Hoa atiso đỏ hay còn gọi với cái tên dân gian là cây bụt giấm. Là loại cây sống một năm có thân màu tím nhạt cao từ 1.5 đến 2m. Phân nhánh ở gần gốc. Lá hình trứng có răng cưa quanh mép. Hoa atiso mọc đơn ở nách và gần như không có cuống. Tràng hoa màu tía, hồng hay vàng, đôi khi còn có màu trắng. Quả nang hình trứng, mang đài màu đỏ và có lông thô bao quanh. Người ta thu hoạch hoa atiso vào độ tháng 7 đến tháng 10.
Hoa atiso đỏ có rất nhiều tác dụng. Trong đó phải kể đến tác dụng quan trọng đó là mát gan bổ thận. Người ta chế biến hoa atiso làm món ăn, giải khát hay dược liệu tùy vào mục đích sử dụng.
Tác dụng của hoa atiso đỏ
- Các nghiên cứu cho thấy hoa atiso có tác dụng tuyệt vời trong chữa các bệnh về gan. Bởi công dụng dọn sạch các độc tố trong gan. Tỏi đen cũng là một trong những loại quả có khả năng giải độc gan rất tốt.
- Hoa atiso hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa. Giúp lợi tiểu tự nhiên, cải thiện chức năng của túi mật. Và mang lại nhiều lợi ích hữu ích đối với gan. Người già nên dùng hoa atiso nhuận tràng rất tốt. Vì nó không gây ra tiêu chảy ồ ạt mà cũng không gây tác dụng phụ.
- Trong atiso chứa cynarin và silymarin là hai chất chống oxy hóa rất có ích cho gan. Một số nghiên cứu cho thấy chúng còn giúp hồi phục chức năng của gan. Ngày xưa, atiso còn được sử dụng trong cả khoảng thời gian dài. Để hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến gan.
- Atiso còn giúp làm đẹp làn da. Bởi da của bạn đẹp hay xấu. Phụ thuộc độ khoẻ hay yếu chức năng gan, tiêu hoá tốt hay không. Người dùng trà atiso lâu rất thích nó bởi vị đàm đà dễ chịu. Hoa atiso giúp da mịn màng và tươi sáng hơn. Nhờ tác dụng thải độc tố, giải nhiệt, làm mát gan, chống khô ráp da và ít mụn hơn.
Không những hoa, mà cả lá, thân atiso đều có nhiều tác dụng tuyệt vời.
Công dụng của hoa, lá, thân atiso
Hạt atiso đỏ ép lấy dầu
Có tác dụng kháng khuẩn Salmonella typhi, Escherichia coli, Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, Coryne bacterium pyogenes… và kháng nấm các loại Cryptococcus, Trychophyton, Aspergillus…
Đài hoa Atiso đỏ
Có công dụng làm giãn cơ trơn tử cung, chống co thắt cơ trơn, trị viêm họng, ho. Giúp hạ huyết áp và có tính kháng sinh. Đai hoa atiso mang nhai ngậm có tác dụng trị ho và viêm họng.
Nước hãm từ đài hoa có chứa Acid hữu cơ. Có công dụng lọc máu, lợi mật, lợi tiểu, kích thích nhu động ruột và giảm áp suất mạch. Lại có tác dụng nhuận tràng và kháng khuẩn. Lá cũng có công dụng làm mát, an thần và lợi tiểu. Quả chống scorbut…
Đài hoa hãm hoặc sắc nước uống lợi cho tiêu hoá và chữa các bệnh liên quan đến mắt. Ngoài ra còn dùng để chữa bệnh tim và thần kinh, xơ cứng động mạch, huyết áp cao.
Lá Atiso
Đài và lá dùng để làm chất lợi tiểu, nhuận gan. Người ta thử tiêm vào con mèo dịch nước chiết từ đài hoa atiso đỏ (không gây mê) cho thấy hạ huyết áp rõ rệt. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin. Một loại chất là polysaccharit chiết từ nụ hoa Atiso đỏ tan trong nước giống như như pectin polysacharit giúp làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 được cấy ghép trên chuột.
Lá atiso dùng làm rau ăn có vị chua chua. Người ta còn dùng thay giấm bằng đài hoa vì có vị chua hoặc làm mứt hay chế nước giải khát. Có nơi dùng để chế siro và còn có thể cho siro đó lên men. Toàn bộ cây có thể chế biến thành rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, chua dịu, vị chát mang dáng dấp của rượu vang Bordeaux.
Lá và đài của hoa atiso đỏ chín rất nhanh vì vậy người ta phải thu hái trong vòng từ 15-20 ngày sau khi hoa nở lúc chúng còn mềm, không bị nhăn héo và có màu đỏ xẫm.
Gần đây người ta còn phát hiện ra các cộng dụng khác của hoa atiso như:
- Theo như Rovesti và Griebel công bố thì atiso có tính khác khuẩn đường ruột cao và chữa xơ vữa động mạch.
- Các nhà khoa học Malaixia cho biết lá đài tươi của atiso đỏ ép lấy nước uống có hàm lượng dinh dưỡng cao và phòng ngừa được bệnh ung thư.
- Ở Thái Lan, lá đài atiso phơi khô sắc uống chữa sỏi thận và lợi tiểu. Hạt bổ dạ dầy, lá và cành chữa ho.
- Ở Myanma dùng hạt atiso đỏ chữa suy nhược cơ thể, còn ở Đài loan hạt được dùng để nhuận tràng nhẹ, bổ và lợi tiểu.
- Ở Philippin, rễ atiso đỏ làm chất bổ và kích thích tiêu hoá.
Hiện nay có xu hướng chiết màu từ cây cỏ dùng để nhuộm thức ăn và đồ uống thay thế hoá chất. Ở nước ta đã chiết đỏ từ lá, đài atiso cho mục đích này.
Cách sử dụng hoa atiso đỏ
Ở nước ta người ta dùng hoa atiso làm mứt, ngâm với đường làm nước giải khát hoặc ngâm với rượu uống chữa bệnh. Đọc tiếp dưới đây để xem hướng dẫn.
Cách ngâm hoa atiso đỏ với đường làm nước giải khát
Chuẩn bị:
Hoa atiso đỏ 1kg, đường cát trắng 1kg, bình thủy tinh để đựng.
Cách làm:
Hoa atiso tách ra chỉ lấy cánh mang rửa sạch, để ráo nước. Cho hoa atiso vào bình thủy tinh từng lớp, giữa mỗi lớp mà một lớp đường cát trắng, lớp cuối cùng đổ kín đường và đậy kín nắp bình.
Sau vài ngày khi đường tan hết, nước cốt bắt đầu ngấm ra, dùng thìa đẩy hoa xuống cho nước cốt ngập lên. Khoảng 1 tuần là bắt đầu thưởng thức được, mỗi lần dùng lấy ra vài thìa nước cốt hòa với nước lọc, cho thêm vài cục đá vào uống cực ngon.
Hoa atiso ngâm rượu
Chuẩn bị:
Hoa atiso đỏ 1kg, 3 – 4 lít rượu trắng từ 40 độ trở lên (hoặc rượu nếp), bình thủy tinh để đựng.
Cách làm:
Hoa atiso rửa sạch để ráo nước. Để nguyên hoa gồm cả nhụy, cánh, đài và hạt cho vào bình cùng rượu ngâm. Sau 4 tháng là có thể dùng được, rượu atiso có vị ngọt, chua, nhẹ giống như rượu vang uống rất thích.
Ngoài ra ta cũng có thể ngâm hạt atiso với rượu theo tỷ lệ 400g hạt với 4-5 lít rượu trong vòng 4 tháng. Rượu atiso có tác dụng trị viêm phế quản, viêm họng, lợi tiểu, tiểu đêm, bệnh vàng da, huyết áp cao, xơ cứng động mạch và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
Cách làm mứt hoa atiso
Các bước làm tương tự như cách ngâm hoa atiso với đường làm nước giải khát. Tuy nhiên ta chỉ ngâm độ 5 ngày đến 1 tuần cho hoa ngấm đường, lấy hết hoa ra cho lên chảo rang khô cho đến khi hoa quắp lại, giòn là được món mứt hoa hồng.