Bà bầu bị viêm gan B nên điều trị như thế nào?

0
3079

Viêm gan B là bệnh khá phổ biến do virus HBV gây ra. Đối với người bình thường, căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng nếu bà bầu bị viêm gan B thì sẽ có nguy cơ cao lây nhiễm sang bé.

Viêm gan B là căn bệnh có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Ở giai đoạn đầu, bệnh thường diễn tiến âm thầm, không có dấu hiệu gì đặc biệt nên rất khó phát hiện. Nếu bạn bị viêm gan B khi đang mang thai thì phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để tìm ra lời giải đáp cho vấn đề này nhé.

Hình ảnh bà bầu bị viêm gan B

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ sinh ra bị lây nhiễm viêm gan B từ người mẹ chỉ khoảng 40% và không phải trẻ nào cũng mang mầm bệnh đến suốt đời. Nhưng tốt nhất để bảo đảm sức khỏe cho bé yêu, nếu có kế hoạch mang thai trong thời gian tới, bạn nên đi xét nghiệm máu để tầm soát căn bệnh này. Bởi nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, bà bầu bị viêm gan B khi có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bạn bị viêm gan B khi mnag thai nhưng được điều trị sớm thì việc kiểm soát các biến chứng có thể trở nên dễ dàng.

Những thông tin cần biết về việc bà bầu bị viêm gan B

Viêm gan B là bệnh gan truyền nhiễm do virus HBV gây ra. Virus này lây truyền từ người này sang người khác thông qua đường máu và dịch cơ thể của người bị nhiễm như: tinh dịch, chất tiết ra từ âm đạo, sữa mẹ, nước bọt, máu mủ từ vết thương.

Hệ miễn dịch của con người có thể chống lại virus này mà không cần sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào. Tuy nhiên, có một số trường hợp, virus này vẫn ẩn náu trong cơ thể, dẫn đến tình trạng viêm gan B mạn tính, gây tổn thương gan nghiêm trọng và không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Bà bầu bị viêm gan B có thể truyền sang cho cho con. Do đó, bạn cần chú ý chăm sóc bản thân, nếu thấy có các triệu chứng của bệnh, tốt nhất nên đi kiểm tra sớm để được điều trị kịp thời. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn dương tính với virus viêm gan B, bác sĩ sẽ tiêm ngừa cho bé ngay sau khi sinh. Còn nếu bạn có hàm lượng virus cao trong máu, bác sĩ có thể cho bạn dùng các loại thuốc để kiểm soát bệnh

.

Triệu chứng của viêm gan B

Cũng giống như người bình thường, ở giai đoạn đầu, bà bầu bị viêm gan B cũng không có nhiều triệu chứng rõ ràng. Nếu có thì những triệu chứng này cũng giống với các triệu chứng thai kỳ khác nên rất khó phát hiện. Đó là lý do tại sao bạn nên đi kiểm tra sớm nếu nghi ngờ mình bị viêm gan B. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Đau và nhức mỏi, triệu chứng này khá giống với các triệu chứng cảm, cúm thông thường
  • Mất cảm giác ngon miệng và buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng
  • Sốt nhẹ.

Bà bầu bị viêm gan B có thể gặp biến chứng gì?

Thông thường, viêm gan B không ảnh hưởng nhiều đến việc sinh nở hoặc mang thai. Nhưng căn bệnh này có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ như:

  • Tăng nguy cơ sinh non và sẩy thai
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ
  • Tăng nguy cơ sinh con thiếu cân
  • Gây tổn thương gan của bé trong giai đoạn bào thai.

Một số quan niệm sai lầm về việc bà bầu bị viêm gan B

Trước đây, bạn thường nghe thai phụ bị viêm gan B sẽ phải sinh mổ để hạn chế lây nhiễm cho con? Thực tế là trong trường hợp này, bạn không nhất thiết phải sinh mổ. Nguyên do là virus viêm gan B có thể lây sang bé nhưng căn nguyên của tình trạng lây nhiễm này là do virus có trong các hỗn hợp chất lỏng của cơ thể bạn được truyền qua bé khi sinh. Do đó, dù sinh thường hay sinh mổ thì bé cưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm.

Đa số các nghiên cứu đều nói rằng bạn vẫn có thể cho con bú khi bị viêm gan B miễn là bé được tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch.

Bà bầu bị viêm gan B nên điều trị như thế nào?

Theo khảo sát, phương thức lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con là phổ biến nhất.

Dưới đây là các bước điều trị để hạn chế tình trạng này:

  • Đầu tiên, nếu thấy mình có các triệu chứng kể trên, bạn nên đi xét nghiệm máu để biết mình bị viêm gan B hay không.Nếu kết quả cho thấy bạn bị viêm gan B, cũng đừng quá lo lắng. Hãy trao đổi thật cụ thể với gặp bác sĩ để có hướng điều trị tích cực và có phương án phòng tránh lây nhiễm cho bé hiệu quả.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm sâu hơn để kiểm tra nồng độ virus viêm gan B trong máu.Trong trường hợp nồng độ cao, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các loại thuốc để giúp kiểm soát tình trạng này. Tenofovir hoặc Viread là hai loại thuốc được sử dụng khá phổ biến.
  • Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn dương tính với virus viêm gan B, bé bắt buộc phải tiêm ngừa sau khi sinh. Bé sẽ được tiêm hai liều: một liều vắc-xin viêm gan B (liều 5 mcg) và một liều globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG, liều 0,5 ml). Hai mũi tiêm này sẽ được tiêm ở các chi khác nhau. Nếu được tiêm đúng cách, thuốc có thể bảo vệ bé khỏi nguy cơ bị viêm gan B.Thời gian tiêm thường là 12 – 24 giờ đầu sau khi sinh và sẽ tiêm lại khi bé được một tháng, hai tháng và 1 tuổi. Ngoài ra, bé cũng có thể phải tiêm lại khi được 5 tuổi.
  • Nếu bị viêm gan B khi mang thai, bạn cần được theo dõi và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện kịp thời các triệu chứng nghiêm trọng.

Bà bầu bị viêm gan B trong thai kỳ không nên quá lo lắng. Nếu bạn làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể dễ dàng bảo vệ bé khỏi nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

0 BÌNH LUẬN