Trang chủ Xe Kinh nghiệm lái xe

Tại sao xe ô tô bị òa ga?

0
445

Van không tải, bướm ga cùng cảm biến vị trí bướm là 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ô tô bị òa ga.

Xe được trang bị hệ thống phun xăng điện tử có tỷ lệ òa ga lớn hơn nhiều so với xe sử dụng chế hòa khí

Bản chất của hiện tượng òa ga

Òa ga được hiểu là hiện tượng vòng tua máy cao bất thường ở chế độ chạy không tải. Ở chế độ này, tùy thuộc vào từng loại động cơ, dòng xe và phụ tải (điều hòa có đang bật hay không) mà tốc độ vòng tua máy vào khoảng từ 800 – 1.000 vòng/phút. Theo các chuyên gia kinh nghiệm về ô tô, bản chất của òa ga là do sự bổ sung lượng gió và nhiên liệu cung cấp cho động cơ ô tô ở chế độ không tải nằm ngoài kiểm soát của lái xe

Sự khác biệt của òa ga và bù ga

Chế độ bù ga trên các mẫu xe hiện đại được các nhà sản xuất xe hơi lập trình có chủ đích để giảm thiểu thời gian sấy nóng động cơ ô tô, giảm rung ở chế độ không tải hay hỗ trợ khởi hành… Trong trường hợp này, xe vẫn chạy khi chân ga nhả hoàn toàn (đối với xe số tự động và cần số ở vị trí D), tuy nhiên, gia tốc chậm. Do dó, bù ga không gây nguy hiểm cho người dùng.

Các tài xế giàu kinh nghiệm lái xe ô tô cho biết hiện tượng òa ga sẽ gây tiêu tốn nhiên liệu mang lại cảm giác khó chịu cho các bác tài khi chạy trên đường đông và phải thường xuyên rà phanh để giảm tốc, thậm chí, nếu vòng tua máy lên quá cao sẽ dấn đến mất kiểm soát và gây nguy hiểm cho cả lái xe, hành khách và những người xung quanh. 

Nguyên nhân của hiện tượng òa ga

Van không tải, bướm ga cùng cảm biến vị trí bướm là 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ô tô bị òa ga.

– Với xe ô tô cũ sử dụng chế hòa khí như Mitsubishi Jolie hay Kia Pride CD-5… òa ga là do quá trình chăm sóc và bảo dưỡng ô tô, các thợ máy lắp sai đường ống phụ. Các đường ống phụ này hoạt động ở chế độ: khởi động nguội, không tải, sấy nóng, bù ga….

Nguyên nhân của hiện tượng òa ga còn có thể là do bướm ga bị mòn làm tăng khe hở khi đóng hoàn toàn sau thời gian dài sử dụng. Lúc này, không khí đi qua cả đường gió chính và phụ gây “ngốn” xăng và làm tăng vòng tua máy. Ngoài ra, bướm ga không đóng kín còn có thể do bụi bẩn hay kẹt dây ga, lò xo hồi vị của bàn đạp chân ga yếu.

Nếu bị òa ga, dòng ô tô sử dụng chân gia điện tử sẽ khó chữa hơn

– Với các dòng ô tô phun xăng điện tử, phần họng hút – vị trí sử dụng các cảm biếm bao gồm: cảm biến vị trí bướm ga, cảm biến lưu lượng khí nạp…sẽ không còn các đường ống khí phụ phức tạp như bộ chế hòa khí. Do đó, việc cung cấp nhiên liệu sẽ được ECU tính toán theo từng chế độ của động cơ ô tô thông qua các tín hiệu nhận từ cảm biến. Dẫu vậy, dòng xe phun xăng điện tử lại có nhiều “nguồn cơn” dẫn đến òa ga hơn.

Nguyên nhân đầu tiên là van điều khiển chế độ không tải. Tùy theo chế độ động cơ, loại van này có nhiệm vụ tự động điều chỉnh tiết diện lưu thông của đường gió phụ. Trường hợp van không tải bị bẩn hoặc kẹt hoặc chết thì chế độ không tải của động cơ không còn được đảm bảo. Vì vậy, ô tô rất dễ bị òa ga hoặc chết máy.

Bên cạnh đó, cảm biến vị trí bướm ga hoạt động sai lệch hay chết dẫn đến việc nhận biết chế độ không tải của ECU không còn chính xác. Đối với các dòng ô tô sử dụng dây ga để điều khiển bướm ga, hiện tượng òa ga sẽ dễ sửa chữa hơn do van không tải và cảm biến vị trí bướm ga riêng biệt. Trong khi đó, ô tô dùng chân ga điện tử, van không tải và cảm biến vị trí được tích hợp với nhau nên chỉ có thể cài đặt lại thông số ban đầu bằng máy chẩn đoán.

0 BÌNH LUẬN