi khô, sắc cùng 400ml nước, lấy cuối 100ml, chia uống 2 lần/ngày.
- Bài thuốc 2: Công thức 50 vỏ quao, 50g vỏ cây cách, 50g lá cối xay, 50g lá trâm bầu, 50g rễ cỏ xước, 20g cỏ tranh, 20g quả dứa gai, 20g thân ráy gai. Dược liệu thái nhỏ, sắc nước uống, kiên trì đều đặn 1-2 tháng để thấy tình hình cải thiện.
- Bài thuốc 3: Các vị lá cây quao nước, cây mần ri, mướp gai, hắ xủ, rễ tranh, rễ cau, cây vòi voi, vỏ cây gáo vàng, trinh nữ hoàng cung, ô rô, măng sậy. Trộn đều đều nguyên liệu đã thái nhỏ, phơi khô, dùng với liều lượng phù hợp, đem sắc lấy nước uống.
Ngoài bệnh gan, cây quao còn bổ phổi, giải độc tốt
3. Bổ phổi, giảm ho
Phơi khô 40g quao nước, 20g lạc tiên, 20g bọ mắm, 10g huyết dụ, 5g cỏ chân vịt, 50g mía lau đã thái nhỏ. Sắc lấy nước uống, chia làm 2 lần trong ngày.
4. Chữa sỏi thận
Sắc nước thuốc uống từ các vị thuốc 30g rễ quao nước, 30g rễ rau ngót (sao tẩm mật), 20g rễ thài lài trắng, 20g hà thủ ô đỏ (chế cùng nước đậu đen).
5. Chữa ngộ độc
Khi bị ngộ độc, bạn dùng vỏ thân quao nước, thêm cây ô rô, mỗi thứ 12g thái nhỏ, phơi khô. Đem sắc với 400ml, lấy còn 100ml, uống mỗi ngày 2 lần.
6. Ðiều kinh, thông kinh, trục huyết ứ
Nhiều chị em luôn phải đối mặt với những cơn đau những ngày “đen đỏ”, cộng thêm vào đó là nỗi lo lắng về tình trạng kinh không đều. Không khó để tìm được sản phẩm hỗ trợ điều kinh, thông kinh xuất hiện trên thị trường.
Song tác dụng của cây quao đã ghi nhận tín hiệu tích cực. Bằng lá quao nước, chó đẻ, ích mẫu, cam thảo, cù đèn, mỗi thứ lấy một nắm để sắc nước uống.
Bên cạnh đó, dân gian còn dùng lá quao, ích mẫu, cỏ gấu, ngải cứu, muồng hòa để chế thuốc sửa huyết, bổ huyết.
Những ai nên dùng cây cao
Người bị viêm gan, xơ gan sử dụng cây quao sẽ góp phần nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Phụ nữ sau sinh dùng nước thảo dược khỏe người, ăn ngon cơm. Người ta còn dùng lá trị hen suyễn, vỏ rễ cây dùng làm thuốc tiêu độc.
Công dụng của cây quao phát huy tối đa khi sử dụng hợp lý
Đối tượng không nên dùng cây quao
Lợi ích cây quao mang lại đối với sức khỏe con người là điều không thể chối cãi. Từ các nghiên cứu Đông y, cho đến người dùng kiểm chứng, kết quả đều khả quan.
Thực tế, chúng ta cần nhìn nhận rằng, bất cứ loại thảo dược nào dù có tốt đến đâu, cũng sẽ có những đối tượng không thực sự phù hợp. Chẳng hạn một số trường hợp tránh dùng cây quao nước như người suy thận, huyết áp thấp…
Do vậy, trước khi đưa ra quyết định sử dụng cây quao, bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám, nắm rõ cơ thể của mình đang mắc chứng bệnh gì. Từ đó có phương án khắc phục hợp lý nhất.
Đồng thời, trong quá trình trải nghiệm bạn đừng quên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt như:
- Chia thành nhiều bữa trong ngày nếu cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, tránh việc để các cơ quan bên trong hoạt động quá sức khiến tình hình bệnh thêm nghiêm trọng.
- Tăng cường dưỡng chất cần thiết cho cơ thể từ rau xanh, trái cây, ưu tiên các món dạng hấp, luộc để dễ tiêu, bảo toàn lượng dinh dưỡng có lợi.
- Uống nhiều nước để thải độc tố.
- Kết hợp chế độ ngủ nghỉ, làm việc, vận động hợp lý.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết liên quan đến cây quao mà Backhoa.net muốn truyền tải. Hy vọng đã phần nào hữu ích đối với bạn.