Táo Mèo, Top 23 tác dụng tuyệt vời của Giấm Táo Mèo

0
3455

Táo mèo có tác dụng tốt trong điều trị và phòng biến chứng huyết áp cao, chữa chứng đầy bụng, gan nhiễm mỡ, viêm xoang, chảy nước mắt, nước mũi, đau bàng quang, viêm thận, nước tiểu có mủ, viêm khớp, zona, giảm đau nhức, tăng cường khả năng tiêu hóa,… BACKHOA.NET mời bạn đọc tìm hiểu tiếp nội dung sau đây để hiểu hơn về công dụng của loại quả này.

Táo mèo là gì

Còn được gọi với tên khác là quả sơn tra, thuộc chi Táo mèo (Docynia), họ Hoa hồng (Rosaceae), là loại cây gỗ bán thường xanh hoặc sớm rụng lá, chiều cao từ 2-3m. Cành nhỏ màu nâu đen hoặc nâu tía khi về già, hình trụ thon búp măng, mập, đẹp, ban đầu rậm lông, về già không lông.

Táo Mèo, Top 23 tác dụng tuyệt vời của Giấm Táo Mèo

Nụ màu mâu đỏ, đỉnh nhọn, có lông tơ. Lá hình mác, đỉnh nhọn, sớm rụng, cuống lá dài từ 0,5-2cm, thường có lông tơ, phiến lá hình mác thuôn dài hoăc elip, dài từ 3-8cm, rộng 1,5-2,5cm, mỏng như giấy, có lông tơ thưa thớt ở xa trục, hoặc gần như không lông, phía gần trục thì láng, không lông.

Hoa mọc thành chùm, mỗi chùm gồm 3-5 hoa, đường kính độ 2,5cm, lá bắc hình mác. Đế hoa là hình vuông, có lông tơ rậm rạp ở xa trục. Lá đài hình mác tam giác hoặc mác, dài từ 4-8cm, đều cơ lông tơ cả hai mặt, so với ở đế hoa thì hơi ngắn, nhọn đỉnh, mép nguyên.

Ra hoa từ độ tháng 2 đến tháng 3, quả tháng 8 đến tháng 9. Cánh hoa màu trắng, hình trứng ngược hoặc thuôn dài, dài từ 1-1,6cm, rộng từ 5-9mm, có khoảng 30 nhị. Vòi nhụy dài bằng nhị, hợp sinh, ở gốc có lông tơ. Quả táo mèo màu vàng, xanh, hoặc có đám đỏ, hình cầu (hay hình quả táo hay hình elipxoit), đường kính từ 2-4cm, khi non có lông tơ, lá đài bền.

Phân bố táo mèo

Cây táo mèo trước kia mọc tự nhiên, nay được người ta trồng nhiều tại các tỉnh Tây Bắc như Lao Châu, Lào Cai, Yên Bái,… ở những vùng đất có độ cao hơn 1000m so với mặt nước biển. Cũng chỉ tại những vùng đất này cây mới sinh trưởng phát triển được, nên táo mèo được xem như là một loại đặc sản của Việt Nam.

Táo Mèo, Top 23 tác dụng tuyệt vời của Giấm Táo Mèo

Trên thế giới cũng có ở một số nước như Bhutan, Ấn Độ, Nepal, Myanma, Sikkim, Pakistan, Thái Lan, vùng Tây Nam Tứ Xuyên, Đông Bắc Vân Nam – Trung Quốc tại các bụi rậm có độ cao từ 2000-3000m so với mặt nước biển.

Thành phần hóa học của táo mèo

Thịt quả táo mèo chữa 0,7% chất đạm, 0,2% chất béo, 22% chất đường, cùng các axit hữu cơ như Grategolic, Malic, Oxalic, Succinic, Ursolic, Aceitc, Linoleic, Citric, Oleic, Palmitic, Stearic, Linolenic.

Quả táo mèo chứa nhiều vitamin C (từ 0,03%-0,1%, đứng thứ 4 trong số các loại quả chứa nhiều vitamin C), vitamin B2 (đứng thứ nhất ngang hàng với chuối tiêu), chất Caroten (đứng thứ hai), Canxi (có 85mg canxi trong 100g quả và đứng hàng nhất), sắt, Chì, Tanin, Phytosterrin, Acetylcholine,…

Tác dụng của quả táo mèo

1. Điều trị và phòng biến chứng huyết áp cao: Táo mèo 12g sao đen, 9g hoa cúc trắng và 12g thảo quyết minh. Tất cả tán nhỏ, lấy nước sôi hãm 20 phút trong bình kín, dùng uống như trà trong ngày.

2. Chữa chứng đầy bụng: Táo mèo khô lấy 30g sắc với nước uống như trà trong ngày uống liên tục trong 2-3 ngày.

3. Chữa rối loạn mỡ máu: Táo mèo lấy 50g thái phiến, nấu cháo cùng với 50g gạo tẻ. Cho vào chút đường cho vừa ăn, chia ra ăn nhiều lần trong ngày.

4. Chữa gan nhiễm mỡ: Mỗi ngày lấy từ 10-15 quả sắc với nước uống, hoặc có thể ăn trực tiếp từ 5-7 ngày.

5. Chữa mỡ máu cao, huyết áp cao: Dùng 15g táo mèo kết hợp với 15g lá sen sắc với nước uống như trà trong ngày.

6. Tăng cường khả năng tiêu hóa: Táo mèo lấy 200g rửa sạch, bổ ra bỏ hạt, ngâm cùng 300ml rượu trắng (mỗi ngày lắc bình 1 lần). Ngâm được 7 ngày là có thể dùng được. Mỗi ngày 2 lần, mỗi lần lấy từ 10-15ml uống. Uống hết phần rượu, phần trái táo trộn với đường để ăn dần.

7. Giảm đau nhức: Đánh tan hỗn hợp gồm giấm táo mèo 1 thìa lớn, lòng đỏ trứng gà và 1 thìa nhỏ tinh dầu thông. Dùng để bôi và xoa mạnh lên vùng da bị đau nhức.

8. Chữa viêm xoang, chảy nước mắt, nước mũi: Mỗi ngày một lần trong bữa ăn, pha 2 thìa giấm táo mèo với 1 cốc nước, cho thêm chút mật ong, kết hợp nhai bỏ bã 1 miếng sáp ong.

9. Trị bệnh viêm khớp: Pha 10 thìa nhỏ giấm táo mèo với 200ml nước và mật ong vừa ngọt uống sau mỗi bữa ăn.

10. Đau bàng quang: Pha 2 thìa nhỏ giấm táo với 1 cốc nước, thêm chút mật ong vào uống trong mỗi bữa ăn. Cách này giúp đi tiểu dễ dàng hơn.

11. Điều trị zona: Mỗi ngày 7 lần bôi trực tiếp lên chỗ đau, ban ngày 4 lần, ban đêm 3 lần. Sau mỗi lần bôi, dùng khăn thấm ướt giấm táo rồi đắp vào sẽ giúp giảm đau.

12. Chữa bệnh viêm thận, có mủ khi đi tiểu: Pha 2 thìa giấm táo mèo cùng 2 thìa mật ong với 200ml nước uống trong bữa ăn. Làm đều đặn mỗi ngày một lần.

Táo Mèo, Top 23 tác dụng tuyệt vời của Giấm Táo Mèo

13. Trẻ em bị chốc lỡ đầu: Bôi giấm táo mèo trực tiếp vào chỗ mụn, mỗi ngày làm 6 lần, mỗi lần cách nhau 2 giờ. Sau khoảng 2 đến 3 ngày là khỏi.

14. Chữa giãn phồng tĩnh mạch: Bôi giấm táo mèo vào chỗ bị giãn ngày 2 lần. Kết hợp dùng 2 thìa pha với 200ml uống trong mỗi bữa ăn.

15. Giã rượu: Pha 6 thìa giấm táo mèo với mật ong mà uống, 25 phút uống một lần, khoảng 4 lần là có thể giã rượu.

16. Trị bệnh nấm tóc: Mỗi ngày 6 lần xoa giấm táo mèo trực tiếp vào chỗ đầu bị nấm, mỗi lần cách nhau 2 giờ.

17. Trị mồ hôi trộn: Xoa đều giấm và massage bàn tay và bàn chân mỗi tối trước khi đi ngủ.

18. Chữa bỏng: Lập tức nhúng phần bị bỏng vào nước giấm táo mèo pha mật ong, cách này giúp giảm đau, đồng thời hạn chế sự rộp bỏng.

19. Điều trị chứng mất ngủ, suy nhược mãn tính: Trước khi đi ngủ, uống 2 thìa hỗn hợp gồm giấm táo và mật ong sẽ giúp nhanh ngủ và ngủ sâu hơn. Sau 1 tiếng mà vẫn chưa ngủ thì uống thêm 2 thìa nữa, nửa đêm thức giấc không ngủ lại được thì uống tiếp 2 thìa. Bạn cũng có thể tham khảo bài viết Hoa tam thất chữa bệnh mất ngủ.

20. Chữa chứng chóng mặt: Pha 2 thìa nhỏ giấm táo mèo và 2 thìa nhỏ mật ong với 200ml mà uống, mỗi ngày từ 2-3 lần. Sau nửa tháng sẽ thấy triệu chứng giảm hẳn, 1 tháng là khỏi.

? Xem cách trị chứng chóng mặt bằng: Hoắc hương, Bạch chỉ hoặc Nghệ đen

21. Chữa viêm họng, đau họng: Pha 1 thìa giấm táo mèo và 1 thìa mật ong với nước ấm để xúc miệng, cứ 1 tiếng làm 1 lần. Khi nào thấy đỡ thì giãn ra 2 tiếng làm 1 lần, thường là sau 1 ngày sẽ khỏi.

22. Trị chứng nhức đầu mãn tính: Pha 200ml nước với 2 thìa giấm táo và chút mật ong mà uống, mỗi ngày uống 2 lần. Nếu không thấy hiệu quả thì tăng lên 3 lần hoặc 4 lần.

23. Chữa chứng đầy bụng: Táo mèo khô 30g sắc nước uống như trà trong ngày, uống liên tục 2-3 ngày.

Bên cạnh các tác dụng trên, táo mèo còn giúp bảo vệ gan, kháng khuẩn, nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, cường tim, chữa bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch, béo phì, bệnh hậu sản, ứ trệ, giảm kích thích lỵ, ruột, tiêu chảy, viêm cầu thận mãn tính và cấp tính, an thần, điều chỉnh rối loạn lipid máu, phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, chống nghẽn mạch máu, giảm độ quánh máu, triglycerid, cholesterol,…

Những lưu ý về quả táo mèo

Sử dụng nhiều loại quả này và trong thời gian dài có thể làm cơ thể giảm hụt lipit máu, nhất là đối với người đang có thai bởi vì lipit là chất đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, nó còn chứa một số chất có tác dụng kích thích sự hứng phấn ở tử cung, gây co bóp và có thể dẫn tới sảy thai hoặc sinh non.

Nếu ăn nhiều táo mèo có thể dẫn đến hao hí, tổn hại răng, những người gầy yếu, tiêu hóa kém, cơ thể suy yếu không nên dùng. Người bị bệnh dạ dày chỉ nên dùng táo mèo và các sản phẩm liên quan khi đã ăn no.

Như chúng ta đã biết, lipit đóng vai trò rất quan trọng trong cấu tạo tinh trùng, nói cách khác mỡ máu giúp cơ thể tổng hợp các inositol, sorbitol, fructose,… là những chất cần để phục vụ cho việc sản xuất tinh dịch của tinh hoàn. Trong khi đó ăn nhiều táo mèo hoặc các sản phẩm liên quan có tác dụng giảm béo (giảm lipit) điều này có thể gây hại cho cơ thể hoặc làm giảm ham muốn tình dục nếu quá lạm dụng. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều này, nhưng đã có những lời nhận xét, phàn nàn của cánh mày râu về vấn đề này, chúng ta vẫn nên chú ý cẩn thận.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây