Chia sẻ 8 tác dụng chữa bệnh của Cây Bạch Hoa Xà

0
3094

Bạch hoa xà có tên khoa học là Plumbago zeylanica L, còn được gọi là cây bạch tuyết hoa, cây đuôi công, pít phì khao, xitraca (theo tiếng Ấn Độ). Loài cây này thuộc họ Đuôi công.

Bạch xà hoa là loại cây quý, có nhiều công dụng tốt trong điều trị các bệnh ngoài da, xương khớp, phong thấp, đau/sưng do các chấn thương ở khớp, đau da dày, táo bón… Nhờ những công dụng tuyệt vời đó, bạch hoa xà được sử dụng với nhiều bài thuốc quý trong y học cổ truyền. Bài viết này sẽ cho chúng ta đầy đủ thông tin mô tả và những tác dụng của cây bạch xà hoa.

Cây bạch hoa xà là gì

Chia sẻ 8 tác dụng chữa bệnh của Cây Bạch Hoa Xà ít người biết

Đặc điểm của cây bạch hoa xà

Bạch hoa xà là loài cây cỏ có tuổi thọ cao, thân có đốt và nhẵn, độ cao từ 30 đén 60cm. Lá cây nhọn, không có lông, mặt dưới có phấn trắng nhạt, mọc so le nhau. Hoa màu trắng, mọc thành chùm ở kẽ lá hay đầu cành, đài hoa có nhớt và lông. Hoa mọc gần như quanh năm, chủ yếu là vào mùa hè tầm tháng 5-6 khi có thời tiết nóng ẩm.

Phân bố, thu hái và chế biến bạch hoa xà

Bạch hoa xà thường mọc hoang ở sườn núi, sườn đồi trên khắp các vùng ở nước ta. Loài thực vật này còn mọc phổ biển ở nhiều quốc gia châu Phi, Ấn Độ, Malaixia, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia.

Rễ bạch hoa xà là bộ phận được sử dụng nhiều nhất, thường là dùng ở dạng rễ tươi, vì khi khô tác dụng sẽ giảm đi đáng kể. Rễ cây có đường kính khoảng 2 – 5cm, để khô thì có màu đỏ nhạt, có rãnh dọc, mép sẫm, phẫn bên trong màu nâu có vị hắc và buồn nôn. Chúng có tính chất ăn da và làm phồng da.

Lá tươi của cây cũng được sử dụng để làm thuốc. Bạch hoa xà có vị đắng, chát, tính hơi ôn và không độc nên được khai thác sử dụng mọi bộ phận để làm thuốc.

Thành phần hóa học của bạch hoa xà

Trong rễ cây bạch hoa xà có chất plumbagin hay plumbagon hoặc ophloxylin. Hoạt chất này có công thức là mytyl-2-juglon hay metyl-2-hydroxy-5-naphtoquinon-1-4. Chất này hắc và gây xung huyết da. Người ta làm thí nghiệm tiêm dung dịch plumbagin này vào bụng chuột bạch có chửa và kết quả là gây chết thai, rối loạn buồng trứng.

Người Ấn Độ dùng hoạt chất plumbagon được chiết từ rễ cây bạch hoa xà để chữa trị các khối u ung thư thực nghiệm trên loài chuột, hiệu quả giảm đến 70% sau một thời gian thử nghiệm.

Công dụng dược lý của bạch hoa xà

Bạch hoa xà trên thực nghiệm có các tác dụng chống viêm và ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn đại tràng, thương hàn, trực khuẩn than…; kháng nấm penicillium notatum, Penicillium canadense.

Tác dụng chống đông máu, chống bệnh bạch cầu lympho, các khối u. Vị thuốc này có độc tính cao nên thường chỉ sử dụng bên ngoài.

Một số nước ở châu Phi sử dụng rễ cây bạch hoa xà trộn với chất nhầy của cây dâm bụt đắp lên vết hủi. Người Ấn Độ, Nhật Bản thì dùng rễ để làm thuốc sẩy thai, thai sẽ tự ra ngoài do bị kích thích khi phụ nữ uống bột rễ cây này. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp gây ra viêm tư cung thậm chí là chết người.

Chia sẻ 8 tác dụng chữa bệnh của Cây Bạch Hoa Xà ít người biết

Tác dụng chữa bệnh của cây bạch hoa xà

1. Chữa bệnh táo bón: Dùng lá bạch hoa xà nấu canh hoặc xào với giấm/chanh. Ăn bát canh đó sau khoảng 1 tiếng là đi ngoài được mà không gây mệt mỏi. Nếu muốn ngưng việc đi ngoài lại thì dùng lá vò với nước lạnh uống nửa chén.

2. Trị các bệnh ngoài da: Các vết rắn cắn, loét, mụn nhọt.. đều có thể dùng bạch hoa xà điều trị. Sử dụng một nắm lá bạch hoa xà đắp vào vết thương (tuyệt đối không uống). Giảm dần lượng đắp khi vết thương đã giảm bớt. Người bị ghẻ thì có thể dùng rễ đem sắc với nước rồi lấy nước đó bôi vào chỗ bị ghẻ sẽ nhanh khỏi.

3. Chữa đau nhức xương khớp, bong gân: Dùng 16g cam thảo đất với 20g rễ bạch hoa xà, sắc uống mỗi ngày, uống trong vòng 1 tháng sẽ giảm đau nhức xương khớp rõ rệt. Đôi với bong gân thì dùng rễ cây ngâm với rượu để xoa bóp vùng bị bong gân đó.

4. Điều trị tăng huyết áp: Lấy 12g hoa đại, 16g bạch hoa xà (nguyên cây), 20g lá dâu, 12g ích mẫu, 12g cỏ xước và 16g quyết minh sắc uống ngày 1 thang. Thực hiện trong vòng 2 tháng sẽ giúp huyết áp giữ ở mức ổn định bình thường.

5. Trị mụn nhọt, giảm các khối u: Sắc 1,5l nước với 20g bán biên liên khô, 40g bạch hoa xà, 50g xạ đen, uống thay nước trong ngày.

6. Chữa đau dạ dày, đau gan: Nhân trần 12g, rễ bạch hoa xà 12g, cam thảo đất 16g sắc uống ngày 1 thang, uống liên tục 4-6 tuần.

7. Chữa phong thấp: Lấy 12g dây đau xương, 12g rễ bạch hoa xà, 16g thổ phục linh sắc uống ngày 1 thang.

8. Phụ nữ bị trễ kinh, kinh nguyệt không đều: dùng 16g cam thảo đất, 40g lá móng tay, 20g củ nghệ đen, 16g bạch hoa xà sắc uống ngày 1 thang. Nếu thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại thì dừng uống ngay. Tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai vì có thể làm sẩy thai.

Cần phân biệt bạch hoa xà và bạch hoa xà thiệt thảo

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bạch hoa xà và bạch hoa xà thiệt thảo. Chúng là những vị thuốc quý được dùng trong y học cổ truyền nhưng cách sử dụng cũng như tác dụng khác nhau, do đó phải phân biệt kĩ trước khi sử dụng.

Chia sẻ 8 tác dụng chữa bệnh của Cây Bạch Hoa Xà ít người biết

Đặc điểm cây bạch hoa xà thiệt thảo: Loài cây này thuộc họ Cà phê, cao 20-25cm, thân màu nâu nhạt, thân vuông. Hoa màu trắng, có 4 cánh, mọc đơn hoặc đôi một ở kẽ lá. Bạch hoa xà thiệt thảo mọc ở nhiều nơi khắp nước ta, thu hái toàn bộ cây, rửa sạch phơi khô.

Tác dụng dược lý: Trong cây chủ yếu chứa iridoid: asperulosid, scandosid, feruscandosid…, các axít: asperulosidic, oleanolic, p. coumaric… Stigmasterol, beta – sistosterol… Bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng ức chế hiện tương gây đột biến do aflatoxin B1 tạo ra, có tác dụng chống viêm. Loài cây này có vị ngọt đắng, tính hàn, có khả năng thanh nhiệt giải độc tốt, thường được dùng phối hợp với cây bán chi liên để điều trị bệnh ung thư.

Một số bài thuốc từ bạch hoa xà thiệt thảo

Trị bệnh vàng da: Lấy 15g cam thảo, 30g bạch xà hoa thiệt thảo, 25g hạ khô thảo sắc lấy nước uống trong ngày giúp bệnh vàng da thuyên giảm nhanh chóng.

Chữa các bệnh về thận cấp tính, nước tiểu có Albumin: 30g bạch mao căn, 6g tô diệp, 9g chi tử, 15g bạch hoa xà thiệt thảo sắc uống

Trị sỏi mật: Dùng 30g mỗi loại kim tiền thảo, bạch hoa xà thiệt thảo, nhân trần và 16g xa tiền tử săc uống ngày 1 thang.

Trẻ em bị sốt cao, co giật: Lấy 30g bạch hoa xà thiệt thảo tươi, rửa sạch giã lấy nước cốt, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa canh sẽ hạ sốt tưc thì.

Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi tổng hợp được về cây bạch hoa xà, xin mời quý bạn đọc cùng tham khảo. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, vì vậy khi áp dụng theo quý bạn cần tìm hiểu thật kĩ và lưu ý hỏi ý kiến bác sĩ. Xin chân thành cảm ơn!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây