Dưới đây là danh sách các bộ phận trên xe ô tô sở hữu thiết kế khí động học
Xe ô tô chịu nhiều lực tác dụng khi di chuyển
Một chiếc xe ô tô khi chạy trên đường sẽ gặp một số lực như: lực cản lăn do chất lượng mặt đường và lốp xe đều là các bộ phận trên xe ô tô quyết định trực tiếp đến lực ma sát và lực nâng.
Hình dáng và tốc độ xe là những yếu tốc quyết định đến lực cản gió và khiến xe ô tô không thể chạy đúng tốc độ theo công bố của nhà sản xuất.
Các bộ phận trên xe ô tô sở hữu thiết kế khí động học
Trong thông tin sản phẩm của xe ô tô đều có đề cập đến thiết kế khí động học. Tuy nhiên, thiết kế khí động học là gì thì không phải ai cũng biết.
– Cánh gió đuôi: Không ít các câu hỏi đặt ra là tại sao xe ô tô thông thường, đặc biệt là xe đua lại được thiết kế chiếc cánh gió đuôi. Đây chính là bộ phận giúp luồng không khí trên mui xe thoát ra phía sau và không thể quay trở lại. Nhờ đó, giúp giảm lực nâng và sẽ chỉ còn lực cản khi xe di chuyển.
– Cánh chia gió phía trước: Bộ phận này có nhiệm vụ biến đổi luồng gió dưới gầm xe ô tô giảm bớt lực cản khi di chuyển.
– Cánh cản ngang: Bộ phận này sẽ đưa luồng không khí tiếp cận với xe ô tô theo 2 hướng bên cạnh xe giúp giảm lực cản cũng như lực nâng do luồng không khí ở phía dưới gây ra.
– Gầm xe trơn: Các nhà sản xuất sẽ thiết kế chiếc xe ô tô của mình với gầm xe trơn giúp xe không bị nhiễu loạn bởi không khí và lực nâng.
– Bí quyết đến từ lốp xe ô tô: Collin Chapman đã tìm ra phương thức hoàn toàn mới – hiệu ứng mặt đường để tạo lực nén mà không làm ảnh hưởng đến lực cản. Theo đó, ông đã tạo một đường dẫn không khí ở dưới đáy xe đua, hẹp ở phía trước và mở rộng về phía sau.
Theo các chuyên gia kinh nghiệm về ô tô, do gầm xe gần sát mặt đườn nên sự kết hợp giữa đường dẫn không khí và mặt đường tạo thành đường hầm gần như đóng kín. Khi di chuyển, không khí vào đường hầm bắt đầu từ phía mũi xe thoát thẳng ra phía sau khiến áp suất không khí giảm dần về phía đuôi xe và từ đó, sẽ phát sinh lực nén.