5 câu hỏi bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi trả lời phỏng vấn xin việc

0
3084

Khi đi phỏng vấn xin việc, ngoài các câu hỏi cơ bản về bản thân, nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng cá nhân ra, các nhà tuyển dụng thường có xu hướng “làm khó” ứng viên với các câu hỏi yêu cầu ứng viên phải thật khéo léo nhưng không kém phần trung thực trong câu trả lời của mình. Cùng tìm hiểu về 5 câu hỏi này và cách đáp trả thông minh nhé.

Câu hỏi 1: Tại sao bạn lại thất nghiệp trong một thời gian dài như vậy?

Brian Nettles, giám đốc công ty bất động sản CB Richard Ellis cho hay,  các thí sinh phỏng vấn vào các vị trí trong bộ phận công nghệ thông tin (CNTT) thường hay lúng túng trước những câu hỏi kiểu này. Không may là câu hỏi dạng này càng được sử dụng nhiều trong giai đoạn suy thoái.

Nếu như bạn vừa mới bị sa thải, tốt hơn hết là bạn hãy trung thực và giải thích về điều này.

Câu hỏi 2: Có bao nhiêu người trong đội của bạn, và bao nhiêu người đã bị sa thải?

Những câu hỏi về vấn đề sa thải luôn đánh đố và là cái bẫy của nhà tuyển dụng. Khi đưa ra câu hỏi này, họ muốn tìm hiểu liệu bạn có phải là người duy nhất trong nhóm của mình bị đuổi việc hay không. Nếu như sự thực là vậy, các nhà tuyển dụng sẽ tự động kết luận công ty kia đã vin vào các lí do kiểu như suy thoái kinh tế hay cắt giảm ngân sách để tống khứ một thành viên yếu kém là bạn ra khỏi đội hình. Tuy nhiên, họ sẽ không vội vàng kết luận mà đi tiếp sang câu hỏi thứ 3 sau đây:

Câu hỏi 3: Theo bạn thì tại sao mình lại là thành phần bị chọn để cắt giảm biên chế?

Đa số các thí sinh sẽ phạm sai lầm khi không giấu nổi sự bức xúc của mình đối với công ty đã họ và sẽ bày tỏ sự tức giận. Một người “nói xấu” về người đã từng thuê mình làm việc như vậy ắt hẳn là người thiếu tự chủ hoặc thiếu kỉ luật, đó là bẫy của các nhà tuyển dụng.

Tốt hơn hết là nên nói rằng không biết lí do tại sao mình lại bị sa thải, đó là câu trả lời không xuất sắc nhưng có thể chấp nhận được. Những  thí sinh khôn khéo có thể trả lời rằng họ muốn suy nghĩ về câu hỏi này và sẽ trả lời sau.

Câu hỏi 4: Nếu như CEO hay một người chuyên viên cao cấp trong công ty đến nhờ bạn trợ giúp một vấn đề khẩn cấp, bạn sẽ xử lí như thế nào?

Các ông chủ và quản lý thường sẽ đưa ra câu hỏi này cho những nhân viên có triển vọng để thấy được họ nghĩ gì về vị thế của mình trong công ty. Câu hỏi như vậy sẽ giúp họ xác định được thí sinh nào có tính chủ động trong công việc. Đa số các nhà quản lý không muốn tuyển dụng những ai luôn gọi điện cho mình để xin ý kiến chỉ đạo.

Simon Stapleton, giám đốc thông tin của một công ty bảo hiểm tại Anh cũng thường đưa ra câu hỏi này, và còn kèm theo động thái là gõ gõ ngón tay lên ghế nhằm tạo cảm giác như muốn thúc dục thí sinh phải trả lời ngay, khiến họ cảm thấy bị áp lực. Ông cho hay những thí sinh đáng triển vọng là những người không biểu lộ bất cứ điều gì cho thấy là họ đang phải chịu nhiệt. Theo Simon, đây là cách rất hay để tìm ra những người có đầu óc và có thể làm việc hiệu quả dưới áp lực.

Câu hỏi 5: Gần đây bạn đã đọc những cuốn sách nào?

Đây có vẻ là một câu hỏi vô thưởng vô phạt nữa nhưng cũng có những dụng ý để xác định xem thí sinh có phải là người có khả năng tự nghiên cứu và học hỏi trong khi công ty đang cần cắt giảm ngân sách đào tạo hay không.

Nếu như thí sinh đó trả lời rằng gần đây anh ta chẳng đọc cuốn sách nào cả thì điều này không có nghĩa là tệ lắm. “Tôi sẽ hỏi họ thêm rằng họ có đang đọc bất kì một cuốn hướng dẫn sử dụng máy móc nào hay không, hoặc là hiện tại liệu họ có ghé thăm một website kĩ thuật nào đó hay không. Nếu như câu trả lời vẫn là không thì tôi sẽ dẫn dắt họ thêm vài câu hỏi đại loại như vậy trước khi kết thúc sớm cuộc phỏng vấn” – một nhà tuyển dụng cho biết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây