Muốn ngăn ngừa bệnh cúm, đừng quên những thực phẩm này

0
373

(GDVN) – Cảm cúm là một trong những bệnh phổ biến và mang lại nhiều phiền phức. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh khó chịu này.

Có nhiều cách có thể giúp bạn phòng ngừa cảm cúm như: Luôn chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể, đi tiêm phòng cúm định kỳ, xây dựng thời gian biểu nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý.

Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng góp phần giúp bạn tránh mắc phải căn bệnh này.

Bạn có thể ngạc nhiên khi biết những loại thực phẩm có sẵn trong căn bếp của mình có khả năng phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả.

Một vài loại thực phẩm có thể kích thích một cách trực tiếp đến hệ miễn dịch của bạn, chẳng hạn như những thực phẩm được chế biến sẵn.

“Thực phẩm hữu cơ sẽ giúp bảo vệ hệ miễn dịch của bạn khỏe mạnh” – trích lời Tiến sĩ Chris D’Adamo, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Y học kết hợp, trực thuộc trường Đại học Y tại Maryland.

Vì vậy, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm được chế biến sẵn, đặc biệt là trong những thời điểm dịch cảm cúm và cảm lạnh có thể bùng phát.

Đồng thời, bạn cũng nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm các loại thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch.

Dưới đây là 6 loại thực phẩm được các chuyên gia khuyên dùng để giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể.

Các loại thực phẩm này không chỉ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết, mà còn dễ dàng tìm được và không hề khó ăn.

Nấm có lợi cho sức khỏe. Đồ họa: Minh Nguyệt.

Nấm là một loại thực phẩm phổ biến, đặc biệt là vào mùa đông. Theo Tiến sĩ D’Adamo, các kết quả nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong nấm có chứa các thành phần chống virus có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng trước virus cảm cúm.

Cụ thể, trong nấm có chứa một loại carbs (một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, thường tìm thấy trong các loại thực vật) có tên là glucan.

Mỗi một loại nấm lại có chứa một vài chất dinh dưỡng khác nhau, vì vậy bạn nên ăn thử nhiều loại nấm như: nấm hương, nấm lim xanh (nấm maitake), hay nấm mỡ để giúp hệ miễn dịch hấp thụ nhiều nhất các dưỡng chất từ loại thực phẩm này.

Sử dụng tỏi làm gia vị cho những món ăn phù hợp cũng là một cách tốt phòng cúm. Đồ họa: Minh Nguyệt.

Tỏi hay các thực vật khác thuộc chi hành như hành tây, hẹ tây, hành lá là các thực phẩm giàu dưỡng chất đề kháng.

Theo Tiến sĩ D’Adamo: “Tỏi đã được chứng minh có khả năng làm giảm các triệu chứng cảm cúm hay cảm lạnh bằng cách kích thích sự hoạt động của các kháng khuẩn tự nhiên trong cơ thể”.

Tương tự, hành tây giúp làm gia tăng số lượng bạch cầu, một trong những tế bào cần thiết giúp đẩy lùi mầm bệnh.

Bạn có thể làm món tỏi hay hành phi với nấm – một món ăn không chỉ ngon miệng mà còn giúp cơ thể bạn tăng cường hệ miễn dịch đáng kể.

(Ảnh minh họa: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam / Đồ họa: Minh Nguyệt).

Vitamin C là một dưỡng chất thường xuyên được sử dụng để phòng ngừa bệnh cúm. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra: vitamin có thể giúp bệnh cảm lạnh mau khỏi hơn, đồng thời cũng giúp phòng ngừa một số bệnh lý khác ở những người có tập luyện thể thao.

Vì vậy chúng ta thường uống nước cam để tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên theo Charlotte Hammond, một chuyên gia về dinh dưỡng, việc chúng ta ăn trực tiếp các loại hoa quả chứa vitamin C sẽ có lợi cho sức khỏe hơn việc chế biến chúng.

Chẳng hạn, một quả cam chứa 160% lượng vitamin C cơ thể cần hấp thụ hàng ngày, còn bưởi có 120%.

Tuy nhiên, Kiwi lại là thực phẩm giàu vitamin C nhất khi chứa tới 273% lượng vitamin C mà cơ thể cần hấp thụ.

Có lẽ nhiều người cũng bất ngờ vì hạt bí cũng góp phần chống bệnh cúm. Đồ họa: Minh Nguyệt.

Việc bổ sung kẽm là rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là khi bạn bị ốm. Theo Hammond, kẽm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhanh chóng đẩy lùi virus bệnh.

Hạt bí ngô là một trong những thực phẩm giàu kẽm nhất, ngoài ra còn có hạt hướng dương hay bơ làm từ hạt hướng dương.

Hạt hướng dương cũng chứa rất nhiều vitamin E, một loại dưỡng chất khác cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Sữa chua rất tốt cho sức khỏe.

Theo D’Adamo, việc ăn các loại thực phẩm từ bơ, sữa vào buổi sáng không chỉ giúp giữ dáng mà còn giúp cơ thể phòng ngừa virus bệnh tốt hơn.

Nghiên cứu năm 2017 trên Tạp chí Nutrient đã chỉ ra, thực phẩm lên men như sữa chua có chứa các lợi khuẩn có khả năng kích thích hoạt động của các kháng khuẩn trong cơ thể.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng sữa chua không đường. Nếu không ăn được các thực phẩm từ bơ, sữa, bạn có thể thử các món khác như: trà nấm thủy sâm (kombucha), dưa cải muối, hay kim chi.

Nếu bạn muốn khỏe mạnh, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là điều thiết yếu. “Nước giúp bạn duy trì mọi hoạt động của cơ thể”, theo D’Adamo.

Khi thiếu nước, hệ miễn dịch khó hoạt động hiệu quả trước sự tấn công của mầm bệnh. Ngoài nước, bạn có thể uống các loại trà không đường để thay đổi khẩu vị.

0 BÌNH LUẬN