Nếu bạn đang có ý định đi du lịch tại vùng có tuyết thì những mẹo sau có thể giúp hành trình lái xe được an toàn và bớt rủi ro hơn.
Kỹ năng lái xe an toàn trên đường băng tuyết
Trên thực tế, ở nước ta rất ít khi có tuyết và nhiều người cho rằng kinh nghiệm lái xe ô tô khi có tuyết là không cần thiết. Tuy nhiên 2 ngày vừa qua, khi mức nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội xuống dưới 5 độ C và các khu vực núi như Ba Vì đã có tuyết thì thực sự bạn cũng nên cân nhắc về việc học cách lái xe trong trời tuyết. Những đơn giản này sẽ giúp bạn luôn lái xe an toàn, nhất là khi bạn muốn đi du lịch ở các vùng núi như Sapa hay sang các nước Châu Âu trong mùa lạnh.
Đầu tiên, bạn cần biết rằng bạn nên chuẩn bị một loại lốp chuyên dụng cho xe ô tô trong mùa đông. Loại lốp này được thiết kế nhiều rãnh nhỏ để gia tăng khả năng bám đường, nhiều loại có đi kèm đinh kim loại để làm vỡ băng tuyết. Loại lốp này ở Việt Nam rất hiếm, tuy nhiên với tình hình thời tiết ở Việt Nam diễn biến phức tạp như hiện này thì loại lốp này có lẽ sẽ sớm được nhập về. Còn trong trường hợp không có lốp chuyên dụng, bạn cần chú ý đi xe thật cẩn thận, bởi đường băng tuyết luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, ví dụ như băng mỏng gây trượt bánh xe hay các hố tuyết.
Tại các khu vực tuyết đóng dày, bạn cần chú ý đi thành đôi, cần có bạn đồng hành và đi chậm, người này nối tiếp người kia để sẵn sàng hỗ trợ nhau khi cần thiết. Nếu tuyết rơi dày, bạn nên mở đèn sương mù và chú ý quan sát đường đi.
Trên đường đi, bạn cần chú ý nhanh chóng vượt qua các xe cào tuyết, xe sửa chữa, rải cát đang di chuyển trên đường. Thực tế, tầm nhìn của những tài xế xe này đang rất hạn chế vì vậy bạn cần ra hiệu nhiều lần trước khi vượt.
Nếu di chuyển trong đợt tuyết dày, nhiều khi xe sẽ bị tuyết phủ trắng rất khó nhận ra. Vì vậy, để tránh va chạm bạn hãy thường xuyên thông báo vị trí của mình với bạn đồng hành, ngoài ra nên dán thêm các miếng đề can, vải đặc biệt ở ăng-ten hay nóc xe.
Nếu tuyết quá lớn, bạn có thể xả bớt khí trong săm lốp xe để gia tăng diện tích tiếp xúc giữa bánh và mặt đường, điều này có tác dụng chống trơn cho xe. Cần chú ý thêm là khi lái luôn phải giữ tay chân ấm để kịp phản ứng trước mọi tình huống.
Ngoài ra, bạn luôn luôn phải để xe ở chế độ đèn chiếu gần cùng với đèn sương mù. Nếu có đề can phản quang thì nên dán quanh xe.
Bạn cũng cần chú ý không phanh quá nhiều, đi chậm và giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và chắc chắn là xa hơn. Trên đường, nếu tuyết rơi nhẹ, bạn có thể mở hé một cửa sổ xe để tránh gây mờ kính trong xe đồng thời giúp xe đỡ bị khớp khi khí lạnh đột ngột tràn vào.
Khi đậu xe quá 1 giờ đồng hồ, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ mở máy trong 10 phút để tránh ống bô bị băng tuyết lấp kín. Nếu lúc sau, xe không khởi động được cần chú ý 5 bước khởi động xe trơn tru trong mùa lạnh, bao gồm: tắt thiết bị hỗ trợ, vặn chìa khóa xe giữ trong 10 giây, đợi và khởi động, đạp ga nhẹ và chú ý các chỉ dẫn.
Nếu bạn định đi đến các vùng có tuyết, cần chú ý mang theo các vật dụng sau
– Bình xăng thay thế, đầy và đóng kín
– Nước Anti Freeze (nước Coolant) để dự trữ.
– Lốp xe dự trữ đầy hơi, bộ kích xe, dây câu bình sạc điện, dây kéo xe, dụng cụ sửa xe thiết yếu.
– Dụng cụ đào tuyết: xẻng, chổi, dao, cào tuyết.
– Một bịch lớn muối, cát, hoặc rơm lót.
– Hộp cứu thương, kéo, dây thừng, diêm, compass.
– Đèn pin đầy điện dự phòng, có thể đem theo pin
– Chất đốt khô (nến, cồn..vv)
– Đồ ăn khô (lương khô, bánh mì), nước và thức uống dinh dưỡng
– Áo ấm, chăn