Trang chủ Xe Chăm sóc xe

Điều kiện sức khỏe học bằng lái xe?

0
3105

Điều kiện sức khỏe học bằng lái xe?

Điều kiện sức khỏe học bằng lái xe? Mất một ngón tay cái bên trái có được thi bằng lái xe không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư! Thưa luật sư tôi định đi học lái xe nhưng do tay nạn tôi bị mất 1 ngón tay cái bên trái liệu tôi có được cấp bằng không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập
– Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Giải quyết vấn đề:

Xe cơ giới  gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

Giấy phép lái xe là chứng chỉ cấp cho người điều khiển xe cơ giới (người lái xe) để được phép lái một hoặc một số loại xe cơ giới.

Để được cấp giấy phép lái xe cơ giới thì người lái xe phải đủ các điều kiện sức khỏe cũng như phải trải qua kỳ sát hạch mới được cấp giấy phép lái
xe.

Trong trường hợp này, bạn không nói rõ bạn muốn học lái xe gì nên xét những loại xe cơ giới theo Phụ lục số 1 sau (trừ loại xe dưới 50cm3) để xác định bạn có đủ điều kiện tham gia thi bằng lái xe hay không.

Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng.

Nhóm 1 (Dành cho người lái xe hạng A1) : Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng);

Nhóm 2: (Dành cho người lái xe hạng B1): Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

Nhóm 3: (Dành cho người lái xe hạng: A2, A3, A4,B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE):

– Cứng/dính một khớp lớn;

– Khớp giả ở một vị các xương lớn;

– Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động;

– Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ.

– Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên.

Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
về pháp luật hành chính của chúng tôi: 

0 BÌNH LUẬN