Viêm kết mạc cấp là bệnh viêm cấp tính của màng kết mạc tại mắt, theo cách gọi thông thường là bệnh đau mắt đỏ.
Những điều cần biết về đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là cách gọi dân gian của bệnh viêm kết mạc cấp |
Hàng năm khi mùa hè đến tỷ lệ các bệnh do vi-rut tăng lên thì tỷ lệ viêm kết mạc cấp do vi-rut cũng tăng. Trong những đợt dịch bệnh này, công việc tại cơ quan, cũng như việc học tập của người bị bệnh đã phải gián đoạn hàng tháng để điều trị bệnh. Nếu không biết cách phòng tránh bệnh lây lan và điều trị thích hợp thì thời gian mắc bệnh sẽ kéo dài kèm theo là những tổn thương trên giác mạc gây giảm thị lực.
Không điều trị theo các phương pháp phản khoa học như đắp lá, xông nước lá trầu không…
Viêm kết mạc cấp có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường gặp nhất và tạo thành những đợt lây lan rộng trong cơ quan, trường học hoặc tại gia đình, đó là viêm kết mạc cấp tính do Adeno vi-rut. Loại vi-rut này gồm 47 chủng huyết thanh khác nhau, chia làm 6 nhóm nhỏ ký hiệu bằng chữ cái từ A đến F. Các chủng này được tìm thấy khắp mọi nơi trên thế giới và có thể gây bệnh cho đường hô hấp trên và cho mắt.
Để phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh VKM cấp do vi-rut chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh.
Cách chữa bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi nhất
Dịch tễ học của bệnh
Theo thông kê của nước ngoài, tỷ lệ mắc bệnh VKM cấp khoảng 0,03 – 1,10 % trong tổng số toàn bộ dân số, nhưng trong các môi trường có sự tiếp xúc gần gũi giữa người có bệnh và người không có bệnh, như công sở, trường học thì tỷ lệ này tăng đột biến 10 – 32 %.
Đường lây lan bệnh có thể do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mắt thông qua khăn rửa mặt, quần áo, nước bể bơi hoặc lây qua tay người bệnh với người chưa mắc bệnh. Hơn nữa, trong môi trường bệnh viện, bác sỹ hoặc nhân viên y tế khám bệnh cho bệnh nhân có thể vô tình lây lan vi-rut gây bệnh qua các trang thiết bị khám bệnh. Trong phòng chờ của bệnh viện người nhà và các bệnh nhân có thể bị lây bệnh. Thời gian ủ bệnh VKM có thể từ 1 đến 2 tuần và thời gian người bệnh có thể lây cho người lành là từ 2 tuần trở lên.
Cách phòng tránh mắc bệnh và lây bệnh
Về mùa hè để tránh mắc các bệnh do vi-rut gây nên, tăng cường sức đề kháng bằng bổ sung vitamin C thông qua ăn uống các loại nước hoa quả như cam, chanh. Hàng ngày có thể sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) hoặc kháng sinh nhẹ (Chloramphenicol 0,4%) để rửa mắt sau khi đi ngoài đường hoặc đi bơi về.
Tại công sở, trường học, gia đình, người bệnh tránh tiếp xúc gần gũi với người khác ít nhất trong vòng 2 tuần và chú ý sử dụng đồ dùng cá nhân riêng. Tại môi trường bệnh viện, nhân viên y tế chú ý rửa tay trước khi thăm khám cho bệnh nhân, các dụng cụ thăm khám bệnh phải được tiệt trùng theo qui định.
Các biểu hiện của bệnh – có thể bị 1 mắt hoặc 2 mắt
Dấu hiệu chủ quan
– Mắt đỏ
– Cộm mắt như có cát trong mắt
– Chói mắt
– Chảy nước mắt
– Nhiều rử mắt: Dính, khó mở mắt khi sáng ngủ dậy
– Đặc biệt thị lực không giảm ở giai đoạn đầu mắc bệnh
– Mi mắt có thể sưng nề và xung huyết
Khám mắt
– Kết mạc phù và xung huyết
– Phản ứng hột, nhú do viêm
– Có thể có hoặc không có xuất huyết kết mạc hay màng giả mạc
– Nhiều tiết tố trong túi kết mạc và ở bờ mi
Dấu hiệu toàn thân:
Biểu hiện gần giống bệnh cúm do vi-rut
– Sốt nhẹ 37 – 38 độ C
– Viêm đường hô hấp trên: Ngứa họng, ho, hắt hơi
– Sưng hạch dưới hàm hoặc hạch trước tai
Giai đoạn có tổn thương giác mạc
– Dấu hiệu chủ quan nặng hơn: Kích thích chói, chảy nước mắt, co quắp mi, thị giảm tuy mức độ tổn thương trên giác mạc
– Khám mắt thấy tổn thương trên biểu mô giác mạc dạng chấm, thâm nhiễm dưới biểu mô. Cá biệt có trường hợp trợt giác mạc rộngThái độ xử trí và điều trị
Chế độ nghỉ ngơi, tránh tiếp xúc gần gũi với người xung quanh, sử dụng đồ dùng cá nhân riêng. Khi có dấu hiệu của bệnh nên đi khám ngay, để được chẩn đoán xác định, điều trị đúng và kịp thời. Đặc biệt, khám bệnh cần thiết để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh nguy hiểm, nguy cơ giảm hoặc mất thị lực như viêm màng bồ đào, bệnh thiên đầu thống.
Sử dụng thuốc tra mắt dạng nước
– Nước mắt nhân tạo, dinh dưỡng kết – giác mạc, số lần từ 8 đến 10 lần/ngày
– Kháng sinh tra tại mắt như chloramphenicol 0,4%, tobramycine 0,3 %, số lần từ 2 đến 4 lần/ngày
Bổ sung vitamin C theo đường uống hoặc uống nước cam, nước chanh
Chú ý không điều trị theo các phương pháp phản khoa học như đắp lá, xông nước lá trầu không. Các phương pháp này dễ gây nhiễm khuẩn cho mắt và gây bỏng mắt do sức nóng, làm cho tính chất bệnh càng phức tạp, khó điều trị hơn.