Rau chân vịt được gọi là “siêu” thực phẩm do có thành phần dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe. Không chỉ được dùng trong các món ăn hàng ngày, nó còn là vị thuốc dân gian chữa được rất nhiều bệnh trong đông y. Sau đây, caythuodangian.com sẽ cùng bạn hiểu rõ hơn về những tác dụng chữa bệnh từ loại rau này.
Rau chân vịt là gì
Còn có tên gọi khác là rau bina, cải bó xôi hay rau nhà chùa. Trong đông y thường được gọi là thạch bá chi, hoàng dương thảo, vạn niên tùng, linh chi thảo,… Tên khoa học là Selaginella Tamariscina Spring, thuộc họ Dền (Amaranthaceae).
Đặc điểm rau chân vịt
Là cây thân thảo, có thân đứng hoặc nằm, cao 5-10cm, nhẵn không có lông. Rễ phụ từ gốc tỏa ra các nhánh đâm xuống đất. Lá hình trứng, đầu nhọn, mép lá có răng cưa thưa, dài 7-25mm, có 3 gân chân vịt. Lá có màu xanh đậm, thân và lá đều rất giòn nên dễ gãy và đễ dập.
Hoa đơn mọc ở nách lá, cuống lá dài 5-20mm, đài 5 thùy, tràng có màu hồng nhạt. Quả dạng bầu dục, có chứa nhiều hạt nhỏ.
Phân bố và thu hái rau chân vịt
Rau chân vịt có nguồn gốc từ miền Trung và Tây Nam Á. Ở Việt nam, rau được trồng nhiều nhất ở Đà Lạt, ngoài ra còn có ở một số tỉnh như Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam,…
Là loại rau ưa khí hậu mát lạnh, chịu được rét nhưng không chịu được nóng, được trồng theo luống hoặc trồng ít trong chậu. Rau được thu hoạch khi cây có 6-8 lá trở lên, dài khoảng 10-18cm.
Thành phần hóa học rau chân vịt
Trong 100g cải bó xôi có các thành phần dinh dưỡng như: nước 91%; chất xơ 2,2g, protein 2,9g; chất béo 0,4g (bão hòa 0,06; không bão hòa đơn 0,01g; không bão hòa đa 0,17g); omega-3 0,14g; omega-6 0,03g. Vitamin gồm vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6, B12,… vitamin C, D, A, E, K và folate, choline. Khoáng chất có canxi 99mg; sắt 2,71g; magie 79mg; kali 558mg; natri 79mg; kẽm 0,53mg; đồng, mangan, selen.
Trong rau bina còn chứa một số hợp chất thực vật quan trọng như: lutein, kaempferol, nitrate, quercetin, zeaxanthin,…
Tác dụng của rau chân vịt
1. Chữa táo bón, kiết lị, viêm cấp đường tiêu hóa
Lấy 100g rau chân vịt cho vào 3 bát nước, thêm chút muối, nấu cho còn 1 bát. Đối với người lớn, uống 1 lần vào buổi trưa trong ngày, còn trẻ em chí uống 2 lần sáng, chiều. Trong rau có chứa nhiều chất xơ sẽ làm sạch hệ thống tiêu hóa, giúp nhuận tràng và chống táo bón.
2. Phong ngừa cao huyết áp, đại tiện khó
Lấy 300g rau chân vịt, ngâm vào nước sôi 3 phút, vớt ra để ráo trộn với muối và dầu vừng, ngày ăn 2 lần. Hàm lượng nitrat cao có trong loại rau này làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ bị bệnh tim.
3. Hỗ trợ suy tim, bảo vệ tim mạch
Lấy 250g rau chân vịt, 150g dây lá chùm bao, 5g cam thảo. Tất cả đem sao, khử thổ, sau đó tán nhuyễn, uống liên tụ với nước sôi để nguội. Trong 1 bó rau chân vịt khi luộc sẽ cung cấp 294,8% lượng vitamin A và 29,4% vitamin C, hai loại vitamin này ngăn ngừa oxy hóa cholesterol và giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim.
4. Hỗ trợ bệnh thiếu máu
Lấy 100g rau chân vịt, rửa sạch, thái nhỏ, 3g hành tây xắt lát, cho vào đun với 3 bát nước, thêm 1 chút hạt nêm. Đun kỹ cho đến khi còn 1 bát thì chắt lấy nước uống ngày 2 lần và ăn cái. Hoặc nước ép rau với và cà rốt giúp chống lại rối loạn máu do thiếu máu ở phụ nữ. Rau chân vịt giàu chất sắt giúp tạo hồng cầu và giảm tình trạng thiếu máu.
5. Tăng tiết dịch tụy mật, tuyến nội tiết
Lấy 300g rau chân vịt thái nhỏ, 50g cật heo, 50g gan bò thái miếng, 3g hành tây xắt khoanh. Cho tất cả nấu trong 500ml nước, nêm gia vị vừa ăn, nấu kỹ cho đến khi còn 150ml thì thêm ít đầu hành lá. Chia ăn 3 bữa trong ngày, liệu trình 3 ngày.
6. Chữa bỏng lửa
Lấy 1 nắm chân vịt sao vàng, tán bột trộn với lòng trắng trứng gà và đắp lên vết bỏng, sau 2 tiếng thay môt lần.
7. Trị mắt quáng gà, nâng cao thị lực
Lấy 500g rau chân vịt giã nát vắt lấy nước, uống 2 lần trong ngày. Beta-caroten, lutein và xanthene có trong rau có khả năng bảo vệ mắt khỏi những bệnh lý như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,…
8. Giúp xương chắc khỏe
Viatmin K rất quan trọng trong việc duy trì độ chắc khỏe của xương, 1 bát rau chân vịt tươi cung cấp gấp đôi lượng vitamin K cơ thể cần trong 1 ngày, kết hợp cùng canxi và magie sẽ giúp xương hoạt động tốt. Photpho trong rau giúp cơ thể hấp thụ canxi từ bên ngoài vào cơ thể tốt hơn, ngăn ngừa loãng xương.
9. Phòng chống ung thư
Theo nghiên cứ 10 hợp chất flavonoid có trong rau chân vịt giúp loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể trước khi chúng gây hại cho cơ thể và gây ra ung thư tuyến tiền liệt. Làm chậm quá trình tăng trưởng khối u ở cổ tử cung, ngăn ngừa ung thư vú, ung thư buồng trứng.
10. Chảy máu chân răng
Uống nước ép rau chân vịt với cà rốt giúp cải thiện các vấn đề về nướu.
11. Chữa vàng mắt, vàng da
Lấy 30g toàn cây rau chân vịt đun với 400ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.
12. Tốt cho bà bầu
Bổ sung sắt, axit folic, omeaga-3 cho bà bầu giai đoạn đầu thai kỳ giúp trẻ phát triển não bộ và tránh những dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, rau chân vịt giúp cân bằng lượng đường trong cơ thể tránh tình trạng tăng cân béo phì, đồng thời, giảm nguy cơ sinh non và ngăn ngừa tiền sản giật ở mẹ bầu.
13. Tăng sức đề kháng
Rau chân vịt có tác dụng kháng khuẩn cực kỳ tốt, bổ sung nước ép rau chân vịt mỗi ngày giúp cơ thể chống lại các bệnh viêm nhiễm.
14. Chống loét dạ dày
Rau chân vịt giúp bảo vệ màng nhầy dạ dày, từ đó giảm nguy cơ viêm loét dạ dày, đồng thời giúp cải thiện tiêu hóa.
15. Tốt cho hệ thần kinh
Rau chân vịt kết hợp với bơ sẽ cho 1 thức uống tốt cho hệ thân kinh, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên. Do hàm lượng lutein trong cả 2 loại này đều rất cao, cơ thể lại không thể tự tạo ra được, vì vậy đây là 1 cách để bổ sung lutein cho cơ thể.
Lưu ý khi dùng rau chân vịt
- Trong rau chân vịt có oxalate và purin, những người mắc bệnh thận, bệnh gout không nên ăn quá nhiều.
- Không nên chế biến rau chân vịt với hải sản vì nó sẽ làm đi tình trạng hấp thu một số chất có trong hải sản như kẽm.
- Rau chân vịt có thể làm giảm hiệu quả của thuốc làm loãng máu, vì vậy người đang dùng thuốc nên cân nhắc trước khi ăn.
Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng người bệnh nên hỏi ý kiến của thầy thuốc.