Trang chủ Xe Kinh nghiệm lái xe

Mẹo lái xe ô tô an toàn trong tình huống tắc đường

0
3058

Tắc đường là một vấn đề đau đầu với nhiều tài xế và có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với khả năng lái xe của họ. Tuy nhiên, nếu tham khảo các phương pháp lái xe an toàn sau đây, các tài xế có thể vượt qua các điểm tắc đường 1 cách thoải mái, nhẹ nhàng.

1. Loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng

Trong lúc tắc đường, đường xá trở nên đông đúc, chật hẹp, người tham gia giao thông thường mất bình tĩnh và cố vượt xe vào những lúc không phù hợp. Khi đó, 1 sự xao nhãng nhỏ cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Hãy hạn chế việc xao nhãng bằng cách:

  • Tắt điện thoại, hoặc để chế độ im lặng
  • Tắt nhạc, hoặc vặn nhỏ volume
  • Đề nghị hành khách nói nhỏ cho đến khi bạn thoát khỏi tình trạng tắc đường

2. Lái xe chủ động

Lái xe chủ động bao gồm các kỹ năng mà bạn cần sử dụng để ngăn chặn những tình huống nguy hiểm trên đường. Các việc bạn cần làm bao gồm:

  • Chú ý quan sát tình hình giao thông và điều kiện đường xá
  • Phát hiện các phương tiện di chuyển nguy hiểm như nhập, rời làn không xi-nhan hay lạng lách đánh võng
  • Đi theo dòng giao thông
  • Xi-nhan trước khi nhập/rời làn
  • Giữ khoảng cách với xe ở trước và sau
  • Không lái xe khi bực tức/tâm lý bất ổn

3. Lên kế hoạch lái xe tránh thời điểm tắc đường

Trong nhiều trường hợp, đi sớm hoặc về muộn 15 phút so với giờ cao điểm có thể khiến việc đi lại của bạn thoải mái hơn đáng kể. Giờ cao điểm thường diễn ra từ 8:00 – 9:00 và 17:00-18:00.

4. Chú ý đến điểm tắc đường từ khoảng cách xa

Khi chuẩn bị tới ngã tư đông đúc, bạn nên bỏ chân khỏi pedal ga để xe từ từ chậm lại nhờ lực ma sát. Tùy vào khoảng cách, bạn cũng nên rà chân phanh để xe giảm xuống tốc độ vừa phải trước khi tiếp cận điểm tắc đường

5. Giữ khoảng cách 2 giây giữa bạn và xe phía trước

Bạn nên xác định bao nhiêu giây khoảng cách giữa bạn và chiếc xe phía trước. Thực hiện điều này bằng cách chọn 1 điểm mốc như biển chỉ đường và bắt đầu đếm kể từ khi chiếc xe phía trước đi qua mốc đó. Khi xe của bạn vượt qua điểm mốc thì hãy ngừng đếm. Số giây mà bạn đếm được chính là khoảng cách giữa bạn và chiếc xe phía trước. Khoảng cách giữa bạn và chiếc xe phía trước càng lớn thì bạn càng có nhiều thời gian xử lý trong tình huống khẩn cấp.

6. Lái xe ở tốc độ thấp hơn 8 km so với tốc độ tối đa

Điều này rất quan trọng để giữ an toàn cho bạn khi lái xe. Tuy vậy, có thể việc này sẽ khiến bạn phải lái chậm hơn so với dòng giao thông. Bất lợi là lái xe quá chậm có thể khiến các chủ phương tiện khác cảm thấy bực tức.

Khi đi với tốc độ chậm, thiệt hại do tai nạn giao thông sẽ được giảm thiểu đáng kể.

7. Chuẩn bị ứng phó với các tính huống nguy hiểm

Các tài xế nôn nóng có thể làm ra các quyết định tồi tệ khiến bạn phải xử lý nhanh chóng để tránh tai nạn. Đôi khi bạn sẽ phải nhanh chóng rời làn và tấp vào làm khẩn cấp để tránh 1 chiếc xe vượt ẩu.

Luôn quan sát tình hình giao thông và để ý lề đường hay những nơi bạn có thể tấp xe vào trong trường hợp tai nạn bất ngờ xảy ra.

8. Rời khỏi đường cao tốc nếu bạn không cảm thấy thoải mái

Tình trạng cảm xúc của bạn có ảnh hưởng lớn đến khả năng lái xe. Tinh thần căng thẳng gây ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng xử lý trong điều kiện giao thông mật độ cao. Nếu cảm thấy quá căng thẳng, bạn nên:

Rời khỏi đường cao tốc và nghỉ ngơi cho tới khi bình tâm và đợi đường xá trở nên thông thoáng hơn.

Bật đèn khẩn cấp và đỗ sát lề đường. Thư giãn một chút với một vài bản nhạc trước khi bạn thấy thoải mái với dòng giao thông phía trước.

chúc các bạn thành công

0 BÌNH LUẬN