Cây bạch đàn là cây phổ biến ở nước ta. Nó chủ yếu được trồng ở các vùng quê hay trong rừng núi. Nhưng ít ai biết rằng, đây là một cây thuốc nam quý. Lá của nó còn có chứa hàm lượng lớn tinh dầu, được dùng để chữa bệnh và làm nguyên liệu cho ngành chế tinh dầu. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công dụng của loại cây này.
Cây bạch đàn là gì
Cây bách đàn hay khuynh diệp cón có tên gọi khác là đàn hương trắng. Tên khoa học của nó là Euccalyptus sp. Là loài thực vật có hoa và thuộc họ họ Đào kim nương. Phổ biến có 3 loài ở nước ta là Bạch đàn liễu, Bạch đàn trắng và Bạch đàn chanh.
Cây bạch đàn là cây thân gỗ to, vỏ mềm, bong thành từng mảng để lộ vơ thân màu vàng sáng. Cây phân nhiều cành, cành non có 4 cạnh. Các lá già mọc so le, phiến lá hình liềm hẹp và dài. Còn những lá non thì mọc đối, không cuống, phiến lá hình trứng, có màu lục như phủ sáp. Hoa mọc ở nách lá, màu trắng, quả có hình chén.
Dược liệu:
Lá có hình mũi dáo hay hình lưỡi liềm, cuống lá ngắn và hơi vặn, phiến lá dài và hẹp ở giống bạch đàn liễu, giòn và rộng hơn ở giống bach đàn trắng. Lá có màu xanh lục pha ít vàng nhạt, kiểu lác đác có nhiều chấm nhỏ màu vàng. Gân cấp hai tỏa ra từ gân giữa, gặp nhau ở mép lá. Khi vò lá có mùi thơm đặc biệt.
Phân bố và thu hái bạch đàn
Theo thống kê trên thế giới có khoảng 7000 loài bạch đàn. Hầu hết chúng có bản địa tại Australia và một số ở New Guinea và Indonesia, một số ở bắc Philipines và Đài Loan. Ngày nay, được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam,…
Ở nước ta, cây bạch đàn được trồng ở khắp nơi, từ đồng bằng, trung du cho đến miền núi. Cây bạch đàn không chỉ được trồng để lấy gỗ mà còn được trồng rừng để bảo vệ môi trường tự nhiên và phòng chống cháy rừng. Ngoài ra nó được trồng để phát triển sinh thái học của rừng thì nó được xem là cây trồng quan trọng trong ngành lâm nghiệp nước ta. Bộ phận sử dụng làm thuốc là lá cây bạch đàn. Lá có thể dùng tươi hoặc phơi khô, được sử dụng trực tiếp mà không cần phải chế biến gì.
Thành phần hóa học của bạch đàn
Trong lá cây bạch đàn có chứa một lượng lớn tinh dầu có mùi thơm rất dễ chịu được gọi là tinh dầu khuynh diệp. Mỗi loại giống cây có hàm lượng và thành phần tinh dầu khác nhau như bạch đàn trắng có 60-70% và bạch đàn liễu có 30-50% hàm lượng cineol trong tinh dầu. Loại bạch đàn chanh thì có hơn 70% hàm lượng citronelal trong tinh dầu. Cineol và citronelal là 2 thành phần được quan tâm để khai thác tinh dầu.
Trong đông y, lá bạch đàn có vị thơm nóng, hơi đắng chát, sau đó có cảm giác mát và dễ chịu, dùng để chữa ho, các bệnh hô hấp,…
Tác dụng chữa bệnh của bạch đàn
1. Chữa ho
Dùng tinh dầu bạch đàn xoa bóp vào các điểm huyệt ở bàn chân, cổ họng, ngực và lưng giúp làm giảm cơn ho. Kết hợp xông mũi bằng tinh dầu bạch đàn pha với nước ấm để làm dịu cổ họng và giảm nghẹt mũi.
2. Kiểm soát và phòng chống bệnh tiểu đường
Dùng lá bạch đàn làm trà, mỗi ngày uống 1-2 chén trà. Giúp phòng ngừa hiệu quả để điều trị bệnh. Ngoài ra, dùng tinh dầu bạch đàn xoa bóp còn giúp giãn tĩnh mạch, giúp tăng cường lưu thông máu ở những bệnh nhân đái tháo đường.
3. Chữa ghẻ
Cho lá bạch đàn tươi rửa sạch, đem đun lấy nước, rồi pha thêm nước để tắm, thực hiện tắm nhiều lần. Tinh dầu trong lá có khả năng sát trùng và kháng khuẩn. Đồng thời làm lành các vết thương để da tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng.
4. Trị hôi nách
Lấy khoảng 50g lá bạch đàn tươi rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng nách sau khi tắm khoảng 5-10 phút rồi rửa sạch. Làm liên tuc trong một thời gian sẽ thấy mồ hôi dưới cánh tay không còn nữa.
5. Chữa đau xương khớp
Dùng lá bạch đàn hơ nóng rồi đắp vào chỗ khớp đau, hoặc dùng tinh dầu bạch đàn để xoa bóp xung quanh phần khớp bị sưng đau. Lá bạch đàn có chứa nhiều tinh dầu và chất annins giúp giảm đau, giảm sưng và làm dễ chịu các cơn đau.
6. Chữa viêm tai
Lấy một lượng vừa phải tinh dầu bạch đàn massage vùng ngoài tai, không cho trực tiếp tinh dầu vào tai, với phương pháp massage này sẽ làm giảm tình trạng viêm tai.
7. Chữa bệnh hen suyễn
Dùng một vài giọt tinh dầu nhỏ vào bát nước ấm rồi đặt lên mũi hít thở đều. Tinh dầu bạch đàn ó mùi hương mạnh mẽ giúp đường hô hấp được thông thoáng và thư giãn co thắt phổi. Hợp chất Eucalyptol làm loãng đờm và chất nhầy giúp người bệnh dễ thở, từ đó làm giảm các cơn hen suyễn kéo dài.
8. Trị côn trùng cắn
Hòa hỗn hợp tinh dầu bach đàn với nước sạch rồi rửa sạch vết thương. Để loại bỏ vi khuẩn trên miệng vết thương.
9. Chữa bệnh lỵ
Dùng tinh dầu bạch đàn xoa bóp ở vùng bụng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Có tác dụng giảm đau, giảm viêm và tiêu chảy.
10. Trẻ nhỏ bị ốm, bị lạnh
Tính chất của tinh dầu bạch đàn là làm ấm nhưng không nóng. Vì vậy sẽ không làm trẻ bị bỏng. Dùng tinh dầu bôi vào gan bàn chân, bàn tay và cổ họng cho bé.
11. Điều trị các chứng nhức mỏi cơ thể
Pha nước tắm cùng một vài giọt tinh dầu bạch đàn và ngâm trong 15-20 phút. Để thư giãn và làm giãn các cơ khớp, giảm cảm giác đau nhức.
12. Trị mụn
Nhỏ vài giọt tinh dầu bạch đàn vào bát nước nóng rồi dùng để xông mặt. Giúp các lỗ chân lông mở ra kèm theo bụi bẩn. Đồng thời giúp các tế bào da được thư giãn.
13. Chăm sóc răng và nướu khỏe
Trộn vài giọt tinh dầu với 3ml alcol và 50ml nước ấm để súc miệng hàng ngày. Giúp răng trắng, nướu khỏe.
14. Trị đau đầu
Nhỏ vài giọt tinh dầu trộn cùng dầu thực vật rồi xoa lên thái dương và trán. Sau đó massage nhẹ nhàng cơn đau đầu sẽ biến mất.
15. Giải cảm
Cho vài giọt tinh dầu bạch đàn với cùng với tinh dầu bưởi, tinh dầu hương nhu,…vào nước ấm để xông hơi. Hoặc lấy mỗi loại 1 nắm gồm lá bạch đàn tươi, lấ hương nhu, vỏ bưởi, lá tre, xả đun nước sôi rồi chùm kín chăn xông cho đến khi ra mồ hôi.
Lưu ý khi sử dụng cây bạch đàn
Khi dùng tinh dầu khuynh diệp cho bé, các mẹ nên cho ra tay rồi mới thoa lên cho bé, tránh các vùng da nhạy cảm như vùng mặt, bẹn và đùi của bé. Có một số trẻ dễ bị dị ứng, vì vậy nên thử cho bé trước khi dùng nhiều và chữa bệnh cho bé.
Loại tinh dầu này không được uống và cũng không dùng tinh dầu nguyên chất mà phải pha loãng ra với nước.