Trang chủ Xe Kinh nghiệm lái xe

Kinh nghiệm dừng xe khi ô tô bị hỏng phanh

0
3054
Ô tô hỏng phanh là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có thể dễ dàng xảy ra tai nạn. Vậy nếu rơi vào tình huống này, tài xế nên hành động như thế nào?

Không còn gì đáng sợ hơn khi bạn đang lao với vận tốc 60km/h trên đường cao tốc thì phát hiện phanh ô tô bị mất (hỏng) hoặc trục trặc. Những lúc này bạn hãy bình tĩnh và làm theo những hướng dẫn sau để dừng xe an toàn.

Khi mất phanh, hãy về số thấp

Trên thực tế, câu chuyện mất phanh không phải chỉ xảy ra với những chiếc xe cũ. Thậm chí đôi khi bạn phải đối mặt trường hợp mất phanh ngay cả trên những dòng xe mới nhất. Trong tình huống này, kể cả những người có nhiều cũng thường bối rối, không biết cách xử lý, dẫn đến hậu quả nặng nề.

Các xe dễ bị mất phanh nhất là xe chạy đường dài, đường đồi núi, địa hình hiểm trở. Nguyên nhân là do các cung đường này lái xe thường sử dụng phanh liên tục mà hầu hết hệ thống phanh hiện nay đều được dẫn động bằng dầu và trợ lực bằng khí chân không, nếu lạm dụng quá nhiều sẽ sinh nhiệt làm trơ má phanh, khiến phanh không ăn, trong trường hợp dùng lâu ngày sẽ làm lộn cupen ở xi-lanh, dầu phanh tràn ra dễ khiến mất phanh.

Làm sao để dừng xe khi ô tô bị hỏng phanh? 

Nếu phanh đã mất, đầu tiên bạn phải thật bình tĩnh, hãy kéo phanh tay từ từ, sau đó gạt cần số về vị trí số 1 để giảm tốc xe. Đặc biệt lưu ý là không nên gạt về số 0, nhất là khi bạn đang đi trên dốc. Bởi vì khi gạt về số 0 thì xe sẽ lao xuống và rất khó vào lại do tốc độ máy và vòng quay của bánh xe đã bị lệch.

Ví dụ cụ thể, bạn đang đi xuống đèo ở vị trí số 3 thì phát hiện phanh đứt. Để về số 1, bạn đạp côn về số 0, sau đó nhả côn và vù mạnh chân ga để tốc độ vòng tua đồng tốc với tốc độ vòng quay bánh xe; sau đó lập tức là đạp chân côn, dồn về số 2. Lúc này, xe sẽ khựng và giật đột ngột. Đừng hoảng sợ, lúc này bạn hãy gạt cần về số 1, xe sẽ đi cực kỳ chậm, bạn có thể dừng xe bằng cách nhả cần phanh tay đã kéo rồi nhanh chóng kéo mạnh để dừng hẳn xe.

Khi phát hiện mất phanh, bạn nên đạp nhồi chân phanh liên tiếp nhiều lần để lấy lại tạm thời áp suất thủy lực trong đường ống bị rò rỉ. Sau đó dừng xe ở ven đường tìm cách gọi cứu hộ.

Phanh không hoạt động, lập tức nhả chân ga

Một trong những chỉ dẫn quan trọng nhất khi mất phanh là bạn phải lập tức nhả chân ga. Nếu ga xe có hệ thống ga tự động cruise control thì phải tắt nút trên vô-lăng để ngừng kích hoạt chế độ này. Sau đó bạn hãy đạp phanh liên tục để xem xét nguyên nhân. Nếu phanh mềm và lỏng, đạp thấy sát tận sàn thì nguyên nhân có thể bắt nguồn từ mất dầu do hỏng đường ống. Hãy đạp lại nhiều lần để có cơ may phục hồi áp suất tạm thời. Nếu phanh cứng ngắc thì có thể phanh đã bị tắc đường dẫn thủy lực, hoặc phanh bị bó cứng. Một nguyên nhân khác có thể do phanh bị chặn ở dưới (chai nước rơi vào khe, thảm sàn…)

Tiếp theo bạn hãy làm 2 bước quan trọng sau:

Thứ nhất là bạn cần đạp phanh liên tục. Việc đạp nhả phanh có thể giúp hệ thống khôi phục tạm thời, nếu xe có ABS thì hành động này cơ may ABS được kích hoạt sẽ cao.

Thứ hai là bạn cần ngay lập tức chuyển về số thấp (xe số tự động là các số 1,2 hoặc S, L…). Việc chuyển số thấp sẽ giúp xe đi chậm lại. Các xe sử dụng số sàn (số tay) thì việc sang số thấp phải theo bước phụ thuộc vào tốc độ xe đang vận hành, không nên ngay lập tức về ngay các số 1, 2 mà cần chuyển từ từ. Nguyên nhân là do việc chuyển số đột ngột có thể hệ truyền động bị phá hủy, từ đó lực quán tính sẽ khiến xe lao đi nguy hiểm hơn. Đặc biệt chú ý là không bao giờ được tắt động cơ vì dễ làm mất trợ lực khiến xe trở nên nặng và khó điều khiển. Chưa kể ở tốc độ cao, dừng động cơ đột ngột có thể khiến xe mất kiểm soát do lực quán tính.

Sử dụng phanh tay

Phanh tay hay còn gọi là phanh đỗ xe, sẽ cực kỳ có ích trong trường hợp này. Tuy nhiên với xe đang đi tốc độ cao, sử dụng phanh này đột ngột dễ khiến bánh sau bị trượt, văng đuôi do phanh chỉ tác dụng lên bánh sau, gây khóa bánh. Nếu trong lúc hoảng hốt lỡ dùng phanh này, bạn cần giữ núm bấm chốt nhả phanh tay để hạ phanh nếu thấy xe không đi theo định hướng.

Tiếp theo, bạn cần quan sát phía trước để xem có các chướng ngại vật hay phương tiện nào không, điều này giúp bạn hạn chế tối đa rủi ro và kéo dài thời gian xử lý sự cố. Động thái cần làm nữa là phải bật đèn khẩn cấp (đèn hazard, có biểu tượng tam giác) để cảnh báo cho các phương tiện khác. Nếu xe khác không chú ý, hãy nhấn pha, còi liên tục để báo hiệu. Nếu bạn đang chở ai đi cùng, hay nhờ họ mở cửa xe và hô to để cảnh báo mọi người. Đây là một trong những c nhanh và hiệu quả nhất..

Một phương án khá liều nữa là bạn hãy đánh võng nếu đang ở khoảng đường rộng. Việc đánh võng sẽ làm giảm tốc độ lao của xe và giúp xe chậm lại. Tuy nhiên cần chú ý không làm nếu như bạn đang lao với tốc độ cao, sẽ rất dễ gây lật xe nếu tay lái yếu hay thiếu .

Nếu trong trường hợp quá khẩn cấp, bạn hãy lựa chọn vật cản để làm giảm tốc độ xe. Trong trường hợp này đơn giản nhất hãy dùng cây cỏ ven đường, đường bùn lầy để đưa xe vào, thậm chí bạn có thể dùng cả dải phân cách giữa đường hoặc vỉa hè để tạo lực cản, nếu không còn cách nào hãy chú ý nhờ xe khác giúp bạn giảm tốc độ.

0 BÌNH LUẬN