Tìm hiểu 27 tác dụng của Rau Mùi, thứ rau ăn truyền thống

0
3337

Rau mùi có nhiều tác dụng tốt như bổ tì vị, cường dương, long đờm, trị cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, phòng bệnh đậu mùa, giảm cholesterol trong máu, chữa rong kinh, viêm kết mạc, mụn bọc, mụn trứng cá,… Đây là loại rau ăn phổ biến ở Việt Nam nhưng rất ít người biết về công dụng của nó, một phần vì không được dùng trong điều chế thuốc. Trong bài viết này, backhoa.net sẽ chỉ bạn những tác dụng của cây rau mùi được sử dụng trong những trường hợp gấp rút rất cần thiết.

Rau mùi là gì

Còn được gọi với các tên khác như hương tuy, hồ tuy, ngổ thơm, ngò, nguyên tuy, coriandre, koriander (Đức) hay coriander (Anh). Với tên khoa học là Coriandrum sativum L. và thuộc họ nhà Hoa tán Apiaceae (Umbelliferae).

Tìm hiểu 27 tác dụng của Rau Mùi, thứ rau ăn truyền thống

Trước nay nhân dân ta đang nhầm lẫn quả mùi với hạt, thực chất nó là quả chín sấy khô hay phơi khô của cây mùi. Mùi còn được gọi là hồ tuy, hồ nghĩa là nước Hồ (đây là tên nước mà Trung Quốc cổ gọi các nước ở Ấn Độ, Trung Á), tuy là lá và ngọn tản mát. Giống cây hồ tuy bắt nguồn từ nước Hồ có lá thưa thớt tản mát bởi một người Trung Quốc là Chương Khiên mang về.

Đặc điểm cây rau mùi

Rau mùi là loại cây sống hàng năm, chiều cao từ 0,35-0,5m, thân nhẵn và có phân nhánh phía trên. Cuống lá khá dài, từ 1-3 lá chét hình hơi tròn và thường xẻ thành 3 thùy, mép thùy có khía răng to và tròn, các lá phía trên cũng có lá chét và chia thành những thùy hình sợi nhỏ, nhọn. Khi vò rau mùi thì tỏ ra mùi thơm dịu nhẹ.

Hoa có màu trắng, đôi khi hơi hồng, hợp thành từng tán từ 3-5 gọng, tiểu bao gồm 2-3 lá chét dính tại một phía, không có tổng bao. Quả bế đôi, nhẵn, hơi hình cầu, dài từ 2,5-4mm, phân liệt quả (gồm 2 nửa), có hai sống chung cho cả 2 nửa, mỗi nửa có 4 sống thẳng.

Tìm hiểu 27 tác dụng của Rau Mùi, thứ rau ăn truyền thống

Phân bố, thu hái và chế biến rau mùi

Rau mùi người ta trồng phổ biến ở khắp Việt Nam nhưng chỉ để lấy làm rau ăn, cũng có một số địa phương dùng làm nước tắm cho thơm vào ngày tết. Ở một số nước tại ven Địa Trung Hải, Trung Quốc, Trung Á, Ấn Độ mùi được trồng với quy mô lớn để làm thuốc hoặc lấy quả tinh ép tinh dầu làm nước hoa. Cây mùi trồng khỏe nơi đất mát, kiềm, dể hút nước, được cày bừa kĩ, khó sống ở nơi dâm mát, đất sét vì nó ưa ánh sáng.

Quả mùi chín lâu dễ rụng nên chín tới đâu người ta thu hái tới đó. Khi hái cả cành, mang về phơi khô rồi rập lấy quả, tiếp tục phơi cho khô để cất bảo quản. Quả mùi khi tươi có mùi hơi đậm hăng, nhưng khô thì mùi thơm dễ chịu. Cả rễ, lá, quả mùi đều có thể dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học của rau mùi

Lá và thân mùi chứa khoảng trên dưới 1% tinh dầu. Quả thì chứa từ 0,3-0,8 tinh dầu (đôi khi lên tới 1%), 16-18% protein, 13-20% chất béo, 13% chất không nito, 3-8% xenluloza. Loại tinh dầu này gồm 70-90% linalola quay phải (hay coriandrola), 5% d.pinen, tecpinen, limonen, phelandren, mycxen, một ít bocneola và geraniola.

Công dụng và liều dùng rau mùi

Quả mùi là nguyên liệu điều chế thuốc được dùng trong cả đông và tây y.

Trong tây y, dùng làm thuốc dễ tiêu, trung tiện, kích thích và giúp tiêu hóa. Trong công nghiệp còn dùng làm nước hoa, hương liệu cho rượu và chè.

Quả mùi có tính ôn, vị cay, công dụng phát tán, trừ tà khí, thúc đậu sởi cho mọc, long đờm, khu phong, dùng làm thuốc tiêu cơm, mạnh dạ dày, lợi đại tiểu trường, thông khí ở bụng dưới, đậu, sởi không mọc. Kiêng với người bị kim sang, cước khí, hôi mồm, sâu răng.

Về tác dụng thúc đậu sởi mọc: Người ta tán quả mùi, hòa với rượu mà phun làm cho đậu sởi mọc ngay. Dùng làm thuốc thì giúp tiêu hóa, chữa ít sữa, trị ho. Dùng quả từ 4-10g mỗi ngày, nếu lá và thân thì từ 10-20g dưới dạng ngâm rượu hoặc thuốc sắc.

Tìm hiểu 27 tác dụng của Rau Mùi, thứ rau ăn truyền thống

Tác dụng chữa bệnh của rau mù

1. Trị đậu sởi không mọc: Lấy 80g quả mùi tán nhỏ, cho vào 100ml nước và 100ml rượu. Đậy kín nắp đun sôi tránh bị bay hơi. Lọc bỏ phần bã, phun từ đầu xuống chân trừ phần mặt. Cách này sẽ làm đậu mọc ngay.

2. Đẻ xong cạn sữa: Lấy 6g quả mùi với 100ml nước. Đun sôi độ 10 phút, sau đó chia ra uống hai lần trong ngày.

3. Chữa bệnh lòi dom: Đem đốt quả mùi hun lấy khói, hứng nơi lòi dom vào.

4. Mặt xuất hiện các nốt đen: Lấy quả mùi sắc nước mà rửa, cách này làm nốt đen mất dần.

5. Trị sưng viêm: Trong rau mùi có chứa axit linoleic và cineole là những chất có tác dụng chống viêm nhiễm tốt.

6. Tính năng lọc máu: Axit ascorbic trong mùi có khả nang lọc mọc rất tốt, vì vậy thường xuyên uống nước rau mùi giúp giảm cholesterol trong máu hiệu quả.

7. Trị hôi miệng: Citronelol là hợp chất có tính khử trùng mạnh, trong rau ngò còn có các hợp chất chống vi khuẩn khác. Vì vậy việc ăn rau này thường xuyên sẽ giúp chống chứng viêm loét miệng, từ đó giúp khở hôi miệng, mang lại hơi thở thơm tho.

8. Trị tiêu chảy: Linalol và borneol là hai chất trợ giúp tiêu hóa, có tác dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, không tiêu, viêm ruột kết, viêm gan và kiết lỵ. Ngoài ra các hợp chất như borneol, cineole, alpha pinene, limonene và beta phelandrene có khả năng kháng vi khuẩn mạnh, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy do nấm và vi khuẩn rất tốt.

9. Giảm cholesterol xấu: Trong rau ngò có chứa axit oleic, axit linoleic, axit ascorbic, axit stearic và axit palmitic có tác dụng làm giảm cholesterol xấu bám ở các thành tĩnh và động mạch, đồng thời gia tăng cholesterol tốt trong máu, từ đó bảo vệ hiệu quả hệ thống tim mạch. Hãy duy trì việc ăn hoặc uống nước ép từ rau mùi.

10. Cải thiên chuyện ấy: Nhân dân Ấn Độ và vùng Địa Trung Hải thường dùng rau ngò kết hợp với các loại thảo mộc khác để làm thuốc tăng ham muốn tình dục.

11. Củng cố trí nhớ: Apigenin là hoạt chất có cả trong rau mùi và hạt tiêu đỏ, nó có tác dụng tăng cường kết nối giữa các tế bào thần kinh, hỗ trợ biến đổi các tế bào gốc thành tế bào thần kinh trong 25 ngày, giúp các khớp thần kinh của tế bào tinh vi hơn và phát triển mạnh mẽ hơn so với các tế bào thường. Từ đó giúp cũng cố trí nhớ tốt hơn.

12. Bổ tì vị: Lá rau mùi có tác dụng chống đầy hơi, kích thích tiêu hóa, hạ sốt, tăng bài tiết nước tiểu, làm mạnh dạ dày.

13. Long đờm: Rau ngò có khả năng tống khứ đờm nhớt đọng ở đường hô hấp gây ra khó thở và rối loạn đường hô hấp.

14. Trị cảm cúm: Quả mùi có tác dụng chữa nhức đầu, hạ sốt, trị cảm lạnh, ngạt và sổ mũi. Rễ rau mùi sắc uống giúp hỗ trợ điều trị sỏi thận, vàng da, nghẽn thận, bệnh phù.

15. Chữa rong kinh: Lấy 6g quả mùi khô cho vào 600ml nước, sắc tới khi còn 300ml. Cho thêm chút đường, chia ra 3 lần uống trong ngày, uống lúc còn nóng. Liên tục từ 3-5 ngày.

16. Trị mụn bọc, mụn trứng cá: Ép lấy 1 muỗng nước rau mùi, kết hợp với bột nghệ làm mặt nạ mỗi tối trước khi đu ngủ. Cách làm này rất tốt cho người bị da khô.

17. Chữa viêm kết mạc: Lấy lá ngò tươi phơi khô trong mát, sắc lấy nước rửa mắt. Cách này làm giảm đau, giảm sưng mắt và làm mất cảm giác rát nóng.

18. Phòng bệnh đậu mùa: Ép lấy 1 muỗng nước lá rau mùi tươi, cho thêm 1-2 hạt muối uống trong ngày. Làm liên tục 1 tuần giúp phòng bệnh đậu mùa.

19. Chữa chứng rối loạn tiêu hóa: Ép lấy 1 hoặc 2 muỗng rau ngò tươi để uống giúp chữa các chứng rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, ăn không tiêu, viêm gan, viêm ruột kết, kiết lỵ, hiệu quả với người bị thương hàn.

20. Phòng bệnh đái tháo đường: Trong rau mùi chứa chất chống oxy hóa mạnh cùng khả năng hạ đường huyết và cholesterol. Theo tạp chí Journal of Food Sciense Mỹ, thì mùi được xem là thảo dược phòng chống bệnh tiểu đường hiệu quả.

21. Chữa rối loạn kinh nguyệt: Làm cân bằng và kích thích các nội tiết tố trong cơ thể nữ giới, điều hòa kinh nguyệt và làm dịu các cơn đau bụng kinh.

22. Chữa thiếu máu: Rau mùi chứa nhiều vitamin A, B1, B2, C và sắt giúp hỗ trợ điều trị chứng thiếu máu.

23. Chăm sóc mắt: Rau ngò chứa vitamin A, C, photpho và chất chống oxy hóa,.. giúp ngăn ngừa lão hóa sớm ở mắt, từ đó giúp phòng ngừa tình trạng thoái hóa điểm vàng, làm dịu căng thẳng mắt.

24. Giúp xương chắc khỏe: Trong rau mùi chứa nhiều canxi là nguyên tố cần thiết giúp xương phát triển khỏe mạnh hơn.

25. Phòng chống bệnh ung thư: Rau ngò chứa các chất chống oxy hóa gồm Vitamin C, E, beta cartotene, kaempferol, ferulic, quercetin và axit caffeic là những chất hỗ trợ phòng ngừa ưng thư tốt.

26. Chữa mất ngủ: Rau mùi chữa các dưỡng chất giúp làm dịu các dây thần kinh, từ đó mang lại giấc ngủ ngon và dễ ngủ hơn.

27. Đẩy kim loại nặng ra khỏi cơ thể: Kết hợp nước ép rau ngò với bột Chlorella uống mỗi ngày giúp loại bỏ kim loại nặng, khử độc nhôm, thủy ngân và các chất độc khác.

Những trường hợp không nên ăn rau mùi

Người bị bệnh dạ dày: Theo nghiên cứu mới nhất nếu sử dụng quá 200ml nước ép rau mùi mỗi tuần sẽ gây ra hiện tượng hành khí trong bụng, đau bụng, đau dạ dày, nôn mửa, gây ra di chuyển không vững. Vì vậy cần tránh dùng với những người bị bệnh dạ dày.

Người bị gan: Việc ăn rau ngò quá nhiều sẽ làm tăng bài tiết mạt, từ đó gián tiếp gây tổn hại đến gan. Vì vậy những người bị bệnh gan cần hạn chế.

Người dễ bị dị ứng: Tinh dầu trong quả, lá và thân mùi có tính gây kích ứng da, vì vậy những người có cơ địa dễ bị dị ứng nên tránh tiếp xúc.

Phụ nữ đang mang bầu :Như đã nói ở trên rau mùi tốt cho phụ nữ sau khi đẻ vì lợi sữa, bên cạnh đó còn có tác dụng tăng hưng phấn tình dục, vì vậy các chị em đang mang thai cần tránh, không nên ăn nhiều.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây