Mẹo tắm nước lá vối cho trẻ sơ sinh chuẩn các cụ dậy

0
3113

Lá vối không còn xa lạ gì với mọi người dân Việt Nam từ thành thị đến nông thôn, vào mùa hè uống nước vối giúp giải nhiệt, da dẻ hồng hào, hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Mẹo tắm lá vối cho trẻ sơ sinh giúp trị hăm tã, hăm da, ghẻ lở, chốc đầu đang được lan truyền chóng mặt trên mạng thời gian gần đây. Các mẹ bỉm thấy vậy rất vui vì đã có bí quyết giúp con khỏe mạnh, lại không cần dùng đến thuốc tây. Tuy nhiên, cũng không ít mẹ lo lắng, liệu tắm nước lá vối cho bé có thực sự an toàn không.

Có nên tắm lá vối cho trẻ sơ sinh?

Với các mẹ bỉm, sau sinh cơ thể đang trong giai đoạn hồi phục và cần bồi bổ, việc uống 1 cốc nước lá vối mỗi ngày giúp lợi sữa, thanh nhiệt, giải độc, chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa, phòng chống bệnh tiểu đường,… giúp chị em nhanh chóng có lại diện mạo, vóc dáng như thời con gái.

Trong Đông y, các bộ phận như vỏ, cành, hoa và lá vối được dùng trong các bài thuốc điều trị bệnh về tiêu hóa, bệnh gout, mỡ máu,… rất quen thuộc và hiệu quả.

Đặc biệt, phải nhắc đến khả năng tiêu độc của lá vối, rất tốt trong trị các bệnh về da như nổi đỏ, mẩm ngứa,… Dùng nước lá vối tắm cho trẻ sơ sinh là mẹo dân gian cực hiệu nghiệm để trị chứng hăm da, hăm tả, chốc đầu, mẩn ngứa,…

Tuy nhiên, nhiều bà mẹ vẫn còn lo lắng liệu tắm lá vối cho trẻ sơ sinh có thực sự an toàn không. Chính vì thế, trong bài viết này Cây Thuốc Dân gian sẽ chia sẻ tới chị em những lưu ý khi dùng lá vối tắm cho bé để đạt hiệu quả cao mà an toàn nhất.

Theo Y học cổ truyền, nụ và lá vối là thảo dược tính mát, vị hơi đắng chát, không có độc. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong lá vối có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên có tác dụng diệt vi khuẩn, do đó giúp cải thiện rất nhanh tình trạng hăm da ở trẻ.

Còn theo Y học hiện đại, nụ vối có chứa tanin, chất chát, tinh dầu tính kháng khuẩn cao, giúp bảo vệ niêm mạc da khỏi tổn thương… Do đó, các mẹ hoàn toàn yên tâm khi tắm nước lá vối cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà tắm vô ý, tắm bừa bãi, cần phải có những nguyên tắc nhất định, các mẹ đọc tiếp để tham khảo nhé!

Cách tắm nước lá vối cho trẻ sơ sinh chuẩn các cụ dậy

Đầu tiên, nên dùng lá vối tươi tốt hơn vì trong nó chứa nhiều chất kháng khuẩn hơn lá khô. Nếu bạn đang sống ở thành phố, không có điều kiện mua lá tươi thì vẫn có thể dùng lá khô, hiệu quả không giảm quá nhiều.

Bước 1: Rửa sạch 1 nắm lá vối, ngâm với nước muối loãng hoặc thuốc tím pha thật loãng để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.

Bước 2: Cho lá vối vào nồi nước nấu sôi vài phút. Nếu ngâm bằng thuốc tím, nên rửa lại bằng nước sạch để tránh tình trạng khi tắm con nuốt phải nước lá.

Bước 3: Tắm cho con bằng sữa tắm trước. Pha loãng nước lá vối với nước sạch, sao cho độ ấm khoảng 40oC, tiến hành tắm lá vối cho bé. Dùng khăn mềm nhúng nước lá vối lau nhẹ lên các vùng da bị hăm của con, tập trung khu vực nách, bẹn, háng,… Chú ý tránh chà xát mạnh làm tổn thương da.

Bước 4: Tắm qua 1 lượt nước ấm sạch rồi lau khô người.

Những lưu ý khi tắm nước lá vối cho trẻ sơ sinh

Để tránh việc thực hiện sai cách, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho bé, các mẹ cần lưu ý những điểm sau:

  • Chọn mua lá vối sạch, nguồn gốc rõ ràng, tránh mua loại chứa thuốc kích thích, thuốc trừ sâu.
  • Cần rửa thật sạch, ngâm nước muối để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, lông tơ, trứng côn trùng trên lá vối.
  • Không nấu quá lâu, quá đặc khiến lượng tinh dầu đọng lại gây dị ứng, viêm da cho bé.
  • Pha loãng nước tắm, không pha đặc, đặc quá không tốt lại phản tác dụng.
  • Không pha thêm bất cứ thứ gì khác vào nước tắm như muối, chanh, sữa tắm khiến bé bị xót.
  • Không để nước tắm nguội, phải đủ ấm, để giúp lỗ chân lông nở ra, như vậy mới tăng hiệu quả trị liệu. Ngược lại nếu để quá nguội lạnh, sẽ làm tắc mồ hôi khiến tình trạng rôm sảy nặng hơn.
  • Tắm cho trẻ bằng sữa tắm trước để loại bỏ chất nhờn trên da, nước lá vối chỉ có tác dụng diệt khuẩn, làm mát. Luôn tắm nước ấm để loại bỏ lượng bột còn dư của lá.
  • Không tắm quá lâu, vài phút là ok rồi, lâu quá khiến nước ngấm vào da không tốt.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm toàn thân, phấn rôm bôi vào vùng đùi, bẹn sau tắm.
  • Chỉ được tắm cho trẻ sau khi rụng rốn.
  • Tuyệt đối không tắm cho trẻ đang bị viêm da nặng, sưng tấy, trầy xước, bưng mủ. Vì có thể khiến mất lớp màng bảo vệ da, có thể làm tăng nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập, khiến tình trạng nặng thêm.

Ngoài ra, cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho con, mặc quần áo thông thoáng, nếu có thể hãy tháo tả cho con vài tiếng trong ngày. Các mẹ đang cho con bú không nên ăn đồ ngọt, cay nóng.

Chúc các bạn thành công.

0 BÌNH LUẬN