Máy phát điện ô tô giúp sạc ắc quy và cung cấp nguồn điện cho tất cả các thiết bị điện trên xe. Nếu như máy phát điện chẳng may hư hỏng thì bạn sẽ gặp không ít những phiền toái trên xe. Vậy làm thế nào để biết máy phát điện trên xe có còn hoạt động tốt hay không. Dưới đây là bài viết của baoduongoto.info chia sẻ cách kiểm tra và bảo dưỡng máy phát điện ô tô đơn giản nhất.
I. Đèn cảnh báo bật sáng
Với những mẫu xe ô tô mới hiện nay trong cụm công cụ có thêm đèn cảnh báo để báo hiệu vấn đề liên quan tới máy phát điện. Những chiếc đèn báo hiệu này được thiết kế có hình dáng giống với pin xe có ký hiệu ALT ( alternator) hoặc GEN ( generator).
Đèn cảnh báo được liên kết với hệ thống máy tính trong xe theo dõi điện áp đầu ra của máy phát. Nếu điện áp đầu ra bất thường thấp hoặc cao
hơn giới hạn cho phép thì đèn sẽ sáng lên trên bảng điều khiển. Trường hợp máy phát điện trong ô tô mới mới gặp vấn đề thì đèn cảnh báo sẽ nhấp nháy trong một vài giây rồi tắt.
Đèn cảnh báo sáng có thể bật khi nhu cầu dùng các thiết bị điện trên xe ô tôtăng cao như nghe nhạc, chiếu sáng, gạt nước,.. máy phát điện phải hoạt động mạnh hơn để duy trì điện áp cần thiết. Nếu như máy phát không đáp ứng đủ nhu cầu, điệp áp tăng cao hoặc thấp hơn mức đã thiết lập thì đèn cảnh báo cũng sẽ bật sáng.
Ngoài ra, ở một số trường hợp đèn cảnh báo sáng cũng sáng lên khi phụ tùng trên xe được kích hoạt. Cụ thể như, khi bạn đang lái xe vào ban
đêm, các thiết bị đang hoạt động một cách bình thường nhưng khi bạn kích hoạt hệ thống gạt nước thì đèn cảnh báo cũng sáng lên và khi ngắt cần gạt thì đèn cũng tự động tắt theo.
Đèn cảnh báo sáng là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn cần bảo dưỡng máy phát điện ô tô. Tuy nhiên, khi thấy đèn cảnh báo sáng bạn nên kiểm tra kỹ xe nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì vì máy phát điện bị hỏng không phải là yếu tố duy nhất khiến đèn bá sáng bị hỏng.
II. pha mờ đi
Bạn có thể nhận ra được những triệu chứng khác nhau khi máy phát điện không cung cấp đủ điện năng cho nhu cầu hoạt động điện trên xe. Có thể ví dụ như đèn pha mờ đi, công tơ mét dừng hoạt động đột ngột, cửa sổ điện hoạt động chậm chạp hơn,…
Ngoài ra, với những người lái xe có kinh nghiệp thì có thể dựa vào khả năng sản xuất điện năng của máy phát và máy đang thuộc chu kỳ nào trong vòng đời tuổi thọ. Với những chiếc xe đời mới nhà sản xuất có lập trình thêm một danh sách ưu tiên về mức độ điện năng để phòng trường hợp phát sinh những vấn đề của máy phát.
III. Sử dụng trực quan ( nghe, quan sát, nhận biết mùi)
Bằng cách mở mui xe và quan sát tình trạng của dây đai có bị vỡ nứt quá mức và theo dõi những vấn đề liên quan tới tuổi thọ của máy phát
điện. Kiểm tra nhanh lực căng dây đai chuyển động, với những chiếc dây đai có độ căng thích hợp thì máy phát điện lại càng hoạt động chính xác hơn.
1. Nghe tiếng động:
Nếu như bạn nghe thấy tiếng động lạ dưới mui xe thì nên kiểm tra và bảo dưỡng máy phát điện ô tô. Bởi đa số trường hợp máy phát điện ô tô hỏng sau khi nghe thấy tiếng động dưới mui xe
2. Nhận biết mùi:
Mùi ở đây là cao su bị đốt cháy hoặc dây dẫn nóng lên do ròng rọc chuyển động không liên kết hoặc không quay tự do tạo lực ma sát lớn hơn trên dây đai. Khi nhận thấy hiện tượng này bạn nên đưa xe đi bảo dưỡng máy phát điện ô tô vì rất có thể máy phát điện của bạn đã bị hỏng.
IV. Hỏng Pin
Pin xe ô tô được sản xuất để cung cấp cho xe một năng lượng đủ để khởi động động cơ và một số bộ phận khác. Pin được thiết kế đê sử dụng năng lượng dài hạn. Khi máy phát điện bị hỏng pin xe hoạt động uể oải. Để nhận biết rằng pin xe hỏng hay máy phát điện hỏng bằng các khởi động xe, nhanh chóng tháo bỏ dây cáp. Nếu xe bị chết máy thì do máy phát không sạc cho hệ thống. Còn nếu xe vẫn chạy thì pin xe đã bị hỏng.
Khi nhận thấy những dấu hiệu cho thấy máy phát điện đang bị hư hỏng thì bạn nên đi bảo dưỡng máy phát điện ô tô. Để tránh gặp những tình huống hư hỏng và giảm tối thiểu chi phí sửa chữa máy phát điện thì hãy
định kỳ 3 – 6 tháng/ lần.