Một đồng nghiệp không ưa đôi khi có thể trở thành động lực phát triển cho bạn chứ không chỉ là “cái gai trong mắt”.
Hầu hết trong chúng ta đều trải qua cảm giác bực bội và căng thẳng khi buộc phải làm việc nhóm với một đồng nghiệp mà bản thân không quí mến. Không chỉ vậy, quá trình làm việc chung luôn tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn có thể gây ra xung đột nghiêm trọng.
Tuy nhiên, việc nuôi dưỡng cảm xúc tiêu cực với một đồng nghiệp không chỉ ảnh hưởng tới kết quả làm việc chung mà còn đến chính con đường sự nghiệp cũng như sức khỏe tinh thần của bạn. Vậy bạn nên làm gì với cảm giác ghét bỏ luôn thường trực này?
Dưới đây là 6 giải pháp của các chuyên gia Harvard Business Reviews (HBR) cho vấn đề hợp tác với đồng nghiệp không thân thiết.
Suy nghĩ về nguyên nhân gây căng thẳng và cách phản ứng của bạn
Bước đầu tiên để giải quyết mâu thuẫn là cả sự chấp nhận và phản ánh. Nhắc nhở bản thân rằng dù thân thiết với tất cả mọi người là bất khả thi nhưng mọi tương tác với người khác đều có giá trị tiềm năng. Bạn có thể và nên học hỏi từ hầu hết những người bạn gặp, ngay cả khi mối quan hệ đó không mấy dễ chịu.
Hãy nhìn nhận một cách trung thực về những gì gây ra căng thẳng và vai trò của bạn trong đó bởi phản ứng của bạn trong một số tình huống chính là cốt lõi vấn đề (và bạn không thể kiểm soát bất cứ điều gì khác ngoài phản ứng của bạn).
Nỗ lực hơn để hiểu quan điểm của người khác
Rất ít người ra khỏi giường vào buổi sáng với mục tiêu làm cho cuộc sống của bạn trở nên khốn khổ. Vì vậy, hãy dành thời gian để suy nghĩ thận trọng về quan điểm của người khác, đặc biệt nếu người đó là điều kiện cần thiết cho thành công của bạn.
Hãy tự hỏi: Tại sao người này lại cư xử như vậy? Động cơ của họ là gì? Làm thế nào để tương tác với họ? Họ có thể muốn gì và cần gì ở tôi? Đôi khi, đồng nghiệp khó ưa của bạn hoàn toàn không có bất cứ một mục đích xấu nào ngoài mong muốn cải thiện công việc và kết quả như chính bạn.
Tìm cách giải quyết vấn đề hơn là phê bình hay cạnh tranh
Để làm việc tốt hơn với nhau, điều quan trọng là phải chuyển từ lập trường cạnh tranh sang quan điểm hợp tác. Một chiến thuật là đưa ra vấn đề với người còn lại. Thay vì cố gắng liên lạc hay làm việc với những người khác, hãy trực tiếp giải quyết trục trặc.
Trong một bữa trưa chỉ có 2 người, bạn có thể đưa ra câu hỏi: “Tôi cảm thấy chúng ta đang làm việc không hiệu quả. Anh/ chị nghĩ sao? Anh/ chị có ý tưởng nào để cải thiện điều này không?”. Nếu bạn trung thực nhắc tới những điểm yếu của mình và chứng minh được lỗ hổng trong mối quan hệ hợp tác hiện tại, người kia sẽ sớm tiết lộ một vài điều về bản thân.
Đặt nhiều câu hỏi hơn
Trong những tình huống căng thẳng, nhiều người trong chúng ta cố gắng để nói với cách của chúng tôi thông qua nó. Chúng ta có thể trở nên quá hiếu thắng hoặc cực đoan, khiến tình hình tồi tệ hơn.
Thay vào đó, hãy thử đặt các câu hỏi với đáp án mở lí tưởng nhằm khơi gợi chủ đề trò chuyện. Tạm gác lại các cảm xúc tiêu cực cá nhân sang một bên, đặt câu hỏi thú vị và kiên nhẫn lắng nghe người kia trả lời.
Nắm bắt sự khác biệt trong phong cách làm việc và tư duy
Tương tác với những người chúng ta không ưa thường gây ra xung đột nhưng mỗi người đều có tính cách khác biệt và nhận thức được những khác biệt đó có thể hữu ích.
Nếu bạn biết rằng người kia có một số điểm chung như theo học cũng một trường đại học hay cùng một chuyên ngành, hãy mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm. Ngoài ra, nếu bạn là một người hướng nội và mong muốn giải quyết các vấn đề độc lập trong khi đối phương lại hướng ngoại và muốn trao đổi để tiến tới mục đích chung, hãy tìm cách tương tác thích hợp.
Đề nghị được giúp đỡ
Yêu cầu giúp đỡ có thể khởi động lại một mối quan hệ căng thẳng vì điều đó cho thấy bạn đánh giá cao sự thông minh và kinh nghiệm của người còn lại. Hãy bắt đầu với những câu hỏi đơn giản như: “Tôi biết anh/chị làm việc tại đây nhiều năm hơn tôi và tôi rất muốn được anh/ chị ủng hộ”.
Sau đó, tiếp tục hỏi những câu như: “Tôi nên làm gì nhiều hơn hay ít hơn? Tôi có thiếu sót điều gì hay đang đánh giá sai lầm về ai đó không?”.
Nếu bạn có thể áp dụng 6 cách ở trên, mối quan hệ của bạn chắc chắn được cải thiện đáng kể. Từ một khởi đầu xung đột, bạn thậm chí có thể có thêm một người bạn thân thiết bù trừ cho những tính cách bên trong.
Và dù khả năng lí tưởng nhất đó khó xảy ra, bạn và người còn lại có thể trở thành những đồng nghiệp tốt hơn, chia sẻ với nhau nhiều hơn những gì bạn mong đợi ban đầu.
Tất nhiên, mọi thành công trong sự nghiệp và cả quan hệ đều đòi hỏi quan hệ hợp tác hiệu quả và bạn nên giành lấy sự chủ động.