16 tác dụng của Cây Rau Ngót phổ biến ở các miền quê

0
3122

Cây rau ngót không chỉ là một loại rau nấu canh ngon, mà còn được sử dụng như một vị thuốc với nhiều công dụng tuyệt vời như chữa sót nhau, chữa chậm kinh, chữa tưa lưỡi, chữa hóc,… Tuy nhiên có một điều hết sức lưu ý là phụ nữ đang mang thai không được ăn rau ngót, nhưng khi sinh xong rồi lại nên ăn nhiều. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về đặc điểm và tác dụng cụ thể của loại rau này.

Rau ngót là cây gì

Còn được gọi với các tên khác như bù ngót, hắc diện thần, bồ ngót. Với tên khoa học là Sauropus androgynus (L) Merr, thuộc họ nhà Thầu dầu Euphorbiaceae.

16 tác dụng của Cây Rau Ngót phổ biến ở các miền quê

Cái tên rau ngót được xác định trước đây là Phyllanthus elegans Wall. Tên này hiện nay được dành cho cây rau sắng Phyllanthus elegans L. thuộc cùng họ. Tuy nhiên, mới đây nhất trong quyển Arbres forestiers du Viet Nam, tome V, 198 tr. 147, hình 73, rau sắng lại được xác định là Meliantha suavis Pierre thuộc họ Opiliaceae.

Đặc điểm của cây rau ngót

Cây nhẵn, nhỏ, có nhiều cành mọc thẳng, có thể đạt được chiều cao tối đa từ 1,5-2m. Vì người ta thường xuyên thu hái lá nên chiều cao chỉ đạt từ 0,9-1m. Vỏ thân cây lúc trẻ màu xanh lục, về già màu nâu nhạt. Lá dài 4-6cm, rộng 15-30mm mọc so le, có cuống ngắn từ 1-2mm có 2 lá nhỏ kèm, phiến lá nguyên hình bầu dục hoặc trứng dài, mép nguyên. Hoa đực mọc thành xim đơn ở phía dưới tại kẽ lá, hoa cái ở trên. Quả nang hình cầu, hạt có vân nhỏ.

Thành phần hóa học của rau ngót

Chưa rõ hoạt chất làm thuốc. Chỉ nắm được trong rau ngót có chứa 3,4% gluxit, 5,3% protit, 2,4% tro trong đó chủ yếu là vitamin C (185mg%), photpho (64,5mg%), canxi (169m%). Rau ngót chứa rất nhiều axit amin thiết yếu, cứ 100g rau thì có 0,13g metionin, 0,16g lysin, 0,25g phenylalanin, 0,05g tryp-tophan, 0,17g valin, 0,34g treonin, 0,17g izoleuxin và 0,24g leuxin. Trong cây rau sắng cùng họ với bồ ngót có hàm lượng protit lớn hơn (6,5%), còn thành phần axit amin gồm 0,19g metionin, 0,23g lysin, 0,25g phenylalanin, 0,08g tryptophan, 0,22g valin, 0,45g treonin, 0,23g izoleuxin và 0,26g leuxin.

Công dụng và liều dùng rau ngót

Lá rau ngót ngoài việc dùng để nấu canh, còn được làm thuốc chữa các bệnh dân gian như tưa lưỡi và sót nhau. Dưới đây là cách làm:

Chữa sót nhau:

Lá rau ngót 40g rửa sạch giã nát. Cho vào 100ml nước đã đun sôi để nguội. Vắt ra chia làm 2 lần uống, mỗi lần uống cách nhau 10 phút. Sau chừng 15-20 phút nhau sẽ ra.

Có người còn dùng đơn thuốc này chữa chậm kinh cũng hiệu quả. Có người chỉ giã nhỏ đắp vào gan bàn chân.

Chữa tưa lưỡi:

Lấy từ 5-10g lá rau ngót tươi giã vắt lấy nước. Thấm bông bôi lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ em, chỉ 2 ngày sau là bú được.

Chữa hóc:

Giã cây tươi vắt lấy nước ngậm.

Tác dụng của rau ngót

Cùng tìm hiểu một số bài thuốc được sưu tầm từ rau ngót:

1. Táo bón, đổ mồ hôi trộn ở trẻ em: Lá rau ngót 30g, bầu đất 30g, bầu dục lợn 1 quả mang nấu canh cho trẻ ăn.

2. Trẻ đái dầm: Lá rau ngót tươi dùng 40g rửa sạch giã nát, chế thêm 1 ít nước đun sôi đã để nguội. Gạn lấy nước trong chia làm 2 lần uống cách nhau 10 phút.

3. Trẻ tưa lưỡi: Lá bồ ngót tươi lấy 10g rửa sạch giã nát. Vắt lấy nước, dùng bông thâm đánh lên lưỡi, lợi và vòm miệng trẻ.

4. Sưng nhức bàn chân: Giã nhỏ lá bù ngót, thêm chút nước muối loãng. Đắp vào chỗ chân bị sưng nhức.

5. Đau mắt đỏ gây nhức nhối khó chịu: Dùng 50g lá bồ ngót, 30g lá dâu, 30g rễ cỏ xước, 30g rau má, 30g lá tre, và 10g lá chanh tất cả đều tươi. Sắc đặc, lấy nước chia làm nhiều lần uống trong ngày.

6. Hôn mê do tai biến mạch máu não hoặc sốt xuất huyết: Dùng 50g giun đất phơi khô, 200g lá bù ngót phơi khô sao qua, 100g đậu đen. Cho 4 chén nước vào sắc đến khi còn nửa chén, chia làm 2 lần uống, người bệnh không uống được thì đổ vào miệng.

7. Chảy máu cam: Lá rau ngót giã nhỏ, cho thêm đường và nước vào pha uống. Phần bã bọc vào vải nhét vào mũi.

8. Trẻ em sốt nóng nhiệt độ tăng: Lá bồ ngót rửa sạch giã nát lấy nước cho trẻ uống, phần bã đắp vào thóp.

9. Nám da: Xay sinh tốt lá rau ngót uống mỗi ngày. Hoặc có thể giã lá rau ngót, cho thêm chút đường, đắp lên vùng da bị nám từ 20-30 rồi rửa sạch.

10. Thanh nhiệt, giải độc: Dùng lá bồ ngót tươi ép lấy nước uống hoặc nấu canh ăn.

11. Hạ huyết áp: Trong rau ngót chứa papaverin có tác dung chống co thắt cơ trơn, gây dãn mạch nên dùng để giảm huyết áp khá hiệu quả. Cũng áp dụng được cho cả người bị tai biến mạch máu não do nghẽn mạch, tắc mạch, người bị vơ vữa động mạch (mỡ máu cao).

12. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường thường phải ăn ít thức ăn chứa nhiều tinh bột như gạo, ngũ cốc. Ăn rau ngót giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường nhờ chứa thành phần inulin (có khả năng sinh nhiệt chỉ bằng 1/9 chất béo).

13. Lợi sữa, tốt cho phụ nữ sau khi sinh: Rau ngót giúp lợi sữa, giúp tăng lượng sữa nhờ hợp chất sterols có tính chất estrogen. Tốt cho phụ nữ sau sinh vì có công dụng giải đọc, thanh mát, vị ngọt, thanh lọc, ít chất béo, lợi tiểu, nhiều vitamin C, điều chỉnh nồng độ cholesterol, giàu đạm thực vật, giàu chất xơ, bổ dưỡng.

14. Giảm cân: Trong 100g rau ngót chỉ chứa 36 lalori nên khả năng sinh nhiệt thấp, ít lipit và gluxit nhưng lại nhiều protein nên rát phù hợp với người đang giảm cân, bị tiểu đường hay các vấn đề về tim mạch. Có thể nấu canh hoặc ép lấy nước uống mỗi ngày.

15. Chữa cảm nhiệt gây ho suyễn: Trong rau bồ ngót chứa ephedrin tốt cho người bị cúm gây ho suyễn.

16. Cải thiện đời sống tình dục cho nam giới: Rau ngót chứa hoạt chất sterol có công dụng như 1 hormone sinh dục giúp tăng hưng phấn quan hệ, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.

Nhưng lưu ý khi sử dụng rau ngót cần phải tránh

1. Gây mất ngủ

Có báo cáo ở Đài Loạn về việc uống nước ép rau ngót (150g) trong thời gian dài từ 2 tuần đến 7 tháng đã gây ra tác dụng phụ là mất ngủ, khó thở và kém ăn. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ biến mất sau 1 ngày dừng sử dụng rau ngót.

2. Gây sảy thai

Như trình bày bên trên, do chứa hàm lượng papaverin cao có tác dụng làm co thắt cơ trơn tử cung, nên việc sử dụng rau ngót rất dễ gây sảy thai.

Do đó những phụ nữ có tiền sử đẻ non, sảy thai liên tiếp, thu tinh trong ống nghiệm phải tránh việc sử dụng nước rau ngót sống.

Những phụ nữ đang mang thai thỉnh thoảng có thể sử dụng rau ngót nhưng không được thường xuyên. Và cần chọn rau nào sạch, chế biến chín mưới nên ăn để đảm bảo an toàn.

3. Gây cản trở quá trình hấp thụ photpho và canxi

Quá trình trao đổi chất của rau bồ ngót hình thành nên glucocorticoid có khả năng cản trở quá trình hấp thụ photpho và canxi có trong rau ngót và của các thực phẩm ăn kèm với rau ngót.

Tất tần tật về rau ngót đã được Backhoa.net chia sẻ trong bài viết trên. Hy vọng các bạn đã có thêm thông tin về loại rau dân giã này. Chúc các bạn thành công

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây