Lá tre và những công dụng chữa bệnh rất ít người biết đến

0
3114

Lá tre tươi có thể được dùng để nấu nước uống trị sỏi thận, kết hợp cùng một số loại thảo dược khác để trừ cảm mạo, chữa hen suyễn, giải độc, lợi tiểu, đánh bay mụn nhọt.

Từ muôn đời xưa, cây tre đã gắn bó mật thiết đối với đời sống của người dân Việt Nam với rất nhiều công dụng khác nhau. Đặc biệt, lá tre có khả năng chữa bệnh cực kỳ hữu ích mà rất ít người trong chúng ta biết đến.

Hay những bệnh nhân bị viêm màng phổi có tràn dịch, viêm bàng quang cấp tính dùng lá tre đúng cách cũng sẽ đạt được kết quả tối ưu.

Cây tre – hình ảnh gắn liền với đời sống người dân Việt Nam

Mẹo trị sỏi thận thành công từ lá tre

Sỏi thận là một căn bệnh sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời bằng giải pháp phù hợp.

Thay vì lạm dụng các loại thuốc tây vừa tốn kém, vừa khó dứt điểm, anh Đ.T.T 35 tuổi, tại Nam Định đã áp dụng cách thức trị sỏi thận thành công từ lá tre. Khi biết đến bài thuốc này, hàng ngày anh đều lấy một nắm lá tre, rửa sạch, bỏ vào nồi nước để đun sôi và uống thay nước lọc.

Anh T chia sẻ: “Tôi uống nước lá tre mỗi ngày, chừng 20 ngày bắt đầu nhận thấy các triệu chứng sỏi thuyên giảm, không còn phải chịu đựng những cơn đau dai dẳng. Quá trình vận động diễn ra bình thường, cuộc sống đã trở nên thoải mái, dễ chịu hơn hẳn”.

Kết hợp cùng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học, sau hơn 1 tháng dùng nước lá tre, anh T đi khám được biết sỏi đã tan dần, được đẩy ra bên ngoài qua đường nước tiểu. Anh vô cùng vui mừng.

Lá tre trị bệnh đã được ghi nhận ở nhiều người

Thận trọng khi dùng lá tre chữa bệnh

Biết đến tác dụng của lá tre trị bệnh sỏi thận, anh L.H.N cũng áp dụng cho bản thân. Song không may mắn như trường hợp của anh T kể trên.

Trong quá trình thực hiện bài thuốc, anh N gặp phải hiện tượng nôn mửa, đối mặt với các cơn đau dữ dội ở vị trí có sỏi. Dấu hiệu đó được nhiều người đã từng uống nước lá tre cho rằng là lúc viên sỏi đang dần tan ra.

Nhưng một thời gian sau đi thăm khám, tình trạng bệnh của anh N không có sự tiến triển. Các bác sĩ kết luật viên sỏi đã hình thành quá lâu, kích thước lớn, khó đánh tan được bằng nguyên liệu tự nhiên. Vì thế, buộc phải cần đến sự can thiệp của y học hiện đại.

Thực tế, thời gian chữa bệnh sỏi thận của lá tre nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa mỗi người. Không phải đối tượng nào cũng cho kết quả như ý. Đồng nghĩa với việc bạn nên cân nhắc, tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi trải nghiệm.

Lá tre là lá gì

Lá tre là một bộ phận của cây tre, thuộc họ cỏ, lớp thực thực vật một lá mầm. Với những phiến lá chưa mở hết được gọi là trúc diệp. Lá tre ở dạng búp hay đọt được gọi bằng tên trúc diệp quyển tâm.

Đặc điểm của lá tre

Lá tre thường có cấu tạo 2 phần gồm bẹ lá và phiến lá.

Bẹ lá là phần nối từ cành tre đến cuống lá, hình lòng máng, gắn chặt vào cành từ vị trí giữa bẹ lá cùng cuống lá. Phần cuống lá chỉ ngắn chừng vài mm.

Phiến lá hình trứng thuôn, đầu mũi nhọn, thường lật ra ngoài. Ở hai mặt lá đều có lông cứng, sờ vào thấy thô ráp, độ dài 10-20cm, độ rộng 15-25mm. Phiến lá gồm 3-5 đôi gân lá song song.

Đặc điểm của lá tre

Phân bố, thu hái, chế biến cây tre

Cây tre phân bố ở những khu vực ẩm ướt thuộc vùng Đông Nam Á. Tại Việt Nam, tre gai phân bố dọc miền đất nước, từ Bắc vào Nam, hầu như không địa phương nào không có hình ảnh cây tre. Tập trung nhiều nhất ở vùng Đông Bắc và khu vực đồng bằng Bắc bộ.

Tre là loài ưa ẩm, ưa sáng, mọc ở quanh đồng ruộng, ven chân đê, dọc bở sông, suối. Để làm thuốc, người ta sẽ thu hái lá tre ở thời điểm phiến lá chưa mở hết, có màu xanh mởn.

Có thể dùng tươi hoặc khô, phổ biến sắc nước uống đơn thuần hay kết hợp thêm thảo dược, tùy theo từng loại bệnh cụ thể.

Thành phần hóa học của lá tre

Các nghiên cứu khoa học tìm thấy trong thành phần lá tre có chứa chất cholin, chlorophyll…

Công dụng dược lý của lá tre

Theo Đông y, lá tre tính lạnh, vị ngọt, hơi cay, có khả năng đi vào kinh tâm và phế, hỗ trợ giải độc, thanh nhiệt, trừ cảm hữu hiệu.

Tác dụng của lá tre

Công dụng của lá tre đã được dân gian áp dụng thành công trong quá trình chữa cảm sốt, viêm thận phù thũng, sỏi thận, trị hen suyễn, mụn nhọt, viêm bàng quang cấp tính, viêm phổi tràn dịch.

Lá tre đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhiều bài thuốc quý

Lá tre chữa bệnh gì

1. Trị mụn nhọt, giảm viêm tấy mưng mủ

Dùng 30-60g lá tre tươi, hoặc lá khô liều lượng 6-10g để nấu nước uống.

2. Chữa cảm

Bài thuốc 1: Khi bị sốt, miệng khô khát, lấy 30g lá tre, 8g mạch môn, 12g thạch cao, 4g bán hạ, 2g cam thảo, 2g nhân sâm,7g gạo tẻ. Đem nguyên liệu sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2: Lá tre và kim ngân hoa, mỗi vị 16g, cam thảo đất 12g, kinh giới và bạc hà mỗi thứ 8g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang để chữa cảm cúm, sốt cao.

Bài thuốc 3: Nếu cảm nắng, da nóng, mồ hôi nhiều, khát nước, lấy 20g lá tre; hương nhu, cỏ nhọ nồi, rau má tươi mỗi vị 15g, lá sắn dây tươi 10g sắc nước uống.

Bài thuốc 4: Giải cảm bằng bài thuốc xông bao gồm các loại lá tre, lá bưởi, lá sả, lá cúc tần. Đun sôi nguyên liệu cùng nước, đem xông để cơ thể toát mồ hôi. Sau đó lau khô người, nằm nghỉ ở nơi kín gió.

Tốt hơn cả, bạn có thể uống thêm cả chút nước khi còn nóng để nhanh khỏi cảm. Phù hợp cho người cảm lạnh, bị sốt, đau đầu, khó ra mồ hôi.

Uống nước sắc và xông lá tre kết hợp thảo dược để giải cảm hiệu quả

3. Trị co giật ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị 16g lá tre; sinh địa, mạch môn, câu đằng, lá vông mỗi vị 12g, chi tử 10g; bạc hà và cương tằm mỗi thứ 8g sắc nước uống.

4. Điều trị thời kỳ đang mọc sởi

Ở giai đoạn sởi đang mọc, lấy 20g lá tre; sài đất, kim ngân hoa, mạch môn, sa sâm, cát căn, thảo đất mỗi vị cam thảo đất sắc nước uống hàng ngày.

5. Chữa thủy đậu

Lá tre, liên kiều (8g); cát cánh, đạm đậu sị (4g); chi tử, bạc hà, cam thảo (3g), thêm 2 củ hành tăm. Cho tất cả vào đun lấy nước uống.

6. Chữa ho suyễn, trúng phong cấm khẩu

Hái nắm trúc diệp tươi, thêm chút gừng sống. Đem giã để lấy nước cốt (khoảng 2 chén nhỏ) để uống dần.

77. Trị nấc

Thành phần bài thuốc gồm lá tre, tinh tre, gạo tẻ đã rang vàng mỗi thứ 20g; thạch cao nước đỏ 30g, mạch môn 16g, tai quả hồng 10g. Cho vào sắc cùng 800ml, lấy còn 300ml, chia uống ngày 2 lần.

8. Chữa viêm bàng quang cấp tính

Lá tre 16g; sinh địa, mộc thông, hoàng cầm mỗi loại 12g; cam thảo, đăng tâm thảo mỗi vị 6g. Đem sắc uống hàng ngày.

9. Trị chứng miệng lưỡi lở loét

Miệng lưỡi bị lở loét, chỉ cần lấy 20g búp tre, sinh địa và mộc thông mỗi thứ 10g, cam thảo 8g đun nước uống.

10. Chữa tiểu ra máu

Người bị tiểu ra máu, áp dụng bài thuốc uống sắc từ lá tre, mạch môn, mã đề, mã cỏ tranh, thài lài tía, râu ngô mỗi vị 20g. Lúc đầu đun 700ml, về sau lấy còn 300ml, chia uống 2 lần/ngày.

Sắc nước lá tre đúng liều lượng tùy theo từng loại bệnh cụ thể

11. Trị viêm màng phổi tràn dịch

Cùng với quá trình điều trị bằng kháng sinh, bệnh nhân viêm màng phổi có tràn dịch có thể áp dụng bài thuốc từ lá tre cho hiệu quả hỗ trợ rất tốt.

Theo đó, bạn dùng lá tre, thạch cao mỗi thứ 20g; vỏ rễ dâu, hạt rau đay, hạt bìm bìm, thổ phục linh, rễ cỏ tranh, bông mã đề mỗi vị 12g. Cho sắc cùng 600ml nước, đun còn 200ml.

Uống hết 1 lần trước bữa cơm trưa chừng 30 phút. Phần bã để lại, bạn cho thêm nước vào sắc lần 2 uống vào trước bữa cơm chiều.

12. Chữa tăng huyết áp

Đem toàn bộ nguyên liệu gồm 10g trúc diệp quyển tâm, 10g lá diễn, 20g hoa cúc vàng, 20g lá dâu sắc uống trong ngày.

13. Dự phòng viêm não B

Dùng lá tre, lá sen, vỏ bí đao, rễ cỏ tranh, mỗi vị 9g, sắc nước uống thay nước lọc hàng ngày ngày. Để dự phòng viêm não B, mỗi tuần nên uống 1-2 ngày.

14. Trị sỏi thận

Bệnh nhân bị sỏi thận, lấy 1 nắm lá tre tươi, rửa sạch rồi bỏ vào nồi đun sôi, uống thay nước lọc hàng ngày. Kiên trì thực hiện đều đặn bài thuốc lá tre tươi trị sỏi thận sẽ thấy tình hình bệnh tiến triển sau khoảng 1-2 tháng tùy theo từng cơ địa, mức độ viên sỏi.

Bệnh nhân sỏi thận nhận xét tích cực về bài thuốc lá tre

15. Chữa chảy máu chân răng

Dùng lá tre sắc đặc, ngậm trong miệng để nước tre ngấm vào chân răng. Kèm theo đó, uống bài thuốc sắc bằng 20g lá tre, 15g cỏ nhọ nồi, 10g bạc hà.

16. Chữa kiết lỵ kinh niên

Trúc diệp quyển tâm 4g, chè tươi 10g sao vàng, hạt cau già 2g. Cho vào đun cùng 200ml, lấy 50ml nước cô đặc để uống.

17. Chữa viêm phế quản cấp tính

Bài thuốc gồm 12g trúc diệp, 16g thạch cao; tang bạch bì, mạch môn, sa sâm, hoài sâm, thiện môn, hoài sơn mỗi loại 12g, lá hẹ 8g. Sắc nước uống trong ngày.

18. Chữa viêm thanh quản, mất tiếng, đau họng

Bài thuốc 1: Trúc diệp, trúc như, tang bạch bì mỗi vị 12g; thổ bối 10g; thanh bì, cát cánh mỗi thứ 8g; nam tính 6g, thêm 4g gừng tươi. Mỗi thang đun nước uống hàng ngày.

Bài thuốc 2: Khi bị đau họng, bạn lấy lá tre non, dưa chuột liều lượng bằng nhau (8g). Đem giá nát nguyên liệu, ngâm vào nước, đợi một lúc rồi lọc lấy nước trong, ngậm, nuốt.

Những ai nên dùng lá tre

Lá tre có thể ứng dụng cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau, từ trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người cơ thể khỏe mạnh muốn phòng chống bệnh, cho đến người mắc bệnh cần đặc trị.

Lá tre dùng làm thuốc chỉ phát huy tính năng khi được dùng đúng hướng dẫn

Hiệu quả đã được ghi nhận ở người bị cảm, đau họng, chảy máu chân răng, viêm phế quản cấp tính, trị sỏi thận, mụn nhọt, sỏi, thủy đậu, tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp, viêm màng não tràn dịch…

Đối tượng không nên dùng lá tre

Nước lá tre có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, càng uống nhiều càng tiểu nhiều nên những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường, bệnh thận không nên dùng. Ngoài ra, nam giới gặp bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt cũng cần cân nhắc, có sự tham khảo từ ý kiến bác sĩ.

Qua thông tin bật mí trên đây, hy vọng đã phần nào hữu ích đối với bạn trong quá trình lựa chọn lá tre làm thuốc chữa bệnh. Chúc bạn thành công!

Lá tre và những công dụng chữa bệnh rất ít người biết đến

0 BÌNH LUẬN