Trang chủ Xe Kinh nghiệm lái xe

Cách sử dụng phanh xe ô tô an toàn

0
3032

Mặc dù mỗi chiếc xe đều được trang bị khá nhiều hệ thống an toàn chủ động lẫn bị động nhằm bảo vệ an toàn cho hành khách trong các tình huống va chạm nhưng dùng phanh để dừng xe một cách an toàn thì không phải là điều dễ dàng.

Hành trình phanh

Việc phanh dừng hẳn xe an toàn không hề đơn giản

Trên lý thuyết, nếu bạn đang điều khiển xe ô tô di chuyển ở tốc độ 80km/h thì mỗi giây bạn di chuyển được khoảng 22 mét. Vậy nhưng để dừng xe lại, bạn sẽ phải mất hơn 2,5 giây và đoạn đường phanh khoảng 30m. Nhưng trên thực tế quá trình phanh xe còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác khiến cho đoạn đường phanh dài hơn nhiều hơn 30m.

Thêm vào đó, khi có sự cố, bạn phải mất khoảng ¾ giây để nhận ra não “phát lệnh” xử lý. Bạn cũng phải mất tới ¾ giây để di chuyển chân từ vị trí chân ga tới vị trí bàn phanh. Như vậy, cho đến khi hệ thống phanh bắt đầu hoạt động thì xe bạn đã di chuyển được 33mm và quãng đường từ khi bạn phát hiện ra sự cố đến khi xe dừng lại hẳn là 63m. Nếu bạn chạy xe với vận tốc nhanh hơn nữa thì quãng đường để phanh còn dài hơn nữa rất nhiều.

Ngoài ra, việc phanh để dừng hẳn được xe còn chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố khác trong đó có mặt đường. Nếu mặt đường trơn, ướt thì có thể bạn phải mất tới 6,5 giây để dừng hẳn chiếc xe lại đồng thời quãng đường phanh lên tới gần 100m.

Một vài lưu ý giúp phanh xe an toàn

Lốp phù hợp với mặt đường cũng là yếu tố giúp quá trình phanh xe hiệu quả 

1. Hãy sử dụng loại lốp xe phù hợp với từng điều kiện đường xá. Vì sử dụng lốp phù hợp sẽ làm tăng khả năng vận hành và có được quãng đường phanh tối ưu.

2. Giữ khoảng cách an toàn với các xe khác. Căn cứ vào những điều phân tích ở trên, bạn nên đảm bảo giữ khoảng cách an toàn với các xe khác. Điều này giúp bạn tránh được những va chạm không đáng có khi thực hiện phanh trong những trường hợp gấp.

3. Chú ý lực quán tính. Các xe có trọng lượng càng lớn thì quãng đường phanh cũng xe dài hơn. Theo đó, các dòng xe SUV thường có quãng đường phanh dài hơn so với các dòng xe sedan. Căn cứ vào đó bạn có thể tính toán quãng đường và thời gian để xe mình điều khiển có thể dừng lại hẳn khi phanh.

4. Chú ý nguy cơ lật của xe tải hoặc SUV. Do các dòng xe tải hoặc SUV có trọng tâm cao hơn nhiều so với các dòng xe khác nên nguy cơ lật của nó cũng lớn hơn nhiều. Vì vậy, khi tiến hành phanh dừng các dòng xe này, bạn cần lưu ý tính toán kỹ thuật phanh và thời gian cũng như quãng đường mà xe dừng lại được hẳn.

5. Nên lựa chọn những xe có trang bị hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) và phân bổ lực phanh điện tử (EBD). Đây là hai hệ thống phanh quan trọng giúp cho việc phanh dừng xe an toàn và hiệu quả. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS giúp bánh xe được phanh – nhả liên tục, tránh tình trạng, tránh việc bánh xe bị trượt nên có thể rút ngắn tối đa quãng đường phanh. Ngoài ra, nếu có thể bạn cũng nên ưu tiên chọn phanh đĩa thay vì phanh tang trống vì phanh đĩa có khả năng tỏa nhiệt tốt hơn, giảm thiểu khả năng phanh bị bó hoặc chai mặt phanh.

Một số lưu ý khi đạp phanh

Ngoài những trường hợp quá khẩn cấp, còn lại trước khi phanh bạn nên quan sát gương chiếu hậu để tránh việc xe khác va chạm vào đuôi xe mình do phanh bất ngờ. Bạn cũng nên tránh đạp phanh ở những đoạn đường sóc vì như vậy rất dễ hỏng phanh.
Nên thực hiện thao tác đạp – nhả phanh chứ không nên giữ đạp mạnh chân phanh. Vì việc bạn giữ đạp chân phanh mạnh là lâu (khi xe không có hệ thống chống bó cứng phanh) dễ dẫn đến việc cháy phanh. Khi phanh, bạn nên kết hợp với việc về số thấp.

0 BÌNH LUẬN