18 Tác dụng hay của Cây Hồng Hoa quan trọng trong đời sống

0
3082

Hồng hoa là loại cây có nhiều tác dụng hay như phá ứ huyết, sinh huyết mới, chữa chứng kinh nguyệt bế tắc, sản hậu ứ huyết, thai chết trong bụng, chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, viêm dạ con, khí hư, viêm buồng trứng, bệnh viêm phổi, viêm dạ dày,… Trong đông y, cây hồng hoa được sử dụng làm vị thuốc quý và có nhiều ứng dụng tuyệt vời. Để làm sáng tỏ hơn về những công dụng đó, chúng tôi đã sưu tầm tài liệu từ cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam do Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi là giả.

Cây hồng hoa là gì

Còn được gọi với tên khác là cây rum, có tên khoa học là Carthamus tinctorius L., thuộc họ nhà Cúc Asteraceae (Compositae). Người ta thường dùng hồng hoa để phơi hoặc sấy khô làm thuốc.

18 Tác dụng hay của Cây Hồng Hoa quan trọng trong đời sống

Được gọi là hồng hoa vì cây có hoa màu hồng, là cây thảo cao từ 0,6-1m hoặc hơn, thân trắng có vạch dọc, không có lông. Lá mọc so le không có cuống, mép lá có răng cưa nhọn. Cụm hoa gồm những đầu họp lại thành ngù. Hoa màu hồng hoặc đỏ cam đẹp, lá bắc có gai. Quả bế có bốn cạnh lồi nhỏ dài từ 6-7mm, rộng từ 4-5mm.

Thành phần hóa học của cây hồng hoa

Hồng hoa chứa từ 0,3-0,6% chất gluxit gọi là cactamin (carthamin) C21H22O11 (một loại sắc tố hồng). Ngoài ra còn chứa một sắc tố màu vàng C24H30O15 tan trong rượu và nước. Dung dịch nước cất dễ bị phân giải.

Cactamin là một chất có tinh thể màu đỏ khi tác dụng HCl lạnh sẽ cho isocactamin, thủy ngân sẽ cho glucoza và cactamidin.

18 Tác dụng hay của Cây Hồng Hoa quan trọng trong đời sống

Tác dụng dược lý của hồng hoa

1. Nước sắc hồng hoa thí nghiệm trên tử cung cô lập và không cô lập của chuột, thỏ, mèo, chuột bạch và chó thấy có tác dụng kích thích lâu dài.

Đối với ruột của những con vật đó, cũng có tác dụng kích thích nhưng thời gian ngắn hơn.

2. Nước sắc hồng hoa hạ thấp huyết áp của mèo và chó, làm tăng lên sự co bóp của tim, co nhỏ các mạch máu thận và co cơ trơn phế quản của chuột bạch.

3. Lưu Thiệu Quang (Trung Quốc) có thí nghiệm cao lỏng hồng hoa tác dụng lên tử cung cô lập của mèo, chó, kết quả thấy dù tử cung của con vật có thai hay không có thai, đều có tác dụng làm tăng sự co giãn, cuối cùng thì không co giãn được nữa. Nếu rửa thuốc đi tử cung trở lại bình thường.

Liều độc của cactamin đối với thỏ là 20-75mg/kg trọng lượng, đối với mèo thì từ 80-85mg/kg trọng lượng.

Công dụng và liều dùng của hồng hoa

Theo đông y hồng hoa có tính vị: Cay, ấm, vào 2 kinh tâm và can. Có tác dụng sinh huyết mới, phá ứ huyết, sản hậu ứ huyết, chữa kinh nguyệt bế tắc, thai chết trong bụng. Còn có công dụng giải nhiệt ra mồ hôi. Phàm không ứ, trệ thì không dùng được.

1. Trong đông y hồng hoa dùng để chữa kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt xấu, thấy kinh đau bụng, mất kinh, viêm dạ con, khí hư, viêm buồng trứng, có khi dùng uống cho ra hết thai chết trong bụng.

Có thể dụng cho bệnh viêm phổi hay bệnh viêm dạ dày.

Liều lượng dùng trung bình 3-8g mỗi ngày dưới dạng ngâm rượu hay sắc thuốc.

2. Gia vị, làm thuốc nhuộm màu vàng đỏ, sử dụng làm nguyên liệu chế màu vàng đỏ không độc để làm thuốc nhuộm hay nhuộm thức ăn.

18 Tác dụng hay của Cây Hồng Hoa quan trọng trong đời sống

Các bài thuốc từ cây hồng hoa được sưu tầm

1. Thối tai chảy nước vàng: Dùng 3 chỉ rưỡi hồng hoa (trường hợp không có hoa tươi thì dùng lá hoặc cành), 5 chỉ bạch phàm (phèn phi) mang tất cả phơi khô (sạch) tán bột. Dùng bông chấm sạch lỗ tai rồi cho bột thuốc vào. Có nhiều người lại chỉ dùng mình hồng hoa mà không dùng phèn vẫn hiệu quả.

2. Chữa chứng đau bụng do khí huyết và 62 chứng phong: Dùng 1 lượng hồng hoa chia thành 4 phần bằng nhau, lấy 1 bát rượu nấu sôi uống mỗi lần 1 phần. Nếu chưa khỏi thì uống tiếp.

? Xem các cây thuốc trị đau bụng kinh: Hương phụ, Ngải cứu hoặc Lô hội

3. Chữa chứng huyết vân sau sinh, ngực thấy buồn bực: Lấy 1 lượng hồng hoa tán bột sắc rượu mà uống. Đối với người cấm khẩu cần cậy răng để đổ thuốc vào.

4. Chữa chứng cổ họng sưng tắc nghẹt: Vắt nước cốt Lam hồng hoa mà uống, mỗi lần 1 chén uống cho tới khi khỏi.

5. Bị nghẹn không ăn được: Vào ngày mùng 5/5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) hái lấy thứ đầu hồng hoa, cho giấm và rượu vào tẩm sấy khô, Huyết kiệt cục nào to bằng quả dưa, mỗi thứ bằng nhau mang tán bột, rồi trộn với giấm rượu mang chưng cách thủy, nuốt dần khi đang nóng.

6. Thai bị nóng quá, nặng hơn thai chết lưu trong bụng mẹ: Hồng hoa và 1 ít đồng tiện sắc lấy nước cốt uống khi đang nóng.

7. Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ứ huyết gây đau đớn: Hồng hoa, đương quy, diên hồ sách, xích thược, ngưu tất, xuyên khung, ích mẫu mỗi loại bằng nhau (tổng chừng 3-4 lượng) sắc kỹ với nước cho còn 2 tô rưỡi, chia làm 3 lần uống nóng.

Có thể dùng cách tán bột, viên lại bằng hạt long nhãn mà uống mỗi lần 10 viên với nước rượu hoặc nước sôi.

8. Phòng bệnh đậu mùa, trường hợp bị rồi thì ngăn cho khỏi lan vào mắt: Dùng Yên chi chính, một sản phẩm chế từ hồng hoa bôi lên vùng quanh mắt rất hiệu quả.

9. Bị thối tai: Hồng hoa, bạc hà, nước cốt lá Kim ty hà diệp, thêm chút phèn chua tán thành bột mịn thổi vào tai.

10. Bệnh đậu mùa, đậu độc, đậu đinh: Hồng hoa, Trân châu, Băng phiến tán bột cực mịn, nặn hết máu độc dắc thuốc lên rồi băng lại.

11. Đau bụng kinh: Lấy 3 chỉ hồng hoa sắc với rượu chia thành 3 lần uống.

12. Chứng thống kinh: Lấy 1 chỉ rưỡi hồng hoa, 1 chỉ xuyên khung, 3 chỉ hương phụ, 3 chỉ Diên hồ sách, 3 chỉ đương quy. Mang sắc uống, có thể ngâm rượu với đương quy uống trước kỳ kinh.

13. Trị sản dịch: Lấy 1 chỉ hồng hoa, 5 chỉ ích mẫu, 3 chỉ sơn tra, thêm đường đen. Mang sắc uống, lưu ý không dùng cho phụ nữ sau khi sinh.

14. Bị sưng đau do chấn thương: Hồng hoa 3 chỉ, đào nhân 3 chỉ, sài hồ 3 chỉ, đương quy 3 chỉ, đại hoàng 2 chỉ. Thêm nước và rượu bằng nhau vào sắc uống.

15. Bị sưng tấy do ngã hoặc chấn thương: Hống hoa 4 lượng, đương quy vĩ 4 lượng, đào nhân 4 lượng, chi tử 8 lượng. Mang tán bột, trộn dẻo với giấm, chia ra nhiều lần làm cho nóng rồi đắp lên chỗ đau.

16. Trị ban sởi sưng tấy, màu không hồng sáng, sởi khó mọc da: Lấy 2 chỉ đương quy, 1 chỉ rưỡi hồng hoa, 1 chỉ rưỡi hoàng liên, mỗi thứ 3 chỉ các loại đại thanh diệp, tử thảo, ngưa hàng tử, liên kiều, 8 phân cam thảo và 3 chỉ cát căn. Mang sắc uống.

17. Chữa loét hành tá tràng: Dùng 60g hồng hoa, 12 quả đại táo và 300ml sắc còn 150ml. Hòa với 60g mật ong uống 1 lần trong ngày.

18. Phòng chống bệnh ban sởi: Nhai nuốt 3-5 hạt hồng hoa, uống thêm nước vào.

Trên đây là 18 bài thuốc sưu tầm từ cây hồng hoa, tuy nhiên bài thuốc chỉ mang tính chất tham khảo và chưa có dẫn chứng cụ thể. Bạn đọc cần tìm hiểu thật kĩ và hỏi ý kiến thầy thuốc chuyên ngành trước khi sử dụng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây