Trang chủ Xe Kinh nghiệm lái xe

Kiến thức về hệ thống phanh ABS mọi tài xế cần biết

0
3022

ABS là hệ thống phanh rất quan trọng được trang bị trên nhiều dòng xe ô tô. Tuy nhiên, nhiều tài xế Việt còn đang băn khoăn hoặc hiểu chưa đúng về tác dụng của hệ thống phanh này.

1. Hệ thống phanh ABS là gì?

ABS viết tắt của cụm từ Anti-Lock Braking System – Hệ thống chống bó cứng phanh. Cha đẻ của ABS là kỹ sư Gabriel Voisin. Ban đầu, phanh ABS vốn là phát minh dành cho máy bay, nhưng cuối cùng lại được sử dụng rộng rãi cho ô tô.

2. Tác dụng của phanh ABS

Khi tài xế đạp phanh gấp, lực phanh mạnh có thể dẫn đến hiện tượng khóa cứng bánh xe (má phanh ép chặt vào đĩa phanh), khiến bánh không thể lăn mà dễ trượt đi. Hệ thống chống bó cứng phanh kích hoạt giúp nhấp nhả liên tục chân phanh để bánh xe vừa có thể xoay theo hướng lái, vừa có thể dừng lại khi hãm phanh. 

Phanh ABS chống lại hiện tượng khóa bánh xe

3. Phanh ABS làm tăng hay giảm quãng đường phanh?

Về nguyên lý, hệ thống chống bó cứng chỉ can thiệp vào chân phanh, không tác động đến lực phanh, nên không có tác dụng rút ngắn quãng đường hay giữ xe không lật.

Tuy nhiên trên thực tế, ABS vẫn có tác động đáng kể đến quãng đường phanh, tùy theo mặt đường. Cục an toàn giao thông Mỹ (NHTSA) chỉ ra rằng, sử dụng ABS có thể rút ngắn đường phanh trong điều kiện mặt đường khô, sạch sẽ. Ngược lại, trong điều kiện địa hình trơn trượt (mưa, tuyết), ABS sẽ gây tăng quãng đường này.

Ngay cả khi quãng đường phanh bị tăng, ABS vẫn có lợi lớn nhất giúp tài xế đánh lái đúng hướng, tránh vật cản hoặc va chạm với xe khác. Tuy nhiên, hệ thống này có thể bị hư hại theo thời gian, do vậy người sử dụng xe cần kiểm tra định kỳ và nắm chắc những dấu hiệu cần thay mới cảm biến phanh ABS.

Hệ thống phanh ABS giúp tài xế đánh lái đúng hướng, tránh ngại vật

4. Hệ thống phanh ABS làm việc ở mọi tốc độ?

Những người nhiều năm kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết, ABS có thể kích hoạt ở mọi tốc độ. Điều này chứng minh rằng, quan điểm phanh ABS chỉ làm việc khi xe chạy tốc độ cao là hoàn toàn sai lầm.

4. Phanh ABS tích hợp trên những bánh xe nào?

Theo các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm về ô tô, về nguyên lý, phanh ABS có thể trang bị trên cả 4 bánh của xe ô tô. Nhưng nhiều dòng xe hiện nay chỉ tích hợp ABS trên hai bánh, ví dụ dòng bán tải, xe van hay SUV chủ yếu được trang bị ABS cầu sau.

5. Xe được trang bị cân bằng điện tử ESC đã có ABS?

Phanh ABS cho phép ESC hoạt động độc lập tại 4 bánh

Hệ thống cân bằng điện tử ESC không bao giờ tách rời phanh ABS. Hệ thống chống bó cứng phanh cho phép ESC hoạt động độc lập tại các bánh. Do vậy, khi xe được trang bị ESC nghĩa là đã kèm theo ABS, nhưng chưa chắc xe có ABS sẽ được trang bị ESC.

Chính vì ESC và ABS hoạt động không thể tách rời mà nhiều người lầm tưởng chức năng và nguyên lý vận hành của chúng giống nhau. Trên thực tế, phanh ABS chỉ kích hoạt khi tài xế người lái đạp phanh gấp, nguy cơ bánh xe bị khóa cứng. Trong khi hệ thống cân bằng điện tử ESC chỉ làm việc khi góc đánh lái và góc thân xe bị sai khác. Điều này có nghĩa ESC hoạt động hoàn toàn tự động.

6. Tác dụng của ABS và TCS là như nhau?

 ABS và hệ thống chống trượt TCS hoàn toàn khác nhau

Như đã đề cập, tác dụng lớn nhất của ABS nhằm tránh hiện tượng trượt bánh khi phanh gấp. Còn TCS (viết tắt của Traction Control System) là hệ thống chống trượt khi xe đột ngột tăng tốc. Do vậy, hai hệ thống hoạt động hoàn toàn khác nhau. TCS sẽ được kích hoạt khi người lái nhấn chân ga tăng tốc trên mặt đường dễ trơn trượt (đọng nước, tuyết rơi), hoặc những đoạn cua để hạn chế tình trạng trượt bánh.

0 BÌNH LUẬN