Ngạc nhiên về công dụng của lá giang trong ẩm thực lẫn chữa bệnh

0
3117

Người ta thường dùng lá giang để xào, nấu cạnh cùng thịt bò, thịt gà hay cá nước ngọt… vừa thơm ngon hấp dẫn, vừa bổ dưỡng. Hơn hết, nhờ tính mát, vị chua, loại cây này còn giúp thanh nhiệt, sát khuẩn, tiêu viêm, chữa đường tiết niệu, mụn nhọt, phong thấp…

Lá giang là một thức rau đặc sản tại các tỉnh miền Trung và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều người trong chúng ta đã biết đến chức năng hình thành những món ăn ngon, thế nhưng công dụng chữa bệnh của lá giang hứa hẹn còn khiến bạn bất ngờ.


Lá giang – loại rau đặc trưng được yêu thích tại vùng sông nước

Kể về mẹo trị bệnh bằng lá giang

Là người con miền sông nước, anh Nguyễn Hải Đ tại Tiền Giang từ nhỏ đã được biết lá giang và sử dụng trong cuộc sống thường ngày.

Thông thường, gia đình anh chọn lá giang nấu cùng cá diêu hồng, thêm chút gia vị gồm nước mắc, đường trắng, ngò rí, hành lá là có ngay món ăn hảo hạng, kích thích cảm giác ăn uống, đồng thời tốt cho sức khỏe. Cách thực hiện khá đơn giản:

Cá diêu hồng mua (bắt) về, làm sạch, ngam cùng nước muối pha loãng khử tanh. Rồi ướp cùng ít nước mắm, 1 trái ở nhỏ, 2 củ hành tím, trộn đều nguyên liệu, ướp trong 15 phút.

Tiếp theo, bạn cho nước vào nôi đun sôi, từ từ thả cá vào nấu canh. Đến khi chín, vo nhẹ lá giang thả vào, nhờ vậy vị chua tiết hết ra, giúp nước canh ngọt vị. Đun sôi chừng 5 phút nữa là được, nêm gia vị vừa miệng.

Đặc biệt, khi anh Đ phát hiện mình bị viêm đường tiết niệu, có sỏi, đã dùng thân cây lá giang hãm trà uống hàng ngày. Sau một thời gian, anh không còn phải chịu đựng các triệu chứng bệnh, đi khám có sự cải thiện tình hình đáng kể.

giang vừa làm rau vừa làm thuốc bổ ích đối với sức khỏe

Thận trọng khi dùng cây lá giang chữa bệnh

Không chỉ riêng anh Đ mà rất nhiều người dùng khác đã dùng cây lá giang nhằm mục đích đẩy lùi các chứng bệnh nguy hiểm như viêm đường tiết niệu, xương khớp, viêm bàng quang…

Song không được may mắn như anh Đ, anh Hà Thế H dù thực hiện bài thuốc đúng công thức theo thầy thuốc Đông y hướng dẫn. Nhưng vì quá trình sắc thuốc lại dùng ấm nhôm, nên bị ngộ độc thực phẩm do axit trong thành phần lá giang ăn mòn kim loại.

Do đó, bạn cần lưu ý khi chế biến lá giang để tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc.

Lá giang là lá gì

Lá giang là loại thực vật có tên khoa học Aganonerion polymorphum Pierre, thuộc họ La bố ma (Apocynaceae) có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á. Cây lá giang còn được gọi là giang chua, chua méo, được dùng làm thực phẩm và góp mặt trong y học.

Đặc điểm của lá giang

Lá giang thuộc loại dây leo, thân dài chừng 1.5-4m, nhẵn, có mủ màu trắng, có thể bò trên cây sống, cây chết, hoặc thảm thực vật xanh. Rễ nhiều cấp mọc sâu trên đất ẩm.

Lá mọc đơn, hình trái xoan ngọn giáo, phiến mỏng, đầu sắc nhọn, gốc tựa hình tim hoặc tù gốc, mặt trên màu sáng hơn mặt sau, có vị chua dịu.

Hoa màu hồng lợt xuất hiện khoảng tháng 5 âm lịch, mọc theo chùm ở ngọn, có 5 cánh đều nhau, đài hoa hình ống, nhiều noãn. Sau hoa kết thành 2 quả đại thẳng hoặc cong, màu đen nhạt, khía rãnh dọc. Hạt thuôn, có chùm lông mềm ở đỉnh, màu nâu, dài 3-4mm.

Phân bố, thu hái, chế biến lá giang

Lá giang có mặt tại các vùng ven sông rạch vùng Đông Nam Á như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Việt Nam.

Ở nước ta, cây mọc hoang thuộc các tỉnh miền Trung, Nam Bộ, nhiều nhất phải kể đến Đồng bằng sông Cửu Long. Với chức năng dùng làm rau và thuốc nên ngày nay lá giang được người dân trồng nhiều ngay tại gia đình.

Trong nấu nướng, lá giang được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như nấu cá nước ngọt, nấu canh thịt gà, xào thịt bò. Trong khi đó, khi đưa vào các bài thuốc chữa bệnh dùng được cả phần lá, thân và rễ.

Thành phần hóa học lá giang

Theo kết quả nghiên cứu khoa học, cứ trong 100g lá giang chứa 85.3g nước, 3.5g glucid, 3.5g protein, 26mg vitamin C, 0.6mg carotein. Bên cạnh đó thành phần lá giang có nhiều saponin, flavonoid, coumarin, sterol, tamin, axit hữu cơ, chất béo, 12 nguyên tố vi lượng.

Công dụng dược lý của lá giang

Đông y xác định lá giang có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, tiêu viêm, giải độc, lợi tiểu. Hơn hết là khả năng chữa viêm đường tiết niệu, có sỏi, phong thấp, sưng tấy, mụn nhọt…

Người ta còn phát hiện ra cao lỏng chiết xuất từ cây lá giang hoàn toàn lành tính, ức chế thành công 9 loại vi khuẩn, tiêu viêm cấp tính.

Tác dụng của lá giang

Lá giang được coi như món quà quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Tuy là loại cây mọc hoang nhưng lại đem lại nhiều giá trị tuyệt vời đối với sức khỏe, có thể dùng làm rau nấu ăn hay hình thành các bài thuốc chữa bệnh quan trọng hiệu quả.

Đọt và lá giang non dùng ăn sống, hoặc bóp gỏi gia tăng hương vị cho món ăn, xào cùng các loại thịt (trâu, bò, gà, vịt) đều hợp khẩu vị của hầu hết mọi người.

Không cần phải đắn đo về việc thay đổi thực đơn cho bữa ăn gia đình thêm hấp dẫn, lá giang nhúng lẩu hay nấu canh chua cùng cá đồng, cua, tôm rất tuyệt.

Dân gian hay dùng lá giang để chữa chứng không tiêu, đầy trướng bụng, đau nhức xương khớp, trị lở ngứa ngoài da, đồng thời hỗ trợ trị bệnh viêm tiết niệu

Bài thuốc từ lá giang

Khi đã biết đến lá giang cùng tính năng ấn tượng kể trên, bạn còn chần chừ gì mà không khám phá ngay các bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu được bật mí tiếp theo sau đây thôi nào!

1. Giải nhiệt, giải độc

Cơ thể bạn báo hiệu nóng trong người, cảm thấy bức bối, bạn hãy lấy lá giang tươi, giã nát để lấy nước uống. Không chỉ hạ nhiệt nhanh chóng, mà còn giúp đào thải chất độc ra ngoài.

2. Trị ngộ độc sắn (mì)

Nhiều nơi, người dân biết cách dùng lá giang để giã cùng lá khoai lang, chế nước uống sẽ khắc phục tình trạng ngộ độc sắn (mì).

3. Chữa viêm đường tiết niệu

Các thử nghiệm về công hiệu cây lá giang cho kết quả khả quan trong việc làm tan sỏi ở thận, giảm các triệu chứng đau do chứng bệnh gây ra. Bệnh nhân bị viêm đường tiết niệu sẽ đẩy sỏi ra theo đường nước tiểu nếu biết áp dụng đúng cách trị bệnh bằng lá giang.

Bài thuốc 1: Lấy 200g thân cây lá giang đem rửa sạch, cho vào ấm, thêm nước để sắc uống hàng ngày. Kiên trì đều đặn thực hiện trong 15 ngày ghi nhận sự cải thiện đáng kể.

Bài thuốc 2: Thái mỏng 10g thân lá giang, phơi khô. Nguyên liệu cho vào ấm, đổ ngập nước, đun nhỏ lửa chừng 1 giờ đồng hồ. Chắt lấy phần nước, sắc tiếp 2 lần nữa rồi nhập 3 nước đó lại với nhau, đun còn 200ml. Uống ngày 2 lần vào sáng chiều, mỗi lần 100ml, liên tiếp kéo dài 2-3 tuần.

Bài thuốc 3: Chuẩn bị 3-5 con cá chuồn, bỏ vảy, chặt vây, cắt thành 2-3 khúc. Lá giang 100g rửa sạch, vò giập.

Đun nước sôi, cho cá vào nấu chín, sau đó cho lá giang cùng gia vị vào. Tùy theo mức độ ăn loảng hay đậm đặc của gia đình mà bạn có thể cho thêm nắm gạo vào. Nếu xong bắc xuống, thêm vào đó quả ớt đập giập và thưởng thức.

Ăn thường xuyên sẽ bổ hư tổn, trừ thấp, cường kiện gận cốt, phòng chữa bệnh viêm đường tiết niệu với triệu chứng như đái dắt, đái buốt.

4. Tốt cho xương khớp

Lá giang có tác dụng cực kỳ tốt cho xương khớp nhờ tính mát, tiêu viêm và sát khuẩn tốt. Theo đó, bạn hãy dùng 20-40g lá giang để đun nước uống mỗi ngày. Lưu ý, xương khớp hết đau nên ngưng sử dụng.

5. Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy

Trường hợp ăn không tiêu, trướng bụng, đơn giản bạn lấy 30-50g lá giang sắc nước uống liên tục vài ngày sẽ khỏi.

6. Chữa viêm bàng quang

Gà 600g làm sạch, để ráo rồi chặt miếng vừa ăn. Lấy 100g lá giang bánh rẻ, rửa sạch, vò nát. Cho thịt gà và 1 lít nước vào đun sôi, vớt bọt, thêm gia vị vừa miệng. Thịt gà chín mềm cho lá giang vào, đợi sôi, khi bắc ra cho thêm ít rau thơm tùy theo khẩu vị và thưởng thức.

Ngoài hỗ trợ chữa viêm bàng quang, canh gà lá giang còn thanh nhiệt, hữu hiệu cho người bị lao thương khí huyết, hội chứng lỵ xuất huyết, suy nhược cơ thể.

7. Chữa mụn nhọt, vết thương

Tại vị trí bị mụn, lở ngứa, vết thương ngoài da, bạn giã nát lá giang tươi để đắp lên sẽ giúp mau lành, giảm sưng tấy, thúc đẩy tái tạo da mới.

8. Trị hôi nách

Thành phần acid tự nhiên trong lá giang có tác dụng diệt khuẩn cao, giàu vitamin C làm sáng da, mờ thâm nên nhiều người đã biết đến cách dùng làm phương pháp trị hôi nách.

Từ nắm lá giang, bạn giã nhỏ, thêm chút muối biển để đắp lên 2 bên nách. Giữ kẹp trong khoảng 15 phút giúp dưỡng chất thẩm thấu sâu vào trong da.

Tiến hành theo hướng dẫn ngày 1 lần, kiên trì 1 tháng lượng mồ hôi giảm tiết, ngừa mùi, trả lại sự tự tin cho bạn diện những bộ cánh khoét nách yêu thích.

Những ai nên dùng lá giang

Đặc tính của lá giang lành tính, nên có thể phù hợp cho nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Từ trẻ nhỏ, người cao tuổi, cho đến người bị viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, đau xương khớp, cơ thể nóng bức…

Điều quan trọng nhất để hình thành nên món ăn, bài thuốc đạt kết quả như ý đòi hỏi bạn cần quan tâm đến vấn đề lá giang mua ở đâu uy tín.

Đối tượng không nên dùng lá giang

Chúng ta đều biết lá giang đóng vai trò quan trọng trong ẩm thực lẫn chữa bệnh. Mặc dù vậy, vì hàm lượng axit tartric khá cao nên những người đang bị đau khớp do gút cấp, hay bệnh nhân sỏi thận lắng đọng axit tuyệt đối tránh dùng, dễ dẫn đến tình trạng nguy hiểm hơn.

Bất cứ vị thuốc nào trong tự nhiên mà không chỉ lá giang cũng chỉ phát huy trọn vẹn giá trị của mình khi được ứng dụng đúng đối tượng, liều lượng phù hợp.

Do đó, trước khi quyết định chọn loại thảo dược này làm rau cũng như thực hiện bài thuốc chữa bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế chuyên nghiệp để được thăm khám, nhận tư vấn hữu ích.

Qua bài viết trên đây, backhoa.net hy vọng bạn đã nắm rõ được đặc điểm, tính năng, cùng cách sử dụng lá giang đạt kết quả tốt nhất.

0 BÌNH LUẬN