Tại sao cần phải tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

0
3026

Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giúp bé yêu sinh ra được bảo vệ khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Mẹ bầu nên lưu ý gì khi thực hiện chủng ngừa trong thai kỳ?

Nguy cơ mắc bệnh uốn ván khi mang thai được xem là một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay bởi sự lây truyền từ mẹ sang con có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ hơn về việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cũng như các loại vắc xin phòng bệnh cần thiết khác khi mang thai.

Hình ảnh tiêm uốn ván cho bà bầu

Mẹ bầu có nên tiêm ngừa vắc xin uốn ván?

Việc tiêm phòng vắc xin trước và sau khi mang thai không chỉ để đảm bảo sự an toàn cho sức khỏe của mẹ mà còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Hệ miễn dịch của mẹ giúp bảo vệ bé tránh khỏi các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, nếu bạn đang mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai thì đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu tiêm vắc xin chủng ngừa đầy đủ, đồng thời nắm rõ về lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai bởi trong thai kỳ và thời gian sau sinh mẹ bầu rất dễ bị các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vắc xin đều an toàn cho quá trình mang thai. Thông thường vắc xin có nguồn gốc từ 3 dạng: vi sinh vật sống/ giảm độc lực, vi sinh vật bất hoạt và dẫn xuất độc tố toxoid (thành phần protein từ vi khuẩn đã được biến đổi trở nên vô hại). Phụ nữ mang thai không nên tiêm các loại vắc xin là vi sinh vật sống như vắc xin phối hợp sởi, quai bị và rubella (MMR) vì nó có nguy cơ gây hại đến trẻ sơ sinh. Các loại vắc xin có nguồn gốc từ vi sinh vật bất hoạt như vắc xin phòng cúm hoặc vắc xin toxoid phòng uốn ván/bạch hầu/ho gà (Tdap) thì lại an toàn.

Một số bệnh cần được tiêm chủng ngừa trước khi mang thai

Nhiễm trùng khi mang thai có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đây là lý do vì sao ta nên làm các xét nghiệm máu trước khi mang thai để phát hiện các dấu hiệu bệnh. Nếu không làm xét nghiệm, mẹ bầu nên được chủng ngừa trước khi mang thai. Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ nên đợi 1 tháng sau khi tiêm vắc xin rồi mới mang thai vì vắc xin sống có thể gây nguy hiểm cho thai nhi.

Bệnh sởi thường có các triệu chứng ban đầu như sốt, ho và sổ mũi. Nhiều ngày sau thì xuất hiện các nốt đỏ. Quai bị cũng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra khiến tuyến nước bọt hai bên mang tai sưng lên. Nếu mắc phải một trong hai bệnh trên khi mang thai thì nguy cơ sẩy thai của mẹ bầu là rất cao (bệnh sởi cũng là nguyên nhân làm gia tăng trường hợp sinh non).

Bệnh rubella (sởi Đức) là bệnh nghiêm trọng, gây nguy hiểm trong suốt thai kỳ. Theo nghiên cứu, có khoảng 85% trẻ em bị điếc bẩm sinh và chậm phát triển trí tuệ nếu mẹ nhiễm virus rubella trong tam cá nguyệt đầu tiên.

Thời gian ủ bệnh của các loại vi khuẩn là khác nhau, kéo dài từ 3-21 ngày. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh uốn ván là cứng hàm, cứng ở cổ, cơ bụng, đau xương cột sống và nuốt khó khăn. Một số dấu hiệu hiếm gặp hơn là sốt, huyết áp cao, đổ mồ hôi và nhịp tim nhanh.

Uốn ván là mối nguy hiểm ở trẻ sơ sinh

Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng do Clostridium, một loại vi khuẩn uốn ván phổ biến gây ra. Nguyên nhân là do các dụng cụ cắt rốn chưa tiệt trùng và gốc dây rốn khó lành. Các vi khuẩn uốn ván có thể dễ dàng đi vào cơ thể qua các vết thương hở. Một khi các vi khuẩn tấn công vào da, chúng sẽ sản xuất ra một loại độc tố có tên là tetenospasmin đi vào trong máu. Độc tố này tấn công vào hệ thần kinh và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh dễ mắc uốn ván nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu chưa được chủng ngừa căn bệnh này nên trẻ không nhận được khả năng miễn dịch truyền từ mẹ. Do đó, bạn nên thực hiện việc tiêm phòng uốn ván đầy đủ trước và sau khi mang thai.

Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván khi mang thai

Hầu hết các quốc gia đều tuân thủ tiêu chuẩn phổ cập về tiêm chủng phòng ngừa uốn ván (TT) cho sức khỏe bà mẹ. Những phụ nữ nạo phá thai không an toàn và những người có nguy cơ dễ mắc uốn ván nên đi tiêm phòng để ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh. Nếu cảm thấy đau sau khi tiêm bất kỳ liều vắc xin phòng uốn ván nào, bạn đừng quá lo lắng. Vì đây là lúc vắc xin bắt đầu hình thành kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ nhiễm trùng. Tốt nhất là ta nên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe nếu cơ thể có những thương tổn nghiêm trọng.

Ngoài việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu giúp bảo vệ trẻ bằng cách chuyển kháng thể trực tiếp từ mẹ sang con thì bạn cũng cần phải hết sức lưu ý đến điều kiện tiêm chủng, sinh đẻ sao cho thật vệ sinh, an toàn để ngăn ngừa uốn ván cho cả bà mẹ và trẻ em.

Những hiểu biết đầy đủ về các loại vắc xin nên và không nên tiêm cho mẹ bầu sẽ là điều kiện cần thiết để bé cưng của bạn chào đời an toàn và không mắc phải những căn bệnh nguy hiểm. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ là cẩm nang sức khỏe giúp bạn được “mẹ tròn con vuông” nhé!

0 BÌNH LUẬN