Ngỡ ngàng trước 15 Công dụng của Cây rau chua me đất trong đời sống

0
3042

Bên cạnh đó, cây chua me đất đóng vai trò như một chất kháng sinh, tiêu viêm, diệt khuẩn hiệu quả, an toàn đối với sức khỏe. Để không bỏ lỡ vị thuốc quý từ tự nhiên, bạn đừng quên tham khảo ngay những thông tin hữu ích được bài viết ngay sau đây bật mí nhé!

Chua me đất là một loại cây dại, mọc hoang, được nhiều người biến đến như một loại rau ăn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng loại thảo dược này còn có khả năng chữa trị nhiều căn bệnh hữu hiệu như: trị ho, an thần, giải nhiệt, trị kiết lỵ, chữa sốt cao…

Mẹ trị ho dứt điểm cho bé bằng cây chua me

Là một chia sẻ của mẹ Nguyễn Hoài Anh ở Huế. Mặc dù sinh sống, làm việc tại khu vực thành phố, với hệ thống cơ sở hạ tầng y tế hiện đại, thuận tiện cho việc chăm sóc con trẻ, song chị vẫn rất thích áp dụng các bài thuốc dân gian được truyền lại bởi tác dụng nhanh, không gây ra ảnh hưởng phụ đến trẻ nhỏ.

Chị cho biết, mỗi lần con bị ho, đến viện bác sĩ thường kê kháng sinh mà con uống mãi không khỏi, lại hại người. Vì thế, chị thường cho bé dùng các bài thuốc từ quất non, hoa đu đủ, lá hẹ… Trong số đó, hiệu nghiệm nhất phải kể đến cây chua me đất.

Được bà nội chỉ rằng hầu hết mọi người ở quê có kinh nghiệm chữa ho bằng chua me. Lần đầu thử nghiệm mình cũng khá nóng lòng, nhưng thật bất ngờ, chỉ sau 2 ngày bé con đã tiệt ho hẳn. Những lần sau con ho mình thực hiện vẫn cho kết quả như ý.

Chỉ với một nhúm lá chua me, rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào chiếc bát con, thêm chút đường phèn (có thể thay thế bằng mật ong khi trẻ đã hơn 1 tuổi). Đem hấp cách thủy (tiện lợi nhất là cho luôn vào nồi cơm khi đã cạn nước).

Hấp xong, các mẹ lấy ra để nguội rồi cho bé uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần cần chừng 2 thìa nhỏ là đủ, kiên trì áp dụng 2-3 ngày trẻ sẽ không còn ho nữa.

Thận trọng khi dùng rau chua me

Công dụng của rau chua me đã được kiểm chứng, thế nhưng không phải trường hợp nào cũng cho hiệu quả như mong đợi. Thực tế, vào mùa hè nhiều người thường dùng lá chua me luộc rau thay chanh, sấu, me. Nếu thỉnh thoảng dùng sẽ không sao, nhưng lạm dụng thường xuyên dễ dẫn đến sỏi xuất hiện trong bàng quang.

Khác với mẹ Hoài Anh trị ho thành công cho con nhờ lá chua me. Anh Lê Quốc Đại tại Thái Bình vốn dĩ đã bị sỏi bàng quang, do không tìm hiểu kỹ nên gia đình dùng rau chua me thường ngày trong thời gian dài, nhất là khi bị viêm họng, dẫn đến nguy cơ tăng lượng sỏi oxalate.

Theo các chuyên gia, dùng chua me đất không được quá cao bởi muối oxalate rất độc ở lượng khoảng 20 – 30g. Trước tình trạng đó, bạn cẩn thận trong khi tự ý dùng bài thuốc nam nếu chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc tư vấn từ người có chuyên môn, không thể bỏ qua sự chuẩn đoán, điều trị bệnh.

Để tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, tác dụng, cách dùng cây chua me đất bạn hãy tham khảo tiếp những nội dung dưới đây.

Chua me đất là cây gì

Chua me đất có tên khoa học là Oxalis corniculata, thuộc họ Oxalidaceae (loại hoa vàng). Loài thảo dược mọc hoang, quen thuộc đối với nhiều người dân.

Một số tên khác được gọi như tam diệp toan, toan tương thảo, vị thảo dược đa dạng dược tính, được dùng làm rau ăn hay thuốc chữa bệnh.

Ngoài ra, cây chua me đất còn có loại cỏ không thân, lá ở gốc, hoa màu hồng. Hay loại chua me đất đỏ còn gọi là rau bợ, lá chét hình tím ngược, hoa năm cánh và nhị hai vành. Tại vùng khí hậu mát mẻ như Sapa, Hoàng Liên Sơn không có thân, lá kém, có hoa hồng hoặc trắng.

Đặc điểm cây chua me

Là loại thực vật thân thảo, sống nhiều năm và mọc bò sát đất, thân cây chua me mảnh, có màu đỏ nhạt và có lông. Phần lá cuống dài, gồm 3 lá chét mỏng, dạng hình tim.

Hoa cây mọc thành tán, 2-3 hoa, có khi 4 hoa sắc vàng. Quả chua me thuôn dài, lúc chín mở bằng 5 van để tung hạt hình trứng, nâu thẫm, dẹt, có bướu đi xa, bắt đầu chu trình sinh sôi mới.

Phân bố, thu hái và chế biến chua me đất

Cây chua me có ở khắp mọi nơi, tập trung chủ yếu tại chỗ đất ẩm mát xung quanh vườn nhà, bãi hoang, bờ ruộng. Người ta thường coi là cỏ dại nên nhổ bỏ đi. Me đất có nhiều loại tại Việt Nam, nhưng cây hoa vàng được biết đến nhiều nhất, dùng ăn và chữa bệnh.

Thành phần hóa học của rau chua me

Cây chua me đất chứa tỷ lệ Acid oxalic cao, tồn tại dưới các dạng: acid ascorbic, oxalat calcium, Β – caroten, acid amin, acid palmitic, acid stearic, axit syringic, carbohydrat, xanthophyl, phytosterol, flavonoid, tannin, alkaloid, kali oxalat, tocopherol, terpenoid, glycosid, phloba tanin, protein, hydroxybenzoic, vanillic, oleic, linoleic…

Ngoài ra, cây còn chứa nhiều lipid trung hòa cũng như khối ferritin ở phôi cây.

Công dụng dược lý của rau chua me

Chua me theo y học cổ truyền có vị chua, tính mát, không độc, tác dụng tiêu khát, giải nhiệt, tiêu viêm, an thần, tán ứ sát trùng, trừ hoa, lợi tiểu, tốt cho tiêu hóa, chữa mụn nhọt, các bệnh đường tiết niệu, viêm gan, viêm ruột…

Dùng lá tươi hoặc khô đều đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả.

Tác dụng của chua me đất

Là loài cây mọc hoang, nhưng chua me rất hiệu nghiệm trong việc thanh nhiệt cơ thể, phù hợp cho những người hay bị nóng trong bằng cách dùng rau nấu canh hay giã nát lấy nước uống.

Cũng nhờ đặc tính đó mà chua me hoa vàng hỗ trợ đào thải mọi độc tố trong cơ thể, giúp duy trì làn da sạch mụn, sáng mịn.

Cây chua me chữa bệnh gì

Chua me trị bệnh gì có lẽ luôn là thắc mắc của rất nhiều người bởi thường coi đó là cây cỏ dại bỏ đi. Nội dung dưới đây sẽ phần nào giúp bạn biết thêm những thông tin chữa bệnh tuyệt vời, không kém phần ngạc nhiên về loài thảo dược tự nhiên.

1. Chữa sốt cao

Không may bị sốt mà bạn cảm thấy chưa cần dùng đến thuốc, hãy lấy nắm lá chua me, rửa sạch, giã nhỏ, hòa cùng với nước đun sôi để nguội và uống dần.

2. Chữa viêm họng

Khi bị viêm họng, bạn rửa sạch lá chua me, nhai từ từ trong miệng cùng một vài hạt muối. Nếu như lá me làm dịu cổ họng, giảm sưng đau, thì muối lại mang tính diệt trùng, kháng khuẩn hữu hiệu.

3. Trị rôm sảy, ngứa ngáy

Khi bị rôm sảy xuất hiện trên da, hoặc di ứng ngứa ngáy, bạn đừng vội mua thuốc. Hãy lấy lá chua me đất, rửa sạch rồi giã nát, sau đó đắp trực tiếp lên da. Bạn sẽ nhanh chóng thấy không còn cảm thấy khó chịu nữa.

4. Chữa vàng da do viêm gan

Chua me tươi 30g, đem sắc cùng nước, chia uống trong ngày 2-3 lần. Hoặc dùng nguyên liệu nấu cùng thịt lợn nạc (mỗi thứ 30g) thành canh rau ăn.

5. Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, lẫn máu

Lấy chua me đất giã nát, vắt lấy nước cốt, hòa thêm chút mật ong vào để uống ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 50ml (một chén con).

6. Chữa đại tiểu tiện không thông

Chuẩn bị lá của cây chua me, mã đề, mỗi thứ một nắm chừng 20g. Thêm chút đường, giã nát, vắt lấy chén nước cốt để uống đến khi tiểu thiện thông.

7. Chữa mất ngủ, an thần

Cho vào nồi gồm 20g chua me đất hoa vàng, 6g lá thông đuôi ngựa, đổ ngập nước và sắc lên. Chia uống 3 lần/ngày.

8. Chữa huyết áp cao

Những người bị huyết áp cao, uống nước sắc từ 30g chua me đất, 10g hạ thảo khô và 15g cúc hoa vàng.

9. Chữa kiết lỵ

Trường hợp bị kiết lỵ, bạn dùng chua me đất phơi khô, nghiền mịn, dùng nước sôi chiêu thuốc, uống 3 lần/ngày, mỗi lần liều lượng 9-12g.

10. Chữa ho

Ho do thử nhiệt (nắng nóng)

Công dụng chua me đất được coi như vị thuốc trị ho hữu hiệu. Bạn chuẩn bị 40g lá chua me, lá xương sông 20g, rau má 40g, cỏ gà 20g dùng tươi. Sau khi rửa sạch, giã nhỏ vắt nước cốt. Thêm thìa đường, đun sôi rồi chia uống 3 lần/ngày.

Ho thông thường

Cần có 20g chua me đất, măng tre mới nhú 20g, gừng giã nát8g, rễ dâu đã tẩm mật sao vàng10g. Cho tất cả vào chén sứ, thêm chút mật ong, đem hấp cách thủy, chắt lấy nước uống. Kiên trì áp dụng bài thuốc trị ho đều đặn hàng ngày sẽ giúp khỏi ho sớm.

Ho gà

Dùng 10g lá chua me, 12g rễ chanh, 8g lá hẹ, 8g lá xương sông, 5g hạt khổ qua, 2g phèn phi. Đem cho vào ấm sắc đến khi nước đặc lại, thêm chút đường vào và uống thường xuyên.

11. Chữa nóng trong người, bứt dứt khó ngủ

Bài thuốc chua me nấu canh trai đồng với các nguyên liệu thịt trai đồng, rau chua me, gia vị hành ngò nấu canh ăn vài lần/tuần giúp thanh nhiệt dưỡng âm và liễm hãn.

12. Chữa mệt mỏi, chứng ăn không ngon

Chắc hẳn tại các gia đình nơi miền quê không còn xa lạ với món rau chua me nấu canh thịt gà. Món ăn tuyệt vời này có tác dụng bổ mát, lợi ngũ tạng, chữa ngoại cảm nội thương, khuyên dùng cho những người nóng nhiệt.

13. Chữa bị đòn, ngã dẫn đến bong gân, sưng đau

Lấy một nắm lá chua me đất chưng nóng, xoa bóp vào chỗ bị thương để làm dịu cảm giác đau nhức.

Những ai nên dùng cây chua me đất

Cây chua me đặc tính lành, an toàn và phù hợp cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Thông qua việc chế biến một số món ăn ngon.

  • Chua me nấu canh cá lóc, thêm giá đậu, hành ngò, gia vị tốt cho người chảy máu răng miệng hoặc đi tiểu ra máu…
  • Chua me và các diếc, dùng nấu canh hay kho ăn… tốt cho người bị cảm sốt, ho khan, viêm họng, nhức mỏi.
  • Chua me nấu canh cá chép dùng tốt cho người mệt mỏi, chậm tiêu, men gan tăng, viêm tiết niệu, ho đàm.
  • Chua me nấu cá linh, thêm hoa chuối, dọc mùng trị chứng tiểu khó, tiểu vàng đục cuối bãi, tiểu buốt gắt, phù thũng.
  • Chua me canh thịt ếch, rau ngổ, dứa, cà chua, hành lá tốt cho trẻ bị nổi rôm sẩy, đơn đỏ mề đay, da khô sần ngứa gãi cũng như các chứng liên quan đến thấp nhiệt.
  • Chua me nấu cá trê trị hỗ trợ cải thiện sức khỏe người bị ù tai, hoa mắt, chóng mặt, trị váng đầu, hay cáu gắt, tăng huyết áp.
  • Chua me nấu cá trạch phù hợp người cao tuổi, người mới ốm dậy, kém ăn, người gầy táo bón…

Đối tượng không nên dùng chua me đất

Loại cây mọc hoang giàu giá trị trong quá trình đặc trị nhiều căn bệnh hiệu quả, nhưng phần thân và lá của cây chua me đất hoa vàng lại chứa hàm lượng axit oxalic. Đặc biệt phải kể đến oxalat kali hàm lượng cao, dễ hình thảnh sỏi oxalat trong bàng quang để sinh sỏi.

Từ đây, những người đã bị sỏi thận tuyệt đối không nên dùng. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng trước khi đưa ra quyết định dùng chua me đất.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về cây chua me đất với đa dạng công dụng backhoa.net muốn truyền tải tới bạn đọc. Sử dụng rau chua me làm rau ăn là rất tốt, nhưng nếu áp dụng chữa bệnh thì cần tham khảo ý kiến thầy thuốc. Hiệu quả thực tế phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, mức độ bệnh nặng nhẹ.

0 BÌNH LUẬN