Cây lưỡi hổ trong phong thủy và y học có gì thú vị

0
3198

Cây Lưỡi Hổ hiện nay đang được rất nhiều các cơ quan, gia đình sử dụng để làm cảnh, trang trí văn phòng, cổng, ban công. Cây lưỡi hổ không chỉ mang nhiều ý nghĩa về phong thủy mà còn có tác động tốt đến sức khỏe của con người. Hôm nay Backhoa.net sẽ giới thiệu cho các bạn về cây lưỡi hổ và ý nghĩa cũng như các tác dụng tuyệt vời của nó trong đời sống.

Giới thiệu cây lưỡi hổ

Cây Lưỡi Hổ còn có tên gọi khác là hổ thiệt, hổ vĩ, lưỡi cọp. Cây lưỡi cọp thuộc loài thực vật có hoa trong họ Măng tây. Tên khoa học : Sansevieria trifasciata. Nguồn gốc cây xuất phát từ vùng nhiệt đới ở Tây Phi, cây có khả năng chịu khô hạn và nóng rất tốt. Cây có khả năng sống rất bên bỉ, ngay cả khi cây ít có ánh sáng mặt trời.

Cây lưỡi hổ trong phong thủy và y học có gì thú vị

Đặc điểm cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là một lại cây thực vật, mọng nước, không phải loại thân bò, cây được mọc thẳng đứng từ gốc lên. Chiều cao của cây là khoảng từ 30 đến 80 cm, có thân rễ. Lá cây thì cứng, dày, mọc thành các cành chìa ra từ gốc, dạng giáo hẹp, có khoảng 5 đến 6 bụi trên cây.

Lá cây thường có màu xanh đậm, kết hợp với màu xanh bóng. Ngoài ra còn có 2 dải màu vàng kéo từ gốc đến ngọn cua cây. Hoa của cây có màu trắng lục nhạt, dài khoảng 3 đến 4 cm, có 6 cánh thuôn và mềm mại. Hoa lưỡi hổ khá mềm mại, ngược lại với sự cứng cáp của cây. Tuy nhiên rất ít khi gặp hoa của loài cây này.

Cách nhân giống lưỡi hổ ( trồng cây)

Nhân giống cây lưỡi hổ khá đơn giản. Để nhân giống bạn có thể chọn cách tách bụi lấy những đoạn thân hoặc rễ có mầm hoặc giâm bằng lá. Để giâm tốt nhất  là vào mùa xuân đến hè, chọn lá khỏe, xanh non cắt ngang gốc. Chôn 1 nửa khúc lá vào chậu cảnh, hoặc đất, đặt chậu ở nơi nóng, nhiều ánh sáng. Thỉnh thoảng tưới cây để cho cây nhanh mọc mầm, ra rễ.

Cây lưỡi hổ trong phong thủy và y học có gì thú vị

Ngoài cách giâm bạn có thể chọn một lá non khỏe và có màu đẹp để cắt ngang sát gốc. Khi cắt bạn nên cắt thành khúc dài 5cm và để tự liền sẹo. Sau đó trồng các khúc khoảng 1/2 chậu. Khi mới trồng bạn nên tưới ít nước và đạt chậu cảnh ở nơi có nhiều ánh sáng và nhiệt độ cao.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Do khả năng sống và chịu hạn rất tốt, nên cây không cần tưới nhiều, chỉ khi đất khô mới cần tưới. Đối với mùa hè thì có thể tưới 1 tuần trên lần, còn vào mùa đông có thể 1 tháng trên 1 lần, tùy vào khí hậu. Tuy nhiên cần đảm bảo cây khô và thoáng nước.

Đất để trồng cây tốt nhất là loại đất có tính kiềm, khô cằn hoặc đất pha cát. Bạn trồng cây trong nhà thì nên chọn loại đất hỗn hợp gồm có phù sa sông với xỉ than, mùn cưa, xơ dừa và một số phân hữu cơ để tạo điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của cây.

Cây lưỡi hổ trong phong thủy và y học có gì thú vị

Không nên để cây dưới ánh nắng gay gắt liên tục cả ngày, để chúng ở những nơi vừa phải râm và mát. Điều kiện cây phát triển mạnh mẽ là từ 22 đến 30 độ. Đây là loài cây không chịu được lạnh. Nên thời tiết dưới 10 độ C thì bạn cần chăm sóc kỹ càng hơn. Ngoài ra bạn cần bón phân để cây phát triển mạnh. Nên vệ sinh lau lá cây để cây có khả năng trao đổi chất.

Tác dụng của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ ngoài dùng để trang trí nhà cửa tạo không gian sống. Nó còn có những ý nghĩa về tâm linh. Cây lưỡi hổ còn có tác dụng trong việc chữa trị bệnh cho con người.

Lọc không khí

Cây Lưỡi Hổ có tính năng lọc không khi rất tốt. Nó là một trong những loài cây có khả năng lọc không khí ngay cả vào ban đêm. NASA đã nghiên cứu và công bố về tác dụng của cây lưỡi hổ. Đó là việc thanh lọc rất tốt không khí và hấp thụ 107 độc tố. Đặc biệt là khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm không khí, môi trường quanh ta.

Một trong số số chất mà cây có thể lọc được là formaldehyde và nitrogen oxide ( đây là các độc tố gây lên bệnh ung thư) khoảng 0.938 grams trên giờ. Lưỡi hổ là loại cây vô cùng đặc biệt vì chúng có khả năng tăng cường oxy vào ban đêm.

Ý nghĩa phong thủy

Cây Lưỡi Hổ ngoài tác dụng, lợi ích về góp phần cải thiện sức khỏe thì còn có một ý nghĩa phong thủy rất lớn. Việc lựa chọn cây để trang trí cho văn phòng, nơi ở vị trí đặt cũng là một điều vô cùng ý nghĩa. Một trong những vị trí đặt tốt nhất hợp phong thủy là hướng Đông và Đông Nam.

Tại Nhật Bản, Trung Quốc và các nước phương Đông cây lưỡi hổ thể hiện sự sức mạnh đỉnh của chúa sơn lâm. Ngoài ra cây còn được tượng trưng cho sự bảo vệ gia đình khỏi những thứ nguy hiểm xấu xa tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Cây lưỡi hổ mang ý nghĩa đuổi tà

đuổi ma quỷ, trừ tà, chống lại những điều đen tối, bùa chú. Nó còn thể hiện sự tiến lên, sự quyết tâm thành công, ý trí chiến đấu. Mang lại lộc tài, sự an cư thịnh vượng cho gia chủ.

Tác dụng chữa trị bệnh của cây lưỡi hổ

Chữa khàn tiếng, ho, viêm họng

Cách dùng: Dùng 6 đến 12 gam lá, rửa sạch nhai với muối, ra nước ngậm nuốt dần.

Chữa bệnh viêm tai giữa

Cách dùng: Hơ lửa cho nóng, đến khi hơi héo rồi đem đi giã lấy nước dùng nhỏ vào tai.

Chú ý về cây lưỡi hổ

Hiện tại cũng có nhiều địa phương gọi cây lô hội ( nha đam) là cây lưỡi hổ. Nên mọi người cần chú ý phân biệt 2 loại cây này.

Trên đây cũng là chia sẻ của Backhoa.net về cây Lưỡi Hổ. Mong rằng sẽ giúp được các bạn thêm kiến thức về loài cây này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây