Những triệu chứng cảm cúm với người bình thường đều sẽ khỏi chỉ với vài ngày điều trị bằng thuốc, nhưng với mẹ bầu, việc dùng thuốc cần hạn chế. Để giúp mẹ bầu vượt qua cảm cúm, dưới đây sẽ là những tư vấn hữu ích cho mẹ bầu.
Cảnh giác với triệu chứng cảm cúm trong thai kỳ
Nhiều người rất sợ bị cảm cúm khi mang thai, vừa phải thận trọng khi dùng thuốc, thời gian cúm sẽ kéo dài hơn. Đồng thời nếu bị cảm trong thời gian đầu mới mang thai rất dễ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Đối với bà bầu thì việc điều trị cảm cúm cần thận trọng hơn.
Điều trị cảm ở bà bầu gặp nhiều khó khăn vì sử dụng thuốc tây có thể tác dụng phụ của nó lên thai nhi như là: sẩy thai, dị dạng, nhiễm độc thai nhi…nhất là thai nhi 3 tháng đầu. Vậy nên khi bị cảm bà bầu thường hoang mang lo sợ và không biết thuốc nào trị cảm an toàn với cả mẹ và thai nhi. Hầu như các mẹ không dám dùng thuốc chỉ để vậy bệnh tự thoái lui.
Tuy nhiên sức đề kháng của các mẹ lúc này rất kém nên nếu để bệnh tự thoái lui sẽ kéo dài rất lâu. Nếu tà khí và diệt vi khuẩn, vi rút lưu trú trong cơ thể lâu thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, khiến thai nhi có thể bị khuyết tật trong quá trình phát triển… Đặc biệt, cảm không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng bội nhiễm gây sốt cao. Bà bầu sốt cao trên 38 độ, thai nhi có thể bị khuyết tật ống thần kinh hoặc gây kích thích co bóp tử cung gây sẩy thai.
Nấu nước lá xông để đuổi tà khí ra khỏi cơ thể một cách trị cảm được dân gian cho là an toàn nhưng đôi khi xảy ra những hậu quả đáng tiếc cho thai nhi. Cụ thể, khi bà bầu ngồi trong chăn kín với nồi nước xông rất nóng, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến nóng nước ối, gây ảnh hưởng tới bào thai. Một lý do nữa cho việc bà bầu không nên xông hơi khi bị cảm cúm, đó là do áp lực của hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi khiến bạn bị chóng mặt, ngạt thở, thậm chí hạ huyết áp…
Biện pháp an toàn điều trị cảm cúm thai kỳ tại nhà
Những bài thuốc dân gian thường an toàn hơn cả với bà bầu. Một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất là sử dụng nước muối loãng súc miệng và vệ sinh mũi. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.
Nếu nghẹt mũi có thể trùm một chiếc khăn lên đầu rồi đưa bát nước nóng có thêm hai hoặc ba giọt tinh dầu bạch đàn, bạc hà và xông trong 15 phút sẽ dễ thở hơn.
Cần đi khám bác sĩ khi bị cảm cúm
Cơ thể của phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm hơn khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Và trong các trường hợp này chỉ có bác sỹ mới có những lời khuyên tốt nhất bởi không phải mọi trường hợp mắc cúm, cảm, ho… là giống nhau.
Bác sỹ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe của bạn cũng như khả năng ảnh hưởng tới thai nhi để có những biện pháp cụ thể. Hãy nên nhớ rằng sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm đối với thai nhi là rất cao, bạn không thể tự điều trị như cách thông thường.