Rau má là loại rau quen thuộc thường sử dụng như thực phẩm ăn uống hằng ngày, đặc biệt đây được xem là loại thuốc quý trong y học với nhiều tác dụng tốt như thanh nhiệt, giải độc, trị rôm sẩy, ngứa, trị táo bón, chữa mụn nhọt, hồi phục vết thương, giảm stress… Tuy nhiên sử dụng rau má như thế nào cho đúng cách và những trường hợp không được sử dụng loại thảo mộc này không phải ai cũng biết. Bài viết sau đây sẽ đưa ra những thông tin cần thiết về rau má cũng như cách sử dụng loại cây này.
Cây rau má là gì
Rau má còn được gọi là tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo, là loài cây một năm thân thảo, thuộc phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae), nguồn gốc từ Australia, các đảo Thái Bình Dương, Melanesia, New Guinea, Malesia và châu Á. Rau má được sử dụng như một loại rau dùng trong thực phẩm ăn uống hằng ngày.
Đặc điểm cây rau má
Rau má có thân gầy và nhẵn, màu xanh lục hoặc lục có ánh đỏ, dạng thân bò lan, ở rễ có các mấu. Các lá hình thận, cuống dài màu xanh, đỉnh lá tròn, gân lá dạng hình chân vịt trơn nhẵn. Lá mọc ra từ cuống, độ dài từ 5-20cm. Rễ có các thân rễ, mọc thẳng đứng.
Hoa rau má màu phớt đỏ hoặc trắng, mọc thành tán nhỏ và tròn gần mặt đất. Mỗi hoa được bao phủ một phần bởi 2 lá màu xanh. Hoa có 2 vòi nhụy và 5 nhị, với 5-6 thùy tràng hoa và là hoa lưỡng tính. Quả hình mắt lưới dày đặc, thường chín sau 3 tháng và tất cả các bộ phận của cây được thu hoạch thủ công.
Phân bố, thu hoạch rau má
Chi Centella L. có khoảng 40 loài, chủ yếu phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á. Ở nước ta, rau má mọc ở khắp nơi những khu vực ẩm ướt loại cây này đều phát triển tốt. Mùa phát triển nhất là tháng 4-6 hằng năm.
Thành phần hóa học của rau má
Rau má có chứa các thành phần như: Triterpen, hợp chất polyacetylen, tinh dầu, flavonoid (kaempferol, quercetin), steroid (β- sitosterol, stigmasterol, campestrol).
Công dụng dược lý của rau má
Rau má có vị đắng, có tính hàn, vào được ba kinh: Can, Tỳ và Thận. Rau má có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu viêm, giải độc. Cao rau má điều trị các vết thương nhiễm trùng, điều trị bỏng.
Tác dụng của cây rau má
1. Hạ sốt
Rau má rửa sạch, vò nát, cho nước xâm xấp, đun nhỏ lửa 15 phút rồi lấy nước đó cho trẻ uống. Cứ khoảng 1 tiếng cho uống vài thìa, sau vài lần như vậy trẻ sẽ hạ sốt.
2. Tăng trí nhớ
Dùng lá rau má sấy khô, tán thành bột rồi uống chung với sữa, ngày từ 3-5g sẽ có hiệu quả phục hồi trí nhớ, tốt cho người bệnh suy giảm trí nhớ, kém tập trung, thị lực yếu.
3. Hỗ trợ cho bệnh nhân bị bệnh tim mạch
Rau má giúp giảm sưng, lưu thông máu trong cơ thể, đặc biệt là các bệnh về tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch. Người bị thừa cân béo phì, xơ vữa động mạch máu ăn rau má sẽ có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu, giảm thiểu tai biến do xơ vữa động mạch máu gây ra.
4. Làm đẹp da
Rau má mang lại những tác dụng tuyệt vời cho làn da, vì vậy các chị em rất ưa chuộng loài thực vật này. Nước rau má có tác dụng chống lão hóa, dưỡng ẩm, ngừa mụn, trị thâm sẹo trên da.
5. Chữa lành vết thương
Hoạt chất triterpenoids trong rau má có công dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường vận chuyển máu và chống oxy hóa tại vị trí có vết thương.
6. Giúp giảm căng thăng
Hoạt chất triterpenoids trong rau má đông thời giúp tăng cường chức năng tâm thần, làm giảm sự lo lắng căng thẳng. Những người bị chứng mất ngủ quấy rối cũng nên sử dụng rau má như bài thuốc an thần hieeujq ủa.
7. Trị các bệnh ngoài da như vảy nến, eczema
Dùng 30-100 g rau má tươi, đem rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày. Cách làm này còn giúp thanh lọc cơ thể, tiêu viêm trong những ngày hè nóng bức bị nhiệt miệng, viêm lợi.
8. Chữa mụn nhọt, rôm sẩy, mẩn ngứa
Lấy 50g lá gấc với 50g rau má, rửa sạch, giã nhỏ trộn đều với ít muối rồi đắp lên chỗ mụn nhọt, đắp 2 lần một ngày cho đến khi khỏi. Hoặc xay rau má tươi vắt lấy nước uống hoặc bôi vùng bị rôm sẩy mẩn ngứa.
9. Trị chứng vàng da
Lấy 50g lá ngải cứu, 50g rau má , rửa sạch đun nước uống hằng ngày sẽ giúp chứng vàng da thuyên giảm rõ rệt.
10. Chữa táo bón
Có 2 cách làm như sau:
Cách 1:
Muối 10g, rau má 150g, rau rửa sạch, để ráo giã nhỏ cùng với muối rồi chế thêm một bát nước sôi để nguội, gạn lấy nước trong uống. Khi uống nên ăn cháo, kiêng các loại dầu mỡ, thức ăn tanh, nóng, cay, đồ khó tiêu.
Cách 2:
100 mỗi loại rễ cây ngải cứu, rau má, rễ mơ lông, rễ cỏ may, đem sao vàng hạ thổ, sắc uống ngày 2 lần cho tới khi hết táo bón.
11. Chữa chảy máu cam
Dùng rau má tươi giã nhỏ, vắt lấy nước uống 2-3 lần trong khoảng 5 ngày.
12. Chữa sốt xuất huyết nhẹ ngay tại nhà
Lấy 30g cỏ nhọ nồi, 20g rau mã đề, 30g rau má, rưa sạch giã nhỏ, gạn lấy nước trong uống.
Hoặc rau má 30g, cỏ nhọ nồi 30g, lá và bông mã đề 20g (hay lá cối xay, rễ cỏ tranh). Đem các vị rửa sạch, giã nhỏ, cho nước sôi vào vắt lấy nước uống, hoặc sắc uống.
13. Chữa đau mắt đỏ
Rau má tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng mạch ở lằn chỉ cổ tay
Một số món ăn bổ dưỡng chế biến từ rau má
Thành phần dinh dưỡng trong 100 gam dịch chiết rau má có: 88.2g nước, 1.8g chất carbohydrate, 3.2g chất đạm protein, 4.5g cellulose, 0.15mg vitamin B1, 3.7mg vitamin C, 2.29mg Calcium, 3.1mg Sắt, , 2mg Phospho, 1.3mg β carotene (tiền vitamin A). Như vậy có thể thấy hàm lượng dinh dưỡng trong rau má rất đa dạng và bổ dưỡng cho cơ thể, vì vậy thay vì sử dụng truyền thống rau má tươi khó uống vì mùi của nó, các bà nội trợ có thể chế biến nhiều món ăn ngon mà vẫn đảm bảo cung cấp vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể theo nhu cầu mỗi ngày.
1. Gỏi rau má trộn tôm thịt bò
Nguyên liệu làm món này rất đơn giản, chỉ cần rau má tươi và thịt bò cùng nước trộn gỏi chua cay đã tạo ra được món gỏi rau má ngon dễ ăn. Với vị bùi của rau má và vị ngọt của thịt bò, món gỏi này thích hợp là món khai vị trong bữa ăn.
2. Canh rau má
Canh rau má được chế biến theo nhiều cách tùy sở thích của mỗi người. Có thể nấu với tôm, hến hoặc thịt lợn xay đều được. Món canh này giải nhiệt tốt, ăn nóng rất ngon, thích hợp làm món canh hằng ngày cho mùa hè.
3. Chân gà hấp rau má
Nguyên liệu là 4 chân gà, 10g rau má, hành hương, hành lá, muối tiêu hạt nêm. Chân gà rửa sạch ngâm nước muối 10 phút rồi lột bỏ lớp da. Sau đó ướp với hạt nêm 5 phút cho ngấm gia vị. Xêp chân gà, hành lá vào nồi hấp cho chân gà chín rồi thêm rau má, hành hương thái nhỏ vào, tắt bếp đậy kín nắp vung. Cả nhà sẽ được thưởng thức món chân gà với mùi thơm từ rau má và hành xông vào cánh mũi.
4. Sinh tố rau má nước dừa
Nguyên liệu là 200g rau má tươi, 1 quả dừa, 3 muỗng đường phèn, một ly nước lọc. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần xay rau má, vắt lấy nước bỏ bã, sau đó pha thêm đường và nước dừa tươi, để lạnh thì uống ngon hết sảy mà lại rất thanh mát cho mùa hè.
5. Trà rau má
Có nhiều cơ sở sản xuất nông nghiệp hiện nay đã sản xuất trà rau má bằng cách khá đơn giản từ rau má tươi, đưa vào lò sấy và sản xuất ra trà. Trà rau má rất tiện dụng để pha uống hằng ngày.
Những trường hợp không nên sử dụng rau má
1. Phụ nữ mang thai và cho con bú
Sở dĩ đây là đối tượng không nên sử dụng vì rau má có khả năng gây sảy thai ở phụ nữ mang thai.
2. Người bị chứng tiểu đường
Nếu người bị tiêu đường dùng quá nhiều rau má trong một ngày hoặc dùng thường xuyên sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gây tình trạng bệnh trầm trọng hơn
3. Những người hiếm muộn mong muốn thụ thai
Nếu bạn mong muốn có thai thì không nên sử dụng rau má vì chúng gây giảm khả năng thụ thai ở nữ giới.
4. Những người đang dùng thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần cũng không nên sử dụng rau má thường xuyên với hàm lượng lớn vì rau má có thể tương tác với các loại thuốc này làm giảm hiệu quả của thuốc trong điều trị.
Vì vậy một người trung bình mỗi ngày có thể dùng 40 g rau má tuy nhiên không duy trì dùng quá 1 tháng. Sau mỗi đợt dùng cần nghỉ ít nhất nửa tháng mới nên tiếp tục dùng đợt tiếp theo.
Hy vọng chia sẻ trên đây đã giúp các bạn có thêm thông tin về loại rau dân giã này. chúc các bạn thành công