Còi xe ô tô là một bộ phận có nhiệm vụ phát ra tín hiệu bằng âm thanh để cảnh báo cho người đi đường, người chỉ dẫn giao thông và các lái xe trên các xe khác khi bạn có nhu cầu xin đường. Chiếc còi ô tô rất quen thuộc là thế nhưng không phải tài xế nào cũng hiểu và biết được cấu tạo của nó. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về chiếc còi ô tô.
1. Cấu tạo còi xe ô tô
Theo tìm hiểu của baoduongxe.info thì còi xe ô tô thường có hai loại là còi hơi và còi điện.Còi hơi thường được dùng trên những chiếc xe có tải trọng lớn và có hệ thống hơi khí nén dùng cho phanh xe. Còn còi điện ô tô được sử dụng nhiều trên các loại xe kể cả xe con và xe tải và trên ô tô thường lắp 2 hoặc 3 còi điện
Mạch còi điện gồm có rơ le còi, còi điện, ắc quy, khóa điện và nút bấm còi. Khi bật khóa điện và ấn nút bấm còi, rơ le còi sẽ đóng tiếp điểm A của rơ le đưa điện vào còi để còi hoạt động phát ra âm thanh. Khi ngừng bấm nút còi, tiếp điểm của rơ le mở mắt mạch điện làm còi không tiếp tục kêu. Những bộ phận chính của còi điện ô tô bao gồm: Vỏ, nam châm điện, tiếp điểm, tụ điện, tấmthép từ, trụ điều khiển, màng rung, đĩa rung và cơ cấu điều chỉnh âm thanh.
2. Cách điều chỉnh âm thanh của còi xe ô tô
Còi ô tô đúng là rất hiệu quả trong việc cảnh báo với các phương tiện cùng tham gia giaothông. Tuy nhiên, trong thực tế còi ô tô bị khá nhiều tài xế lạm dụng sử dụng không đúng. Ngoài ra,để đảm bảo cho việc không gây ảnh hưởng đến những phương tiện tham gia giao thông khác bạn có thể điều chỉnh còi xe ô tô với độ to hay nhỏ cho phù hợp.
Âm thanh của còi xe ô tô phụ thuộc vào tần số dao động và biên độ dao động của màng còi, do đó khi khoảng cách hở giữa hai tiếp điểm thay đổi khi tiếp điểm mở sẽ làm thay đổi tần số đóng mở của tiếp điểm và biên độ dao động của màng. Thêm vào đó, sức tăng của lò xo lá và khe hở giữa lõi thép và khung thép từ cũng gây ảnh hưởng tới khả năng đóng mở tiếp điểm. Do đó khi bạn muốn thay đổi âm thanh to hay nhỏ của còi xe hơi thì chỉ cần điều chỉnh bộ phận ốc điều chỉnh để thay đổi biên độ và tần số dao động của còi hay điều chỉnh sức căng của lò xo lá và khe hở giữ lõi thép và khung thép.
3. Một số cách điều chỉnh, sửa chữa còi điện ô tô khi còi không kêu
Khi chiếc còi xe ô tô của bạn gặp vấn đề không kêu được thì bạn có thể xử lý nó nhưsau:
– Nối thêm một đoạn dây mát, nên cạo sạch nơi gắn còi để tiếp mát tốt
– Dùng đèn thử một đầu nối mát đầu kia chạm vào đầu nối BAT nếu không xẹt lửa thì bị hở mạch tử ắc quy đến. Còn nếu xẹt lửa thì chạm đầu dây này vào đầu H, nếu còi kêu thì rơ le còi bị hỏng.
– Nếu còi vẫn không kêu, thì chạm dây này vào cọc bắt dây của còi, nếu còi kêu là hở mạch từ rơ le đến còi, nếu vẫn không kêu là còi xe bị hỏng.
– Trong trường hợp còi xe hơi kêu liên tục mà không tắt nguyên nhân là do chạm mát đoạn dây từ rơ le đến nút bấm còi.
Cách sửa chữa còi điện khi tháo rời: Nếu cháy, đứt hở mạch cuộn dây điện tử, cần cuốn lại cuộn dây hoặc thay cuộn dây mới. Nếu tiếp điểm bị cháy rỗ, tiếp xúc không tốt, không tiếp điện thì cần vệ sinh sạch sẽ tiếp điểm. Cần thay mới khi các lò xo yếu, gẫy, giảm tính đàn hồi.
Còi xe ô tô là một bộ phận nhỏ trên xe nhưng đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra tín hiệu cho những phương tiện cùng tham gia giao thông. Bởi vậy việc hiểu và nắm rõ được những biểu hiện hư hại của còi xe ô tô sẽ giúp bạn bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời bộ phận này. Hy vọng với những thông tin mà chuyên mục tin tức cung cấp sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức cần thiết về còi ô tô.