Cắt may áo sơ mi tay ngắn, vai liền, bâu Tenant

0
385
Cắt may áo sơ mi tay ngắn, vai liền, bâu TenantĐể cắt may áo sơ mi tay ngắn, vai liền, bâu tenant bạn thực hiện theo hướng dẫn chi tiết sau đây của chúng tôi.

I. Ni mẫu

Ngang vai = 40 cm; Dài áo = 65 cm; Vòng cổ = 36 cm; Dài tay = 24 cm; Vòng ngực = 84 cm

II. Cách vẽ và cắt áo sơ mi tay ngắn, vai liền, bâu Tenant

Cắt may áo sơ mi tay ngắn, vai liền, bâu Tenant
Cắt may áo sơ mi tay ngắn, vai liền, bâu Tenant

A. Thân trước

1. Xếp vải

  • Bạn gấp hai biên vải trùng nhau sao cho mặt phải vào trong, mép biên vải quay vào phía trong người cắt, lai áo phía tay trái và cổ áo phía tay phải.
  • Chừa vào 1.5 cm ở đầu vải phía tay phải để làm đường may.
  • Từ biên vải bạn đo vào 1.5 cm làm đường gài nút và 4 cm làm đinh áo.

2. Cách vẽ

  • Đinh áo = A1A2 = 4 cm; Đường gài nút = A2A = 1.5 cm
  • Bề dài = AB = Dài áo – 1/10 vòng cổ (vai chồm) + lai áo = 65 cm; Sa vạt = BB1 = 2 cm
  • Kẻ một đường từ I làm đường ngang ngực.

a. Vẽ cổ áo

  • Hạ cổ = AF = 1/5 vòng cổ – 1.5 cm = 5.7 cm; Vào cổ = AE = 1/5 vòng cổ – 0.5 cm = 6.7 cm
  • Tiến hành vẽ hình chữ nhật AEE1F
  • Nối đoạn EF với điểm giữa là O; Nối đoạn OE1 với số đo OE1 = 3 OO1
  • Vòng cổ vẽ cong qua các điểm EO1F thẳng ra đến đường gài nút ta có điểm F1.

b. Vẽ nách áo

  • Số đo AC = 1/2 Ngang vai – 0.5 cm = 19.5 cm; Hạ vai = CG = 2/10 ngang vai – 1/10 vòng cổ = 4.4 cm
  • Nối đoạn EG ta được đường sườn vai.
  • Ngang ngực = IJ = 1/4 vòng ngực + 3 cm cử động = 24 cm
  • Kẻ đoạn GH vuông góc với IJ; Điểm giữa của GH là K
  • Nối đoạn KJ với điểm giữa là M; Nối đoạn MH với điểm giữa là N
  • KL = đo vào 0.5 cm. Đường vòng nách bạn vẽ qua các điểm GLNJ.

c. Vẽ sườn áo

  • Số đo IJ = Số đo BB2
  • Nối đoạn JB2, vẽ cong vào từ 1 cm đến 2 cm ở khoảng giữa.

d. Vẽ lai áo

  • Thực hiện nối đoạn B1B2. Đường lai áo cách đều đoạn B1B2 3.6 cm tương đương với rộng lai áo.

* Cách cắt:

Để khi cắt không bị hụt bạn lưu ý gấp 4 cm đinh áo vào trong trước khi cắt; Vòng cổ cắt chừa 0.5 cm; Đường vòng nách cắt chừa 0.7 cm; Các đường sườn vai, sườn áo, lai áo cắt chừa đều 1 cm đường may.

Cắt may áo sơ mi tay ngắn, vai liền, bâu TenantB. Thân sau

  • Sau khi cắt thân trước xong bạn đặt lên phần vải để tiến hành vẽ thân sau, sang dấu các đường hạ nách và dài áo của thân trước xuống thân sau.
  • Thân sau là vải gấp đôi.
  • Đường gài nút của thân trước và nếp gấp của giữa thân sau trùng với nhau. Bề rộng thân sau bằng bề rộng thân trước. Hai thân có đường sườn áo JB2 trùng nhau.
  • Riêng phần cổ áo và nách áo bạn vẽ như sau:
  • Bề dài = Ba1 = Dài áo + Lai áo = 68.6 cm; Khoảng vai chồm = a1a2 = 1/10 vòng cổ = 3.6 cm
  • Đường hạ nách = a2I trùng với hạ nách thân trước.

a. Vẽ cổ áo

  • Vào cổ = a2e = 1/5 vòng cổ = 7.2 cm
  • Vẽ hình chữ nhật a2ee1a1 với điểm giữa cuae a1e1 là i
  • Nối đoạn ie với điểm giữa là O; Nối đoạn Oe1 với điểm giữa là O1
  • Thực hiện vẽ vòng cổ qua các điểm eO1ia1.

b. Vẽ nách áo

  • Số đo a2c = 1/2 ngang vai + 0.5 cm = 20.5 cm; Hạ vai = cg = a1a2 = 1/10 vòng cổ = 36/10 = 3.6 cm
  • Nối đoạn eg ta được sườn vai
  • Đo ra 0.5 cm đến 1 cm từ đầu vai thân trước (điểm G) ta có điểm g1; Đo ra 0.5 cm đến 1 cm từ điểm cong nách thân trước (điểm N) ta có điểm n1.
  • Vòng nách thân sau vẽ qua các điểm gg1n1J.

c. Vẽ sườn áo

  • Sườn áo bạn vẽ trùng với đường BB2 của thân trước, lưu ý không có sa vạt

* Cách cắt:

Chừa 0.5 cm đối với vòng cổ; Chừa 0.7 cm đường may đối với đường vòng nách; Đường lai áo, sườn áo và sườn vai chừa đều 1 cm đường may; Đường Ba1 là vải gấp đôi.

C. Tay áo

1. Xếp vải

  • Đo vào từ mép vải một khoảng bằng 1/4 vòng ngực + 1 cm đường may = 22 cm

2. Cách vẽ

  • Bề dài = AB = 24 cm = Số đo dài tay; Lai tay = BB1 = Lai áo = 3.6 cm
  • Ngang tay = AC = 1/4 vòng ngực = 21 cm; Hạ nách tay = CD = 1/10 vòng ngực = 8.4 cm
  • Nối đoạn AD ta được đường nách tay.
  • Cửa tay = BB2 = Ngang tay – 2 cm = 18 cm
  • Nối đoạn DB2 ta được sườn tay
  • Giảm sườn tay = B2B3 = 1 cm
  • Tại khoảng giữa của BB2 bạn đánh cong BB3
  • Vẽ một đường cong từ B1 cách đều BB3 một khoảng bằng rộng lai tay; Nách tay có hai đường bằng nách tay phía sau và nách tay phía trước.

a. Nách tay phía trước

  • Chia đoạn AD làm hai phần bằng nhau, ta có: Số đo OD = Số đo OA
  • Vẽ lõm vào 0.5 cm ở khoảng giữa OD; Đánh cong ra 1 cm ở khoảng giữa OA
  • Nách tay phía trước lần lượt đi qua các điểm AOD.

b. Nách tay phía sau

  • Số đo AA1 = 3 cm; OO1 = đo ra 1 cm
  • Nách tay phía sau lần lượt đi qua các điểm AA1O1D

* Cách cắt:

Lai tay cắt sát hoặc chừa 1 cm đường may; Chừa 0.7 cm đường may đối với vòng nách tay và 1 cm đường may đối với đường sườn tay.

Cắt may áo sơ mi tay ngắn, vai liền, bâu Tenant
Cắt may áo sơ mi tay ngắn, vai liền, bâu Tenant

D. Túi áo

Cách vẽ:

  • Miệng túi = AB = 1/4 ngang vai + 0.5 cm = 10.5 cm
  • Số đo BD = Số đo AC = Bề sâu túi = Miệng túi + 2 cm = 12.5 cm
  • Đáy túi = CD1 = Miệng túi + 0.5 cm = 11 cm
  • Nối đoạn D1B; Số đo BB1 = D1D2 = Giảm xéo lên 1 cm
  • Nối đoạn  AB1 và CD2; Tiến hành vẽ cong đáy túi tại D2 và C

Cách cắt:

  • Chừa đều 1 cm đường may xung quanh túi; Để không bị hụt bạn cần lưu ý khi cắt miếng đáp túi nhớ bẻ xuống và cắt theo đường sườn túi.

* Lưu ý: Điểm B1 nằm về phía nách áo và điểm A nằm về phía giữa áo.

E. Cầu vai (Dos áo)

  • Thân sau bạn đặt lên phần vải dùng để cắt cầu vai, tiến hành in dấu các đường sườn vai, vòng cổ, vòng nách xuống cầu vai.
  • Hạ cầu vai = AB = 1/10 vòng ngực = 8.4 cm
  • Đường gấp đôi của cầu vai khi đặt vải để vẽ phải loe ra khỏi đường gấp đôi của thân áo sau một khoảng = 0.5 cm =BB1; Nên để theo canh vải xuôi đối với đường B1C của cầu vai.

G. Bâu Tenant

a. Chân bâu (phần dưới)

  • Số đo AB = 1/2 vòng cổ = 18 cm; Phần gài nút = BC = 1.5 cm
  • Bề cao chân bâu = AD = 1/10 vòng cổ = 3.6 cm
  • Số đo AD = Số đo BF = Số đo CE ; Số đo BA = Số đo FD; Số đo CB = Số đo EF
  • Số đo CG = 1 cm. Thực hiện đánh cong G đến khoảng 1/3 của BA
  • Số đo EE1 = 0.5 cm; Nối đoạn E1G; Số đo E1E2 = 0.5 cm đến 0.7 cm
  • Thực hiện đánh cong E2 đến khoảng giữa của ED, giao với FB tại điểm F1
  • Bạn có thể vẽ cong hoặc vuông góc tại E2;
  • Chân bâu lần lượt đi qua các điểm AGE2F1D với AD là đường gấp đôi.

b. Bâu Tenant (phần trên)

  • Bề cao bâu áo = DH = Bề cao chân bâu + 1 cm = 4.6 cm
  • Số đo DH = Số đo FI; Số đo IH = Số đo FD; Số đo F1F2 = 0.5 cm;
  • Số đo IK bạn có thể lấy tùy thích, thông thường là 1.5 cm.
  • Tiến hành nối đoạn F2K và kéo dài ra tới L ta có: Số đo F2L = Số đo DH + 4 cm = 8.6 cm
  • Đánh cong từ L đến khoảng 1/3 của HI.
  • Bâu áo thu được lần lượt đi qua các điểm DF2LH với DH là đường gấp đôi.
Cắt may áo sơ mi tay ngắn, vai liền, bâu Tenant
Cắt may áo sơ mi tay ngắn, vai liền, bâu Tenant

Trên đây là công thức cắt may áo sơ mi tay ngắn, vai liền, bâu tenant mà Backhoa muốn giới thiệu cùng quý bạn đọc. Chúc các bạn may được những sản phẩm đẹp và đừng quên theo dõi trang web của chúng tôi để cập nhật những thông tin bổ ích về kỹ thuật may vá nhé!