Xương rồng ông còn được gọi với các tên khác như hóa ương lặc, bá vương tiêm, với tên khoa học là Euphorbia antiquorum L. và thuộc họ nhà Thầu dầu Euphorbiaceae.
Xương rồng là một trong số ít cây được dùng để chữa các bệnh thường gặp nhưng phổ biến như đau lưng, mệt mỏi, bệnh tiểu đường, dạ dày, chữa đau răng, sốt, mụn nhọt,… thế nhưng rất ít người biết bởi chúng ta chỉ quen với việc xương rồng làm cảnh hoặc phải sống ở sa mạc nơi khí hậu khắc nghiệt. Trong bài viết này,Backhoa.net sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về những tác dụng hay đó.
Cây xương rồng là gì
Là loại cây cỡ trung bình, chiều cao nhất có thể đạt tới 6-8m, có nhiều cành, chứa nước, mỗi cành hình 3 cạnh lồi, hầu hết lá kèm biến thành gai. Lá nhỏ nhưng rất ít, cuống cực ngắn, mọng nước, có hình trứng ngược, mọc tại cạnh mép của cành, gân lá không nhìn rõ.
Hoa có cuống ngắn, mọc thành từng tán tại điểm hõm của mép cành. Mỗi cụm hoa bao gồm 3 tổng bao, đường kính 1cm, hình cầu dẹt, màu vàng, những hoa ở giữa không có cuống, những hoa ở cạnh có cuống ngắn, đầu xẻ 2, vòi nhụy tách rời. Hoa nở vào mùa xuân. Quả có đường kính khoảng 1cm.
Về phân bố, thu hái và chế biến xương rồng
Loài này có rất nhiều chủng loại khác nhau, do đó chúng sẽ mang đặc điểm và phân bố khác nhau. Trong bài viết này ta chỉ nhắc đến loại xương rồng ông và xương rồng bà có gai phổ biến ở Việt Nam.
Loại này có cả mọc hoang và được trồng ở hầu hết các vùng miền nước ta, chủ yếu làm hàng rào hoặc làm cảnh. Cũng xuất hiện ở một số nước trên thế giới như Ai Cập, Ấn Độ, Indonexia, Nam Trung Quốc,… Xương rồng được thu hái quanh năm, người ta dùng nhựa từ cây và cành bóc vỏ, nước nóng.
Thành phần hóa học của xương rồng
Thân xương rồng chứa epi-friedelinol, friedelan 3αol C30H52O, α taraxerol, β taraxerol, friedelan 3βol C30H52O.
Nhựa xương rồng chứa α euphorbol C31H52O, xycloartenol C30H50O, β amyrin C30H50O và euphol γ-euphorbol.
Toàn bộ cây chứa axit fumaric, axit tactric và axit xitric.
Công dụng và liều dùng xương rồng
Nhựa xương rồng chứa chất độc, vì thế tuyệt đối không để chây vào mắt. Trong dân gian, người ta sử dụng nhựa xương rồng làm thuốc tẩy, tháo nước, chữa đau bụng, nhưng do tác dụng quá mạnh nên phải pha chế cùng nhiều vị thuốc khác.
Dùng ngoài làm thuốc sát trùng, chữa đau răng, diệt sâu bọ,… Cây chứa chất độc, nên khi dùng phải hết sức cẩn thận, không tùy ý dùng nếu chưa có kinh nghiệm.
Tác dụng của cây xương rồng ông (loại 3 cạnh):
1. Chữa đau nhức răng, sâu răng
Lấy cành xương rồng cảo bỏ hết gai, mang nướng cho nóng mềm, bỏ xơ, cho thêm tí muối. Lấy một miếng thuốc trên đặt vào chỗ răng bị đau, ngậm chật, nếu ra nước dãi thì nhổ đi. Mỗi ngày ngậm 3-4 lần. Không được nuốt nước vì có thể gây đi ỉa, sau khi ngậm súc sạch miệng.
2. Làm thuốc chữa báng
Lấy nửa bánh men rượu, 3 phần bồ hóng bếp và vừa đủ nhựa xương rồng. Dùng vải lọc bồ hóng lấy phần mịn, cho vào giã cùng men rượu, tiếp theo cho nhựa xương rồng vào sao cho thành hỗn hợp nhão. Viên thành 20 viên cỡ bằng hạt ngô hoặc hơn.
Mỗi ngày lấy ra 3 viên cho vào miếng chuối để nuốt uống, sau 3 ngày nếu thấy đi ngoài ra màu trắng như nước vo gạo là khỏi. Tiếp tục uống thêm 2-3 ngày nữa, mỗi ngày uống 2 viên. Chú ý kiêng hành sống và thịt mỡ.
3. Trị mụn to không rõ nguyên nhân, viêm da mủ
Bổ dọc một cành xương rồng, mang hơ nóng, lúc đang nóng đắp mặt cắt lên chỗ sưng đau, sang độc nó sẽ tự tiêu.
4. Chữa bệnh đau lưng và gai cột sống
Dùng xương rồng bẹ rửa sạch, ngâm bằng nước muối chừng vài phút để loại bỏ các tạp chất. Sau đó đem nướng đều 2 mặt khoảng 5 phút, dùng khăn sạch cuốn lại rồi đắp lên chỗ bị sưng đau. Đợi từ 5 đến 10 phút thì thay bẹ mới, cách này giúp tuần hoàn máu và hút máu bầm.
5. Hạ đường huyết
Mỗi ngày lấy 500g lá xương rồng nấu sôi, chia ra uống 3 lần trong ngày. Uống cho đến khi thấy đường huyết ổn định.
6. Điều trị bệnh về dạ dày, bệnh tiểu đường, mệt mỏi
Trên thế giới, người ta sử dụng xương rồng Lê Gai (còn gọi là Tiên Nhân Chưởng), là một loại xương rồng họ Opunitia làm thuốc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh về dạ dày, mệt mỏi,… Tại Nhật Bản người ta còn chiết chất sinh học để pha chế nước uống giúp xua tan mệt mỏi và cải thiện chức năng dạ dày.
7. Trị sốt
Dùng nước ép quả xương rồng, cho thêm chút mật ong vào, chia ra thành nhiều phần nhỏ giúp nhanh khạc ra đờm. Nhờ tính mát, giải nhiệt mà nó còn có tác dụng chữa sốt.
8. Chữa đoàn ngã sưng đau
Lấy 30g cành, cắt khúc lát nhỏ, sao cháy đen, cho vào cùng rượu và nước 2 phần bằng nhau sắc uống.
9. Chữa viêm dạ dày, ruột cấp tính
Lấy từ 30-60g cành tươi, gọt bỏ gai và vỏ, cắt lát nhỏ, rửa sạch mủ, đợi ráo nước, trộn với một vốc gạo rồi rang lên cho cháy sém vàng, thêm vào 2 chén nước sắc thuốc uống.
10. Chữa xơ gan cổ trướng
Lấy nhựa mủ hoa với bột gạo, viên cỡ hạt đậu xanh, mỗi ngày uống 2 viên. Chú ý người đang có thai không nên dùng.
11. Thuốc tẩy xổ
Lấy 0,5ml nhựa mủ bôi tẩm lên thịt cá trê rồi nướng ăn. Cách này tẩy xổ rất mạnh, nhưng cần kiêng kỵ với người có thai, người già yếu.
Tác dụng của xương rồng bà có gai
12. Chữa bỏng
Dùng lá gọt bỏ gai, giã nát, đắp lên vết bỏng. Cách này của thể giúp kháng khuẩn, chống nhiễm trùng và nhanh lên da non.
13. Trị mụn đầu đinh
Dùng xương rồng bà gọt bỏ phần gai, cho thêm lá ớt (hoặc lá mồng tơi) giã nát, đắp lên chỗ bị mụn nhọt. Cách này giúp tiêu sưng, nhanh tảo mủ và làm mủ nhanh chín.
14. Chữa đau nhức, rạn xương
Các vị gồm xương rồng bà, cúc tần, dây tơ hồng và ngải cứu tất cả sao lên, chườm hoặc đắp vào chỗ đau nhức sẽ giúp đẩy bay cơn đau.
15. Trị ho
Mỗi ngày lấy 60g xương rồng sắc uống, khoảng 2 đến 3 ngày là giúp long đờm, đánh tan cơn ho.
16. Lác da tay
Mỗi ngày 3 lần lấy xương rồng bà, gọt bỏ gai, rửa sạch sẽ, giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt thoa vào chỗ bị lác da tay, làm 7 ngày thì khỏi.
17. Chữa viêm tuyến vú cấp tính
Lấy xương rồng bà tươi, gọt bỏ gai, rửa sạch giã nhuyễn, đắp lên vùng vú bị sưng đau. Bề mặt đắp lót gạc sạch trước, mỗi ngày thay vài lần, làm cho đến khi hết sưng đau.
18. Chữa lở loét dạ dày, tá tràng
Xương rồng bà có gai cắt lát, mang phơi khô tán bột. Ngày 3 lần, mỗi lần lấy 2g uống cùng nước ấm. Trường hợp người bệnh mà dịch dạ dày không nhiều, cứ 250g bột xương rồng kết hợp với 30g bột màng mề gà, nếu dịch chua nhiều thì 2 vị trên kết hợp thêm 45g bột mai mực. Trộn đều hỗn hợp, uống tương tự như trên, dùng một liệu trình 3 tuần, sau đó nghỉ 3 tuần, liên tục 3 liệu trình.
19. Chữa viêm da do lạnh
Lấy xương rồng bà có gai làm sạch giã cho nhuyễn như hồ, đắp vào vùng da viêm, băng vải lại. Cứ 2 ngày thay đắp lượt mời. Thường người bị viêm da do lạnh độ 1 và 2 chỉ 2 lần băng là khỏi, người bị độ 3 phải tới 7 ngày. Lưu ý người có da lở loét không được dùng.
20. Trị dịch viêm tuyến mang tai (hay còn gọi bệnh quai bị)
Lấy xương rồng bà có gai làm sạch giã cho nhuyễn như hồ (lưu ý không dùng đồ kim loại để giã), trộn đều với 50ml cồn 90 độ, thoa vào vùng quai bị, mỗi ngày làm 3 lần, khoảng 5 ngày là khỏi bệnh.
Bênh cạnh những tác dụng hay trong y học, xương rồng còn là nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon rất phổ biến ở các nước Châu Mỹ như món gỏi, salad, xào ớt,…
Cây xương rồng trong phong thủy
Trong phong thủy, xương rồng có ý nghĩa rất quan trọng nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng hợp lý. Do có nhiều gai nên có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, ảnh hưởng tới sức khỏe, trong phong thủy người ta coi đó là bao bọc bởi sát khí, là loại cây có thể hung cao.
Nếu trồng xương rồng ngoài ngõ, trước nhà thì có ý nghĩa như người gác cổng, ngăn không cho các hung khí tấn công gia chủ. Còn nếu trồng trong nhà có thể gây bệnh tận, tài sản tiêu tán, tình cảm chia li. Nếu tròng ở văn phòng công ty khiến làm ăn sa sút, không phát triển.
Trên đây là toàn bộ 16 tác dụng và những lưu ý về cây xương rồng, backhoa.net hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc. Xin cảm ơn và chúc một ngày trần đầy năng lượng.