Khi bị sốt cao nhất là đối với trẻ nhỏ, sử dụng cây nhọ nồi để uống hoặc đắp giúp hạ sốt, chống co giật. Chúng tôi đã áp dùng bài thuốc này rất nhiều lần và đều hiệu quả.
Cách hạ sốt bằng cây nhọ nồi
Khi hái nhọ nồi cả lá và thân về thì rửa thật sạch cho hết bụi bẩn và đất cát. Chú ý thao tác nhẹ cho cây khỏi dập nát, bỏ lá sâu và dập.
Rửa được 3 – 4 lượt nước, chuyển sang ngâm với nước muối loãng khoảng 3 phút rồi vớt ra để ráo. Cho vào cối, giã thật nhuyễn hoặc dùng máy say sinh tố, càng cố gắng nhuyễn càng tốt.
Cho chút nước đun sôi để nguội vào pha, dùng khăn sạch lọc lấy nước, nếu sốt cao thì cho thêm nước vào. Trường hợp sốt nhẹ, cảm mạo thì mỗi lần 1 thìa, ngày 3 lần.
Bã thuốc chia thành 3 phần quấn vào 3 chiếc khăn mỏng (phần 3 nhiều nhất). Phần 1 dùng xoa vào nách, bẹn, gan lòng bàn tay và chân. Phần 2 đắp vào trán và phần 3 buộc vào cổ tay trái của trẻ.
Chú ý khi lau làm sao để ngấm càng nhiều nước càng tốt. Vì khi trẻ sốt bị mất nhiều nước, vì vậy nước thuốc càng ngấm vào nhiều thì tác dụng càng cao hơn.
Phần nước lá lưu ý nếu là trẻ quá nhỏ thì cho thêm chút đường cho dễ uống, trẻ ho khan cho thêm 1 – 2 hạt muối vào uống kèm sẽ tăng hiệu quả hơn trong quá trình sử dụng.
Trong quá trình đắp, liên tục theo dõi và kiểm tra thân nhiệt của trẻ. Nếu bã đắp khô thì thấm thêm nước vào hoặc giã thuốc lá mới.
Kết quả khi dùng lá nhọ nồi hạ sốt
Chúng tôi đã sử dụng bài thuốc này cho rất nhiều trường hợp trẻ bị sốt và cảm mạo thu được kết quả tốt. Trong vòng 1 đến 2 ngày đã khỏi hoàn toàn.
Lưu ý trong quá trình hái cây nhọ nồi hạ sốt
Khi hái thuốc lưu ý cần quan sát thật kĩ để tránh nhầm lẫn giữa cây cỏ nhọ nồi với các cây cỏ dại khác. Trên ảnh là một loại cây cỏ dại rất giống cây nhọ nồi, nhưng thân trơn hơn, lá và thân không có lông. Trong khi cỏ nhọ nồi lá màu xanh đậm hơn, thân có màu hơi tím sẫm, sờ vào thấy rát, có lông.
Vì sao nên chọn cỏ nhọ nồi hạ sốt
Có rất nhiều cách để hạ sốt, tuy nhiên một số chuyên gia Đông y khuyên dùng thảo dược bởi một số lý do sau:
- Khi trẻ bị sốt khiến chúng biếng ăn, quấy khóc, cân nặng giảm nhanh,.. ba mẹ thường lo lắng và chọn cách dùng thuốc kháng sinh để nhanh chóng cắt cơn sốt. Tuy nhiên thuốc kháng sinh không tốt cho trẻ và có thể ảnh hưởng tới sự phát triển sau này.
- Việc sử dung thuốc kháng sinh khiến trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng tự nhiên kém đi, dễ dàng tạo điều kiện cho dịch bệnh tấn công, có thể dẫn tới các bệnh nguy hiểm khác như thủy đậu, sởi, rubella,…
- Dùng nhọ nồi giúp bảo vệ hệ miễn dịch và khả năng đề kháng tự nhiên của trẻ.
- Trong Đông y, nhọ nồi là thảo dược lành tính, không có độc, vị ngọt, chua và tính hàn. Ngoài tác dụng lá nhọ nồi hạ sốt còn giúp cầm máu, hạ huyết áp, ích âm, bổ thận, điều trị can thận âm hư, vàng da, hói tóc, sưng phù gan…
Tìm hiểu về bệnh sốt
Sốt là hiện tượng gia tăng nhiệt độ cơ thể vượt quá khung nhiệt độ cho phép của một người bình thường là từ 36.5oC – 37.5oC (98oF – 100oF).
Phần lớn sốt thường do nguyên nhân như nhiễm trùng, nhiễm virus kéo dài từ 2-3 ngày. Một số nguyên do khác như tập thể dục, tiếp xúc với nước nóng, khóc hoặc sau chích ngừa cũng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể.
Một số nguyên nhân gây ra sốt
- Bị các bệnh về rối loạn tiêu hóa như gout, porphyria (bệnh ma cà rồng)
- Các loại viêm như mụn, nhọt, trứng cá hoặc áp xe
- Bị bệnh truyền nhiễm như sốt rét, HIV hoặc cúm
- Mắc bệnh tự nhiêm như Sarcoidosis, Sarcoidosisban, lupus đỏ
- Cơ thể phản ứng với sự không tương hợp giữa các nhóm máu
- Do mỡ dư thừa gây chèn vào trung khu thần kinh dẫn đến sốt
- Tiêm bắp hoặc tiêm muối dưới da gây trương phồng dẫn tới hủy hoại tổ chức và gây rốt
- Truyền protein lạ vào trong cơ thể
- Do mắc bệnh ung thư.
Các loại sốt cần chú ý
Sốt dao động
: Sốt tại một khoảng thời gian nhất định mỗi ngày, sau đó giảm, thường gặp phải ở bệnh viêm đường hô hấp trên hoặc lao phổi
Sốt hồi quy
: Bị sốt cao rồi giảm dần, sau đó lại sốt trở lại thường gặp ở trường hợp bị nhiễm xoắn khuẩn Lepstopira
Sốt ngắt quãng
: Sốt 1 ngày rồi hạ trong 1 hoặc vài ngày, sau đó sốt trở lại thường gặp ở bệnh nhân bị sốt rét
Sốt liên tục
: Sốt cao kéo dài vài ngày thường gặp ở người bị viêm phổi và sốt thương hàn.
Khi trẻ có dấu hiệu sốt, bố mẹ có thể dùng khăn ướt đắp lên trán, uống thuốc hạ sốt hoặc dùng cỏ nhọ nồi như hướng dẫn của bài viết. Trường hợp sốt quá cao và kéo dài cần đi khám bác sĩ gấp để phát hiện nguyên nhân và kịp thời điều trị.
Lưu ý
: Tác dụng của bài thuốc phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, không được dùng cho trẻ sơ sinh. Chúng tôi không khuyến khích bạn đọc làm theo khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.