Lá vối tươi có độc không, những lưu ý gì khi dùng

0
3100

Cho đến nay, chưa có một nghiên cứu hay tài liệu nào nói lá vối tươi có độc, hầu chết chỉ ca ngợi tác dụng tốt của nó với sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng cần phải uống đúng liều lượng và đúng thời điểm mới mang lại hiệu quả cao

Lá vối giúp giải độc, thanh nhiệt, chữa trướng bụng, đầy hơi, hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị mỡ máu, tiểu đường, viêm gan,… rất tốt. Tuy nhiên, nhiều người con băn khoăn liệu lá vối tươi có độc không, điều này cũng dễ hiểu vì sau khi uống nước lá vối có các triệu chứng phụ khiến nhiều người lo lắng.

Lá vối tươi có độc không

  • Mỗi ngày chỉ nên dùng vài chục gam lá vối nấu nước uống, không nên dùng quá nhiều.
  • Không nên uống lúc đang đói, vì gây ra cảm giác khó chịu, cồn cào ruột gan.

Lá vối tươi có độc không

Lá vối chỉ có 2 loại chính, một loại lá nhỏ màu hơi vàng là vối nếp, loại còn lại lá to hơn bàn tay, màu xanh đậm là vối tẻ. Rất ít người dùng vối tẻ vì nước nó vị đắng chát, không có mùi thơm như vối nếp.

Các bộ phận vỏ thân, cành, lá và nụ cây vối đều được dùng làm thuốc trị bệnh. Lá vối tươi hoặc khô sắc nước đặc làm chất sát trùng, chuyên trị lở loét, ngứa ngáy, ghẻ, mụn nhọt do chứa một số chất kháng sinh.

Nếu hãm nước uống thì nên dùng lá vối khô tốt hơn, vì nước lá vối tươi có mùi ngái, nhiều chất diệp lục, tính kháng khuẩn mạnh có thể dẫn tới tình trạng hao huyết, tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Để có lá vối khô, người ta thường tiến hành ủ từ lá tươi khá kì công.

Bàn về tác dụng, các nhà khoa học tại Đại học phụ nữ và Viện dinh dưỡng quốc gia Nhật Bản khẳng định: Lá vối có công dụng hạn chế tăng đường huyết trong ăn, giúp ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng tiểu đường khi điều trị, hỗ trợ giảm lipit máu.

Do trong lá vối có tanin hàm lượng cao, một polyphenol tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô và alpha-glucosidase là hoạt chất có khả năng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị đái tháo đường.

Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy nụ vối có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do và chống oxy hóa. Nhờ khả năng chống oxy hóa mà giúp ngăn chặn tổn thưởng tế bào beta tuyến tụy, đục thủy tinh thể, hỗ trợ phục hồi men chống oxy hóa trong cơ thể.

Lá vối tươi tuy không có độc, nhưng nếu uống quá nhiều có thể gây hại cho sức khỏe con người. Trên báo Gia đình & Xã hội, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam) có chia sẻ: Theo y học cổ tuyền, vối có tính mát, vị đắng chát, công dụng giải biểu, thanh nhiệt, tiêu đờm, hạ khí, sát trùng.

Khi uống nước lá vối lúc đói thường khiến mọi người thấy cồn cào ruột gan là do khả năng chống đầy bụng, thúc đẩy tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng… Tác dụng của lá vối gây cảm giác thèm ăn, làm tăng nhu động ruột, cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng, sa sầm mặt mày. Bởi vậy, khi uống nước vối người dùng cần căn cứ vào sức khỏe, thể trạng bản thân.

Lương y Bùi Đắc Sáng bổ sung thêm: Bất cứ loại thảo dược hay thuốc bổ nào nếu lạm dụng đều có thể dẫn tới những hệ quả nhất định. Uống quá nhiều nước lá vối đôi khi còn gây ra rối loạn tiêu hóa.

Nước lá vối có độc không

Sử dụng lá vối tươi thế nào là đúng

Theo Gs.Ts Nguyên Lân Dúng (tại Hội các ngành sinh học Việt Nam) cho biết: Lá vối rất tốt cho những người mắc bệnh gút. Nhưng nếu dùng quá nhiều thì không tốt cho hệ bài tiết, uống ngay sau ăn có thể gây cản trở hấp thu dinh dưỡng. Nên pha loãng ra uống, mỗi ngày không quá 1 ấm hoặc 1 ly.

Không nên dùng lá vối tươi, vì như trên đã trình bày chúng có mùi ngái khó uống, còn chất diệp lục và không tốt cho vi khuẩn có lợi. Người ta thường ủ lá vối tươi trước khi dùng bằng cách ngâm trong nước 3 ngày hoặc ủ trong vại sành với rơm hoặc lá chuối khô.

Nước lá vối sau khi nấu nên cho vào tích rồi cất vào giỏ giữ nhiệt, uống lúc nóng hoặc ấm, không nên uống lúc lạnh, uống trong ngày, không nên để qua đêm. Như vậy sẽ giúp hạn chết tác dụng phụ và đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây