Cải Thìa và những tác dụng bất ngờ cho sức khỏe

0
3255

Cải thìa có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. ngăn ngừa một số bệnh ung thư và bảo vệ tim mạch. Không những vậy, loại rau này còn được dùng làm vị thuốc chữa bệnh khi kết hượp cũng một số dược liệu khác. Ngay sau đây, Backhoa.net  xin được chia sẻ cùng bạn đọc những công dụng tuyệt vời của loại cải này.

Cải thìa là gì

Còn có tên gọi khác là cải bẹ trắng, cải trắng, bạch giới, hồ giới,…  Tên khoa học là Brassica rapa chinensis, thuộc họ Cải (Brassicaceae).

Cải thìa không những là một loại rau quen thuộc mà còn là một vị thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh. Là cây thảo, sống 1-2 năm, cao 25-70cm. Lá mọc chụm ở gốc, lá to, có màu xanh nhạt, gân giữa trắng, nạc. Phiến lá có hình bầu dục nhẵn, men theo cuống tới gốc nhưng không tạo thành cánh, các lá lên phía trên hình giáo.

Hoa mọc thành chùm ở ngọn, có màu vàng tươi, dài 1-1,4cm, có 6 nhị. Quả cải dài 4-11cm, có mỏ. Hạt tròn, đường kính 1-1,5mm, màu nâu tím. Cải thìa có nhiều loại như có lá sít nhau tạo thành bắp dài, loại có lá sít nhau tạo bắp tròn và loại không có lá sít nhau.

Thành phần hóa học của cải thìa

Trong 170g rau cải thìa tươi có chứa 9 calo, 1g protein, 1,5g cacbohydrate, 0,7g chất xơ, không có cholesterol và chỉ chứa 0,1g chất béo không có khả năng sản xuất cholesterol. Ngoài ra còn có các vitamin A, B, C, hàm lượng vitamin C cao nhất trong các loại rau. Và các khoáng chất như canxi, mangan, kali, kẽm, photpho, natri, selen,magie.

Theo đông y, cải thìa có vị cay, ngọt, tính bình, có tác dụng thông khí trừ đờm, làm ấm tỳ vị và kích thích tiêu hóa.

Tác dụng của cải thìa

1. Phòng chống ung thư

Chất glucosinolate trong các loại rau cải sẽ được chuyển thành isothiocyanate khi vào trong cơ thể. Đây là hợp chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.

Đồng thời, folate có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp và phục hồi các DNA, ngăn ngừa sự hình thành của các tế bào ung thư từ sự đột biến ở DNA. Vitamin A, C và beta-carotene là những chất chống oxy hóa mạnh sẽ bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do.

Và một chất rất hiếm có trong các loại rau nhưng lại có ttrong rau cải thìa là selen, một chất hỗ trợ các enzym trong gan, khử một số hợp chất gây ung thư và làm giảm sự phát triển của các khối u trong cơ thể.

2. Bảo vệ xương khớp

Canxi và photpho trong rau có tác dụng duy trì cấu trúc xương chắc khỏe, tránh tình bị loãng xương. Bên cạnh đó, kẽm và sắt có vai trò thiết yếu duy trì lượng collagen trong xương và hàm lượng vitamin K bổ sung cho cơ thể từ rau cải thìa cũng có tác dụng bổ sung protein cho xương, giảm nguy cơ gãy vỡ và giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

3. Ổn định huyết áp

Các khoáng chất kali, canxi và magie có khả năng làm giảm huyết áp một cách tự nhiên và làm giãn mạch máu.

4. Bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh tim mạch

Cải thìa không có cholesterol và giàu kali sẽ giảm nguy cơ thiếu máu cục bộ ở tim, vitamin B6 và folate giúp duy trì sức khỏe của tim.

5. Ngăn ngừa viêm nhiễm

Choline trong cải thìa giúp duy trì cấu trúc các màng tế bào, hỗ trợ quá trình truyền phát các xung lực thần kinh, hạn chế tình trạng viêm nhiễm mãn tính. Ngoài ra, hợp chất còn cho giấc ngủ ngon, chuyển động của các cơ được dễ dàng.

6. Tăng cường chức năng miễn dịch

Selen trong rau có khả năng kích thích các tế bào T có nhiệm vụ tiêu diệt trực tiếp các tế bào bị viêm nhiễm.

7. Làm đẹp da

Do có chứa nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt là vitamin C, sẽ giúp sản sinh colagen và ngăn ngừa các tổn thương da do tia tử ngoại, cho một làn da khỏe mạnh, không nếp nhăn.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cải thìa

1. Chữa đầy bụng, khó tiêu

Dùng cả cây cải thìa, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước, hâm cho ấm và uống 2 lần trong ngày trước bữa ăn. Mỗi lần uống 30ml và liên tục trong 3-5 ngày.

2. Chữa thận hư, liệt dương

Lấy 250g cỉa thìa tươi và 10g tôm nõn xào ăn.

3. Điều trị xuất huyết do viêm loét đường tiêu hóa

Lấy cả cây cải thìa giã nát, vắt lấy nước, hâm cho ấm và uống ngày 2 lần trước bữa ăn, môi lần 30ml.

4. Chữa cảm do trúng gió

Bài thuốc 1:

Cho 2 cây cải thìa, thái miếng và 7 cây hành tây, đun thành canh và thêm đường rồi uống khi còn nóng, sau đó dắp chăn cho ra mồ hôi.

Bài thuốc 2:

Lấy 250g cải thìa và 60g củ cải trắng, nấu thành nước, cho thêm đường đỏ, uống nước và ăn cả cái. Ngày uống 2-3 lần, liên tục 3-5 ngày.

5. Thanh nhiệt

Dùng cải thìa nấu canh ăn thường xuyên hoặc dùng cải thìa ép lấy nước uống cho những người bị bệnh nội nhiệt.

6. Chữa nhiệt miệng

Lấy rễ cây cải thìa gọt bỏ vỏ già, thái lát và sao nhỏ lửa, sau đó tán thành bột mịn, cất vào lọ kín dùng dần. Mỗi ngày lấy bột bôi vào chỗ bị nhiệt 2-3 lần. Làm liên tục 3-5 ngày.

7. Trị ho lâu ngày

Cho 2 cây cải thìa đun cùng với 30g đường phèn lấy nước, ngày uống 2-3 lần.

8. Chữa bệnh đái tháo đường

Cải thìa cắt khúc trộn cùng bã đậu phụ và bột nếp, sau đó đồ chín và ăn.

9. Giải rượu

Lấy lõi cải thìa cắt đoạn, thêm giấm, muối ăn và dầu mè trộn đều rồi ăn sống hoặc đun với nước thành canh.

10. Chữa cảm mạo

Lấy 50g rễ cải thìa, gọt bỏ vỏ ngoài, thái lát, sắc cùng 30g đường đỏ và 400ml nước, đun cho đến khi còn 150ml, chia thành 2 lần uống trong ngày. Uống khi còn nóng để ra mồ hôi.

11. Chữa sốt rét

Lấy 20g hạt cải thìa, 25g rễ cây chân chim và 20g lá ngải cứu, sắc lấy nước uống khi có triệu chứng phát bệnh 2 tiếng đồng hồ.

12. Điều trị chứng giảm bạch cầu

Dùng 15g cải thìa, 20g lá sen tươi và 12,5g lá dâu, đun lấy nước uống 2 lần sáng, tối.

13. Đại tiện ra máu

Lấy lượng vừa đủ hạt cải thìa và cam thảo, nghiền nát. Mỗi lần cho 9g vào đun lấy nước uống.

14. Chữa bệnh viêm cơ tim

Cho 40g cải thìa, 25g hoa cúc dại và 40g cà rốt, đun lấy nước uống 2 lần trong ngày.

15. Chữa viêm cơ tim do nhiễm virus

Lấy 40g cải thìa, 30g gừng tươi, 15g phục linh và 20g bán hạ chế, sắc lấy nước uống.

Lưu ý khi ăn cải thìa

Những trường hợp sau không nên ăn cải thìa:

  • Những người sau khi vừa hết sởi, bị mụn ghẻ và bệnh về mắt.
  • Người bị bệnh huyết hư thì tuyệt đối không ăn cải thìa.
  • Dầu hat cải thìa không dùng cho người bị tiêu chảy.
  • Rau cải thìa ăn khi bị thối sẽ bị trúng độc dẫ đến hôn mê, chóng mặt, đau đầu.

Những bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.

Chúc các bạn thành công

0 BÌNH LUẬN