Sáp ong là một loại thực phẩm dinh dưỡng tinh khiết nhất vì hoàn toàn chiết xuất từ thiên nhiên. Chúng ta thường nhắc đến mật ong mà quên rằng sáp ong cũng là một vị thuốc vừa chữa bệnh, tốt cho sức khỏe vừa dùng làm đẹp. Sau đây, Backhoa.netsẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn những công dụng này.
Sáp ong là gi?
Sáp ong còn được gọi là phong lạp. Nó có thể hiểu đơn giản là tổ nuôi ong, được nằm trong 1 lớp màng bao quanh tổ. Sáp ong được hình thành do những con ong mật đi thu lượm nhựa cây, gô cây ở nhiều nơi mang về. Chúng tiết ra một chất đặc biệt có dạng dẻo quánh rồi hàn kín tổ để sinh sống. Để sản xuất sáp ong, ong mật phải tiêu tốn hết 3kg mật và phấn hoa.
Đặc điểm của sáp ong
Là một chất lỏng không màu được tiết ra bởi ong thợ cái khi chúng xây vách trong tổ ong. Sáp có dạng hình vảy được tiết ra từ tuyến sản sinh sáp ở bụng của con ong.
Ban đầu sáp ong trong suốt và không màu, sau khi nhai và pha trộn với phấn hoa của con ong thợ xây tổ, sáp dần trở nên mờ đục. Và sáp dần ngả màu vàng hoặc nâu do sát nhập dầu phấn hoa và keo ong. Vảy sáp có kích thước khoảng 3mm à dày 0,1mm, cần khoảng 1100 vảy để tạo ra 1 gam sáp.
Phân bố và thu hoạch sáp ong
Sáp ong chủ yếu là từ ong rừng, ong rừng phổ biến ở những cánh rừng nhiệt đới Việt Nam. Từ Bắc vô Nam ở đâu có rừng là ở đó có sáp ong và được gọi là sáp ong rừng. Ngày nay ong cũng được các hộ gia đình nuôi khá nhiều nên được gọi là sáp ong nuôi.
Cách làm sáp ong: Sáp thô sau khi lấy mật để lâu ngày sẽ bị sâu phá hoại , vì vậy sáp phải được nấu lên. Dùng 1 cái nối lớn, cho nước vào, nấu sôi rồi lần lượt cho sáp thô vào nấu, khi nước sôi một lúc sáp tinh chất đã tan vào trong nước, chỉ còn lại bã (xác) không tan được nữa. Dùng cái vợt vớt hết bã sáp, vợt đi vợt lại cho hết xác vụn nổi trên mặt nước. Để sang ngày hôm sau cho sáp nguội đóng thành bánh , dùng dao cạo lớp phấn hoa đóng bên dưới bánh sáp. Làm như vậy vài 3 lần, cho đến khi có bánh sáp sạch phấn hoa, để được nhiều năm không hư.
Thành phần hóa học sáp ong
Thành phần hóa học của sáp ong gồm: các axit béo và este, chứa các chất caffeine acid phenethyl ester (CAPE) và bioflavonoids. Flavonoids có đến 20-30 loại khác nhau, quan trọng nhất là galangin, pinocembrin và chrysin. Sáp ong còn có các axit amin, vitamin B1, B2, pro-vitamin A, E và D, cenlulose, monosaccharide, axit folic và các khoáng chất như canxi, sắt, đồng, kẽm,..
Trong đông y, sáp ong có vị ngọt, hơi ấm, không độc, có atcs dụng bồi bổ, tăng sức khỏe và kích thích tiêu hóa.
Tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ sáp ong
Tác dụng của sáp ong
Sắp ong là loại thảo dược có lợi cho sức khỏe. Theo y học nó thể làm giảm Cholesterol trong máu và giảm đau. Sáp ong còn được sử để chống viêm, chống loét.
Sáp ong còn được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành dược phẩm. Bởi nó có khả năng kháng nấm và kháng sinh tự nhiên không gây hại cho cơ thể con người. Ngoài ra nó còn có khả năng điều hòa hệ miễn dịch.
Đối với chị em phụ nữ sáp ong được sử dụng như một loại mỹ phẩm tự nhiên. Loại sáp này có khả năng làm mềm da dùng làm dưỡng ẩm về mùa đông. Nó còn bảo vệ làn da trước những tác hại của môi trường. Trước đặc tính là trống thấm nước cùng với các dướng chất tốt cho da. Sáp ong còn là nguyên liệu của nhiều loại kem chống nắng chất lượng.
Các bài thuốc chữa bệnh từ sáp ong
1. Chữa ung nhọt
Làm viên phèn phi nấu với sáp ong để uống.
2. Chữa viêm họng, bí tiểu tiện
Lấy 4g sáp ong đốt thành than, tán nhỏ rồi cho trẻ uống với sữa hoặc nước cơm trong ngày.
3. Chữa băng huyết
Lấy 20g sáp ong tán nhỏ uống cùng với rượu ấm.
4. Da bị khô, nóng và ngứa ngáy
Lấy sáp ong nướng lên và xác ve sầu bỏ miệng và chân đem sao, mỗi vị một lượng như nhau, tán riêng thành bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 4g với rượu, mỗi ngày 3 lần.
5. Chữa viêm tai
Lấy 10g sáp ong, 20g rễ câu đằng sao vàng, 2 quả bồ kết sao giòn, đốt và xông qua đường tai.
6. Chữa chín mé
Lấy một lượng bằng nhau sáp ong và nhựa thông nấu lên cho tan rồi bôi vào chỗ đau.
7. Điều trị viêm đại tràng, dạ dày
Lấy 15g sáp ong, 20g bạch truật, 15g hoài sơn, cho đun cùng 1 lít nước, chia ra uống trong ngày.
8. Chăm sóc da
Hỗn hợp sáp ong và hoa hồng giúp da mịn màng và tươi trẻ. Lấy 20g ánh hoa hồng nghiền nát cùng 20g sáp ong, cho thêm 100ml nước vào đun cùng, đun lửa nhỏ cho hỗn hợp nhuyễn, để nguội lọc lấy nước bỏ bã và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần dùng thoa lên mặt trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
9. Chữa viêm mũi dị ứng
Lấy 0,5kg sáp ong ngâm với 2 lít rượu trắng trong bình thủy tinh kín, để trong 3 tháng lá dùng được. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, ngày 2 lần.
10. Dùng trong mỹ phẩm
Là 1 trong những thành phần của kem dường dành cho da khô, son nẻ và 1 số laoij kem chống nắng,….
11. Sáp ong dùng để ngâm rượu
Sáp ong ngâm với rượu vừa tạo độ thơm ngọt cho rượu khi thưởng thức vừa có tác dụng kích thích tiêu hóa.
Lưu ý khi sử dụng sáp ong
- Sáp ong không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, người bệnh vừa mới phẫu thuật, bệnh nhân tiểu đường, người bị huyết áp thấp, người bị bệnh gan, thận,..
- Những người thuộc da dầu, nhờn, dễ bị kích ứng không nên dùng sáp ong để làm đẹp.
- Không bảo quản sáp ong trong các đồ đựng kim loại vì đường và axit hữu cơ trong sáp ong sẽ lên men , một phần chất này biến thành axit etylenic, ăn mòn lớp kim loại và làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong sáp ong. Khi ăn sẽ có cảm giác buồn nôn.
- Để sáp ong tránh những nơi có ánh sáng và nhiệt độ cao vì sẽ dễ bị nóng chảy.
- Không quá lạm dụng rượu sáp ong, mỗi lần không uống quá 70ml.