Gần đây, người ta bàn tán rất nhiều về gạo lứt, các chị em phụ nữ chuyền tai nhau về tác dụng tốt của nó, nhiều người cũng chuyển sang dùng cơm gạo lứt. Tuy nhiên thực tế loại gạo này tốt đến đâu, cách chế biến như thế nào, có những hạn chế gì,… Backhoa.net đã tiến hành tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu, từ đó cho ra kết quả bao quát nhất dưới đây mời bạn đọc tham khảo.
Gạo lứt là gì
Còn được gọi với các tên khác như gạo lức, gạo lật hay gạo rằn. Là loại gạo mà khi xay hạt lúa, người ta chỉ bỏ phần vỏ trấu, để lại lớp vỏ lụa không sáng bao bọc quanh hạt gạo. Phần vỏ này rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các nguyên tố, sinh tố vi lượng.
Do nhu cầu của thị trường cùng điều kiện xuất khẩu, khi chế biến gạo người ta phải bỏ lớp vỏ lụa đó để cho hạt gạo được trắng sáng, đẹp và bắt mắt hơn. Ở vùng nông thôn, lớp vỏ lụa khi xay ra người ta còn gọi là cám gạo, thường được dùng làm thức ăn cho gia súc, nhiều chị em phụ nữ còn dùng làm mặt nạ dưỡng da rất tốt. Gần đây, việc chế biến gạo trắng có bỏ nhiều chất bảo quản khiến người ta không yên tâm, việc chuyển sang ăn gạo lứt ngày càng phổ biến bởi hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
Trong gạo lứt có thành phần dinh dưỡng gồm tinh bột, chất xơ, chất béo, chất đạm; các vitamin B1, B2, B3, B6; các axit paraaminobenzoic (PABA), pantothenic (vitamin B5), phytic, folic (vitamin M); các nguyên tố vi lượng sắt, canxi, selen, magie, natri, kali, glutathion (GSH).
Nếu là gạo trắng đã qua quá trình xay hoặc giã, so với gạo lức chỉ còn 80% vitamin B1, 77% vitamin B3, 90% vitamin B6, 50% Mangan, chất xơ bị mất gần hết. Gạo trắng nấu thành cơm chỉ còn 19mg Magie, trong khi đó gạo lứt là 84mg. Lớp vỏ lụa của gạo lức có chứa một chất dầu rất đặc biệt có khả năng điều hòa áp huyết, ngăn ngừa bệnh tim mạch nhờ làm giảm cholesterol xấu.
Nhiều người thường xuyên ăn gạo lứt muối mè hoặc quá lạm dụng dẫn tới thiếu máu, dị ứng, rối loạn kinh nguyệt hoặc thậm chí bị suy ngược trầm trọng. Nguyên nhân là gạo lức muối mè tuy giàu chất khoáng nhưng lại thiếu hụt chất béo và chất đạm. Đây là hai chất có vai trò quan trọng giúp cơ thể tổng hợp nội tiết tố, kháng thể,…
Phân loai gạo lứt
Nếu xét trên phương diện ẩm thực thì gạo lức chia thành hai loại là lức tẻ và lức nếp. Trong đó
- Lức tẻ là loại gạo dùng để nấu cơm, là nguyên liệu làm các món như cơm cốm gạo lức (gồm cốm, gạo lứt, đậu xanh, đậu đỏ, ăn kèm vừng rang hoặc hành khô phi thơm), bún gạo lức xào với ngưu báng, rong biển, mơ muối và cà rốt; cháo gạo lức (gồm rong biển, mơ muối, đậu đỏ, gạo lứt); sushi (gồm rong biển, gạo lứt, lá tía tô, mở muối).
- Lức nếp dùng để làm món rượu nếp cái, nguyên liệu gồm gạo lứt, lòng đỏ trứng gà và chuối tiêu chín.
Xét trên phương diện đặc điểm, gạo lức chia thành hai loại là gạo lứt đỏ và gạo lứt đen. Trong đó
- Gạo lứt đỏ là loại gạo có vỏ ngoài màu đỏ, được trồng sạch, không dùng thuốc bảo trừ sâu, thuốc kích thích. Có hàm lượng dinh dưỡng cao, rất thích hợp cho những người đang giảm cân, ăn chay hoặc làm đẹp. Rất tốt cho người cao tuổi, cả trẻ em, người có bệnh về huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
- Gạo lứt đen là loại gạo có vỏ ngoài màu đen, được ví như siêu thực phẩm trên thế giới. Là bởi vì nó có lượng đường rất thấp, giàu chất xơ cùng các hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe, tác dụng phòng chống bệnh về tim và ung thư.
Nếu dựa trên hai cách phân loại trên ta còn phân được nhiều loại nữa như gạo lứt nếp trắng, gạo lứt nếp đỏ, gạo lứt tẻ trắng, gạo lứt tẻ đỏ. Ngoài ra còn loại khác là gạo lứt nếp cẩm có màu đen (gạo đen), còn được ví như bổ huyết mễ vì có hàm lượng dinh dưỡng cực cao, mềm xốp, dễ ăn và có hương thơm đặc biệt.
Tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe
1. Bảo vệ tế bảo khỏi sự xâm hại của các gốc tự do
Trong gạo lức chứa tới hơn 120 chất chống ôxy hóa, trong đó phải kể đến các chất quan trọng như SOD, CoQ10, tocotrienol, axit alpha lipoic, lutein, selen, IP6,… Những chất chống ôxy hóa này có vai trò giúp bảo vệ cơ thể khỏi ảnh hưởng của các gốc tự do.
2. Giúp giảm cholesterol xấu
Nhờ chứa nhiều chất xơ, axit omega 3, IP6, carotenoid mà gạo lứt góp phần làm giảm cholesterol xấu, triglyceride, từ đó giúp hạn chế các bệnh về tim mạch, huyết áp, ngăn ngựa hiện tượng tai biến và đột quỵ.
3. Rất tốt cho người bị bệnh đái tháo đường
Protein, chất xơ, Crom, chất chống oxy hóa, các vitamin nhóm B,… trong gạo lức có vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucose, từ đó giúp ổn định và kiểm soát hàm lượng glucose trong máu, cải thiện sự tổng hợp hormon insulin, rất tốt cho người bị tiểu đường đặc biệt là tuyp 1 và tuyp 2.
4. Giúp tăng cường miễn dịch
Sterolin và sterol là hai chất có khả năng ngăn ngừa được nhiều loại bệnh, loại bỏ virus, tăng cường lợi khuẩn, làm chậm quá trình lão hóa, giúp cải thiện hệ miễn dịch.
5. Ngăn ngừa và phòng chống bệnh ung thư
Trong gạo lứt có chứa tocotrienol và polyphenol, đây là 2 chất có khả năng kìm hãm sự phát triển của các tế bào có nguy cơ chuyển ung thư. Việc ăn gạo lức hàng ngày giúp bổ sung IP6 và chât xơ, từ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư vú, gan, ruột kết. Chất xơ giúp ngăn cản phát triển khối u, estrogenn trong đường ruột và không cho chúng tái hấp thu trong máu.
6. Giảm cân
Chất xơ trong gạo lứt giúp nhanh no, giảm cảm giác đói, thèm ăn từ đó giúp giảm cân hiệu quả. Mặt khác, khả năng chuyển hóa chất béo, giải độc ruột kết, tăng cường trao đổi chất và điều hòa glucose hỗ trợ quá trình giảm cân rất tốt.
7. Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa
Nhờ thành phần giàu chất xơ mà gạo lức rất tốt cho hệ tiêu hóa, tạo công ăn việc làm lành mạnh cho bộ máy tiêu hóa. Từ đó giảm thiểu các bệnh về đường tiêu hóa.
8. Cải thiện chức năng gan
Phospholipid, Inositol và các vitamin nhóm B trong gạo lứt có chức năng hỗ trợ quả trình giải độc gan, tái tạo tế bào gan và hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan hiệu quả. Từ đó giúp cải thiện chức năng gan một cách đáng kể và giảm được gánh nặng độc tố cho gan. Bên cạnh đó Gamma oryzanol, tocotrienol và các chất chống oxy hóa còn giúp gan tránh được các tác động xấu.
Cơm gạo lứt
9. Giải độc cơ thể
Trong gạo lứt có chứa axit alpha lipoic có khả năng tinh lọc gan khỏi bị ngộ độc bởi các loại nấm độc, kim loại năng và các bệnh liên quan đến oxygen.
10. Cải thiện chức năng mắt
Zeaxanthin và lutein có tác dụng cải thiện thị giác, giảm rủi ro trong chuyển hóa hoàng điểm, ngăn ngừa đục thủy tinh thể. Các axit béo gồm omega 3, 6, 9 và axit folic giúp cải thiện thị lực của đôi mắt, từ đó giúp mắt khỏe và sáng hơn.
11. Giảm loãng xương, giảm sỏi thận
IP6 và Vitamin K là hai chất có vai trò quan trọng trong vận chuyển canxi vào xương, giúp ngăn chặn quá trình kết tinh oxalate canxi trong đường tiết niệu. Gạo lứt giàu canxi từ đó làm giảm nguy cơ bị loãng xương, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
12. Tăng cường chức năng bộ não
Trong gạo lứt chứa CoQ10 là chất có khả năng làm giảm chứng cơn đau nửa đầu, đẩy lùi sự mệt nhọc, từ đó cho một tinh thần minh mẫn, làm việc hiệu quả hơn.
13. Làm đẹp
Nhờ thành phần vitamin nhóm E, CoQ10, biotin và các vitamin nhóm B mà gạo lứt giúp chị em có làn da trẻ trung hơn, đẹp hơn, làm da sáng hơn và ngăn ngừa các loại mụn.
14. Hỗ trợ điều trị nấm Candida
Những người đang trong quá trình điều trị nấm candida cần hạn chế ăn thực phẩm có hàm lượng đường cao. Cho nên việc ăn gạo lức là cách hiệu quả để hỗ trợ điều trị chứng bệnh này bởi thành phần giàu chất xơ cũng như có hàm lượng đường thấp.
15. Tốt cho người bị cao huyết áp
Nhờ thành phần có các vitamin nhóm B, vitamin E, tiền sinh tố A, các chất khoáng như magie, sắt, kẽm, photpho, vôi,… có vai trò quan trọng giúp tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn ngừa cholesterol xấu, trung hòa độc chất oxy hóa trong môi trường ô nhiễm. Từ đó rất tốt cho những người bị cao huyết áp, đặc biệt món gạo lứt muối mè không tăng huyết áp tuy nhiên không được lạm dụng.
16. Tốt cho người bị táo bón và đau dạ dày
Nhờ thành phần chất xơ cao mà gạo lứt rất tốt cho những người bị táo bón, đau dạ dày, giúp cơ thể có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.
Những lưu ý khi dùng gạo lứt
Trong quá trình chế biến gạo lứt, mọi người chú ý không ngân quá lâu hay vo gạo quá kỹ sẽ khiến mất đi lượng lớn vitamin. Trong quá trình nấu không được mở vung vì sẽ khiến vitamin bay hết. Tuy thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng và nguyên tố quan trọng, nhưng nó chỉ nằm ở mức bổ sung và phòng ngừa bệnh tật, người dùng không nên kì vọng quá nhiều vào việc ăn gạo lức, vẫn cần ăn thêm các nguồn thực phẩm khác để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Mỗi tuần chỉ nên ăn gạo lứt từ 2 đến 3 lần, ăn quá nhiều không mang lại hiệu quả cao mà còn phản tác dụng. Cần nhai thật kỹ trước khi nuốt vì lớp vỏ cứng có thể khiến khó tiêu. Trẻ em, người già, người đang mang thai, người gày gò, ốm yếu, thiếu dinh dưỡng không nên ăn nhiều và kì vọng vào gạo lứt, như vậy sẽ khiến thiếu các chất và vitamin cần thiết, làm suy giảm sức khỏe.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đặc điểm, dinh dưỡng và tác dụng của gạo lức backhoa.net chia sẻ để bạn đọc tham khảo. Lưu ý đọc kỹ thông tin để trong quá trình chế biến và sử dụng được hiệu quả, tận dụng tối đa lợi ích từ loại gạo này mang lại.