Trang chủ Xe Chăm sóc xe

BẢO DƯỠNG GIẢM XÓC Ô TÔ NHƯ THẾ NÀO?

0
3161

Sau khi xe chạy một quãng đường nhất định thì các bộ phận, động cơ trên xe đều cần phải chăm sóc, bảo dưỡng để xe ô tô có thể tránh xảy ra hỏng hóc, tăng tuổi thọ, đảm bảo an toàn cho người trên xe trong đó có bộ phận giảm xóc. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những kiến thức hữu ích về bảo dưỡng ô tô nhé!

 

                                 

1.Tuổi thọ trung bình của bộ phận giảm xóc ô tô

Hệ thống giảm xóc ô tô là một phần nằm trong hệ thống treo của xe, có tác dụng hấp thụ lực tác dụng lên xe đồng thời làm tiêu biến dao động tự do của lực đàn hồi. Nguyên lý hoạt động của giảm xóc là thông qua chuyển động tịnh tiến của phuộc, chuyển hóa động năng thành nhiệt năng và đưa vào bên trong ống thủy lực. Kết cấu các bộ phận chịu lực của phuộc ô tô có thể ví tương tự như một bức tường, nếu phải chịu quá nhiều lực, nó có thể sẽ bị nứt gãy. Vì vậy, bạn cần phải bảo dưỡng giảm xóc ô tô để kéo dài tuổi thọ của bộ phận này.

Để dự đoán và biết được tuổi thọ trung bính của hệ thống giảm xóc, các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên nhận định cho bạn:

  • Nếu xe của bạn thường di chuyển ở những cung đường bằng phẳng, ít bị kẹt xe thì hệ thống giảm xóc thường sẽ có tuổi thọ tương ứng với quãng đường bạn đi được 140.000km.
  • Ngược lại, nếu xe thường xuyên phải di chuyển trong những điều kiện như: đường xấu, nhiều ổ gà (đường quê, những vùng ngoại ô); xe phải dừng nhiều và liên tục do kẹt xe tắc đường; hay di chuyển ở những đoạn đường đèo với những góc cua gấp, khúc khủy; hệ thống giảm xóc sẽ chỉ hoạt động với tuổi tho thấp hơn nhiều, tương đương với quãng đường 80.000km. Và giảm xóc ô tô của bạn sẽ yếu dần thấy rõ khi xe hoạt động được quãng đường từ 48.000 – 64.000km

2.Cách kiểm tra, bảo dưỡng giảm xóc ô tô

2.1 Các hiện tượng chứng tỏ bộ phận giảm xóc đang có vấn đề

Những hiện tượng dưới đây tuy không phải 100% bắt nguồn từ nguyên nhân do bộ phận giảm xóc, tuy nhiên bạn hãy xem xét hết và nếu xe bạn đang gặp phải 70 – 80% những vấn đề dưới đây thì bạn

Khi phanh gấp, đầu xe bị nhún mạnh: Hiện tượng này có thể gây ra do bộ giảm xóc bị hao mòn. Đầu xe bị nhún khi phanh gấp hoặc lắc lư khi chuyển hướng có thể gây nguy hiểm. Do nó làm giảm khả năng kiểm soát tay lái, gây nguy hiểm cho quý khách, đặc biệt là trên đường trơn.

  • Tay lái bị rung: Khi có dấu hiệu này quý khách cần đem xe đi bảo dưỡng giảm xóc ô tô ngay. Vì một bộ giảm xóc tốt sẽ giúp bánh xe tiếp xúc tối ưu với mặt đường và không gây ra các rung động như vậy. Điều này có thể gây nguy hiểm cho quý khách khi đang đi chuyển với tốc độ cao.
  • Xe trượt và lệch hướng: Nếu xe của quý khách hay gặp hiện tượng này, ngay cả khi trời không có gió mạnh. Thì đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bộ giảm xóc của xe đã bị hư hại.
  • Lốp mòn không đều: Khi kiểm tra các lốp xe, bạn thấy các lốp bị mòn không đều? Đây có thể là do bộ giảm xóc vận hành không tốt. Do đó các bánh xe tiếp xúc không sát với mặt đường.

Trên đây là những dấu hiệu cho thấy bộ giảm xóc của xe có vấn đề. Hãy lưu ý, kiểm tra ngay để xem “xế cưng” của quý khách có hỏng hóc không nhé. Nếu phát hiện một trong những dấu hiệu trên, quý khách cần đem xe đi bảo dưỡng giảm xóc ô tô ở những cơ sở uy tín ngay.

2.2 Phương pháp kiểm tra trực tiếp hệ thống giảm xóc ô tô. Bảo dưỡng giảm xóc ô tô như thế nào?

Để kiểm tra bộ phận giảm xóc ô tô, người ta thường thực hiện những động tác như sau:

  • Chọn quãng đường có thể thử nghiệm lái xe được, tăng tốc xe lên 16km/h rồi “dậm lún sàn” chân phanh. Nếu đầu xe bị nhún mạnh thì đó là một dấu hiệu nhận biết ô tô cần thay bộ giảm xóc mới.
  • Trong quá trình vận hành, dù chưa đến tuổi phải thay mới nhưng nếu hệ thống giảm xóc có những âm thanh lạ thì hãy kiểm tra lại các bộ phận như: bu-lông, đệm cao su, các miếng long đền tại những vị trí tiếp xúc của phuộc với thân xe. Bởi nếu các chi tiết này bị gãy, chúng sẽ phá hủy bộ phận xung quanh như: phuộc, láp dẫn động, cao su càng A.
  • Chui vào gầm xe, quan sát ống giảm xóc. Nếu xuất hiện các vết lõm hay rò rỉ dầu thì cũng là lúc tuổi thọ của phuộc đã sắp hết.
  • Khi xe chạy trên đường (đặc biệt là những quãng đường gồ ghề) giảm chấn còn hoạt động tốt thì nó phải sinh nhiệt (chuyển hóa động năng thành nhiệt năng và đưa và ống thủy lực như đã nói ở trên) nên nếu sờ vào vỏ giảm chấn sẽ nóng. Nếu vỏ giảm chấn không nóng tức là đã có vấn đề: hoặc là giảm chấn không đủ dầu; hoặc là các van mòn, kênh van, khe hở lớn nên không tạo lực cản, nhiệt độ dầu không tăng.
  • Nếu tháo giảm chấn ra ngoài khi dùng tay kéo/nén lên cần ty giảm chấn thì phải phát sinh lực cản (tốc độ kéo/nén càng nhanh thì lực cản càng lớn). Nếu thấy không lực cản, hoặc lực cản rất nhỏ tức là giảm chấn kém hoặc đã hư hỏng.
  • Đối với loại giảm chấn ống thủy lực tác dụng 2 chiều, có kết hợp khí nén thì ngoài phần kiểm tra sức cản thủy lực như trên còn kiểm tra phần áp suất khí nén bằng cách ấn cần ty giảm chấn xuống phải có lực cản (do khí bị nén lại thêm) và khi thôi ấn thì cần ty giảm chấn phải bị đẩy ra tương đối nhanh. Nếu ấn thấy nhẹ và cần ty hồi nhẹ thì phần khí nén bị rò rỉ không đủ áp suất.

Như vậy qua những thông tin ở trên chắc hẳn bạn đã bổ sung thêm cho mình nhiều kiến thức về kiểm tra giảm xóc ô tô, giải đáp thắc mắc “bảo dưỡng giảm xóc ô tô như thế nào?”, để giúp cho chiếc xe của bạn hoạt động tốt, tránh xảy ra hỏng hóc, trục trặc giữa đường, di chuyển an toàn, thuận lợi.
Hãy like và chia sẻ bài viết để bạn bè, người thân của bạn được biết những thông tin hữu ích này
nhé!

0 BÌNH LUẬN