6 bước rửa tay bằng xà phòng giúp ngăn ngừa virus cúm cho trẻ

0
1735

Rửa tay là cách đơn giản phòng ngừa sự tấn công của virus, đặc biệt trong giai đoạn cúm mùa đang trở thành dịch. Do đó, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ 6 bước rửa tay tại nhà.

Tổ chức thế giới (WTO) cho biết, rửa tay chính là liều vắc xin mạnh nhất
giúp phòng tránh bệnh tật. Theo đó, rửa tay bằng xà phòng sẽ làm giảm
đi 35% nguy cơ nhiễm trùng kiết lỵ; tỉ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng
giảm đi từ 19% – 45%.
Theo thống kê, có đến 4,6 triệu vi khuẩn trên 1 cm2 bàn tay mỗi người. Trong số này, có rất nhiều vi khuẩn gây ra các căn bệnh truyền nhiễm như cúm, tiêu chảy, thương hàn, tay chân miệng. Để phòng bệnh hiệu quả, tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên là việc làm cần thiết.
Do đó, thói quen tốt này được hình thành cho trẻ em ngay từ khi còn nhỏ.
6 bước rửa tay bằng xà phòng giúp ngăn ngừa virus cúm cho trẻBàn tay là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn – Ảnh minh họa: Internet

Rửa tay là cách tốt nhất để ngăn chặn sự lây lan của những bệnh nhiễm khuẩn. Đặc biệt ở thời điểm dịch cúm A/H1N1 đang bùng phát, rửa tay đúng cách được coi như là liều vắcxin đơn giản, rẻ tiền nhất để phòng ngừa bệnh.

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, thời gian cần thiết cho mỗi lần rửa tay tối thiểu là một phút với sáu bước sau:
Ảnh: Hướng dẫn các bước rửa tay phòng cúm
Ảnh: Hướng dẫn các bước rửa tay phòng cúm

Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Thoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay với nhau.

Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

Ảnh: Hướng dẫn các bước rửa tay phòng cúm
Ảnh: Hướng dẫn các bước rửa tay phòng cúm

Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

Bước 4: Dùng đầu ngón tay của lòng bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Ảnh: Hướng dẫn các bước rửa tay phòng cúm
Ảnh: Hướng dẫn các bước rửa tay phòng cúm

Bước 5: Chụm năm đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

Khi nào cần rửa tay?

Trước và sau khi ăn uống; thăm khám người bệnh; pha chế thuốc và đóng gói thuốc khi còn hở; đếm thuốc, ra lẻ thuốc; làm việc trong phòng thí nghiệm; chế biến và chia thức ăn, thức uống, đóng gói thức ăn, thức uống còn hở…

Sau khi đi vệ sinh; nhận, trả, đếm tiền; gọi điện thoại bàn; dùng bàn phím máy tính, máy chữ; dùng tay che miệng để hắt hơi; làm việc nơi có nhiều bụi, khói, mầm bệnh, chất độc hại; lao động chân tay hoặc sau khi từ ngoài đường về nhà… Bắt tay người lạ khi có dịch: tiêu chảy, chân tay miệng, SARS, cúm các loại, trong đó có cúm A/H1N1…

Nên dùng loại xà phòng nào rửa tay?

Trên thị trường có nhiều loại xà phòng rửa tay. Xà phòng rửa tay dạng lỏng chứa trong bình có bơm đẩy, rất tiện dùng với nhiều thương hiệu khác nhau (thường có ghi hand soap, hand wash…) giá khoảng 22.000đ, các loại này thường chứa nhiều chất tạo bọt, thơm nhẹ nên chỉ cần 1 – 2 giọt là đủ, nếu lấy nhiều rất tốn nước để rửa cho hết bọt.
Đơn giản và rẻ tiền là các loại xà phòng bánh chế từ dầu dừa có hương thơm (sả, chanh, nhài…) Cũng có thể tự chế xà phòng rửa tay dạng lỏng (đựng trong bình chứa dầu gội đầu hoặc bình chứa xà phòng rửa tay đã dùng hết) từ gel lô hội tươi, nước chanh và xà phòng bánh, vừa rẻ tiền, vừa có tác dụng tốt cho da.

Các bước rửa tay cho trẻ

Để hoạt động rửa tay đạt hiệu quả, Bộ Y tế đã ban hành văn bản hướng dẫn 6 bước rửa tay thường quy. Cha mẹ nên tham khảo để thực hiện mỗi ngày cùng bé:
Bước 1: Làm ướt bàn tay.
Cho xà phòng sát khuẩn vào lòng bàn tay hoặc dùng bánh xà phòng rửa tay. Xoa khắp lòng và mu bàn tay sau đó xoa hai lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Tiến hành chà lòng bàn tay này lên mu, kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại để làm sạch.
Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh khu vực kẽ trong các ngón tay.
Bước 4: Tiếp tục chà mặt ngoài các ngón tay của lòng bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Sử dụng bàn tay này xoay ngón cái bàn tay kia và thực hiện với bên còn lại.
Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay vào lòng bàn tay kia và tiếp tục làm ngược lại. Sau cùng, rửa sạch tay dưới vòi nước đến bộ phận cổ tay rồi làm khô tay.
Khi thực hiện 6 bước rửa tay thường quy này, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ thực hiện mỗi bước chà tay 5 lần, thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu khoảng 30 giây.

Khi nào nên rửa tay?

Thạc sĩ Bác sĩ Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết phụ huynh cần nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc cầm nắm vào các đồ vật lạ.
Đối với phụ huynh, việc thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc trẻ cũng đòi hỏi cha mẹ nên rửa tay thường xuyên. Do đó các trường hợp cần thiết phải rửa tay nhằm phòng bệnh cho trẻ và cha mẹ bao gồm: Sau khi dùng nhà vệ sinh; Khi cho trẻ chơi đùa ngoài trời về; Sau khi chăm sóc người bệnh (thay quần áo, tã lót…); Sau khi dùng tay che miệng để ho, hắt hơi.Bên cạnh đó, khi chế biến món ăn cho gia đình, cha mẹ và bé cũng cần rửa sạch tay trước khi thực hiện.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây