Trang chủ Sức Khỏe Bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ: Căn bệnh dễ lây nhiễm khi đi bơi mùa hè

0
2162

Cứ tới mùa hè là dịch đau mắt đỏ lại gia tăng mạnh, nguyên nhân thường xuất phát từ những bể bơi công cộng, nơi mà nhiều người hay lui tới để giải nhiệt trong mùa hè.

Những ngày hè nóng bức, một trong những cách giải nhiệt quen thuộc của mọi người là đi bơi. Tuy nhiên, khi người người nhà nhà đổ xô ra bể bơi để tránh nóng thì chắc chắn làn nước trông “có vẻ” trong xanh, sạch sẽ này sẽ bị nhiễm ti tỉ loại vi khuẩn nấm mốc, rong rêu, mồ hôi và thậm chí là cả… nước tiểu của những người ý thức kém. Chính vì vậy, bể bơi tưởng chừng là nơi giải nhiệt nhưng vô tình cũng biến thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây bệnh đau mắt đỏ lây lan.

Mối hiểm họa tiềm ẩn từ nước ở hồ bơi

Bạn có biết rằng, vi khuẩn Chlamydia Trachomatis (một loại vi khuẩn ở bộ phận sinh dục) khi xâm nhập vào mắt có thể gây ra bệnh viêm kết mạc, đây cũng là một căn bệnh rất phổ biến trong nước ở hồ bơi. Do bể bơi không được vệ sinh và thay nước hàng ngày nên trở thành nguồn lây nhiễm các bệnh về mắt nói chung, đặc biệt là viêm giác mạc (đau mắt đỏ) nói riêng. Ngoài ra, nước trong hồ bơi có chứa chất Clo nên cũng làm mắt bị kích ứng, dẫn đến tình trạng đỏ mắt kéo dài.

Trong những ngày nắng nóng cao điểm, lượng người tới hồ bơi công cộng rất đông, hóa chất khử trùng trong bể bơi bốc hơi nhanh nên độ ô nhiễm của nước càng tăng cao. Thêm nữa, những người đang mắc các bệnh dễ lây nhiễm như bệnh về mắt, da liễu… nếu xuống hồ bơi cũng có thể làm vi khuẩn bám lên những người khác. Đó cũng là lý do khiến bể bơi trở thành môi trường lây nhiễm các loại bệnh rất nhanh trong mùa hè.

Viêm kết mạc là căn bệnh như thế nào?

Trong tổng số các bệnh lý gây đau mắt đỏ, viêm kết mạc được xem là bệnh lý mà các bác sĩ thường gặp phải nhất. Căn bệnh này xuất hiện khi sự giãn nở các mạch máu nông của kết mạc đưa đến tình trạng cương tụ, phù nề kết mạc và xuất tiết.
Dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh này là sau khi bơi xong, ngay lập tức thấy mắt đỏ lên kèm theo tình trạng chảy nước mắt, ngứa mắt, kết mạc mắt có hột. Tình trạng này sẽ kéo dài nếu người bệnh không chủ động điều trị ngay.

Vậy phải làm gì để phòng tránh nguy cơ mắc căn bệnh này khi đi bơi?

– Chọn bể bơi rộng rãi, bảo đảm vệ sinh và cam kết nguồn nước sạch, thay nước đều đặn hàng ngày.
– Trang bị kính bơi trước khi xuống bể bơi để giảm thiểu tối đa lượng nước bẩn mang vi khuẩn có hại cho mắt.
– Sau khi bơi xong, hãy nhỏ ngay dung dịch nước muối để vệ sinh mắt và phòng tránh bệnh viêm kết mạc mắt ở bể bơi hiệu quả.

0 BÌNH LUẬN