Lá vối chữa bệnh gì và những lưu ý khi sử dụng lá vối

0
3076

Lá vối một loại lá được dùng để đun làm nước uống hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Mặc dù được uống hàng ngày nhưng lại rất ít người biết được cây vối như thế nào, đặc điểm, hình ảnh của chúng ra sao.

Ngoài ra chúng còn rất nhiều các tác dụng chữa bệnh tuyệt vời khác như: giảm cân, chữa viêm da ngứa, chữa đái tháo đường… Chúng ta hãy cùng Backhoa.net đi tìm hiểu lại cây này nhé.

Cây lá vối là gì

Tên khoa học của cây vối là Clesitocalyx operculatus. Thuộc họ Sim (Myrtaceae).

Cấy lá vối hay còn gọi là cây vối, thuộc loại cây thân gỗ, có chiều cao từ 10-15m, vỏ thân cây có màu nâu xám, nứt dọc và phân cành. Cành non dẹt, sau thành hình trụ, có lớp vảy.

Lá vối mọc đối, phiến lá có hình bầu dục, hai mặt lá đều có màu xanh lục nhạt, có đốm nâu, dài 9-18cm, rộng 4-8cm. Đầu lá nhọn, gốc lá thuôn, mép lá không có răng cưa, không có lông, có gân lá 8-10 đôi. Cuống lá dài 3-4mm, có cánh ở phía đỉnh.

Hoa mọc thành cụm, cụm hoa có hình chùy thường mọc ở nách lá đã rụng.Hoa vối không có cuống, có màu trắng, lục nhạt.Quả vối nhỏ, có hình trứng hay hình bầu dục, nhăn nheo, có đường kính 7-12mm, khi chín có màu tím sậm giống quả sim, có dịch bên trong.

Lá vối, nụ vối và cành non đều có mùi thơm dễ chịu.Vối có 2 loại là vối nếp và vối tẻ.Vối nếp có lá nhỏ, màu ngà vàng, còn vối tẻ có lá to, màu xanh đậm. Khi uống, nước vối nếp đậm đà và thơm hơn vối tẻ.

Phân bố và thu hái lá vối

Cây vối có khá nhiều ở các nước trên thế giới như Lào, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Ấn Độ, phía Bắc Trung Quốc đến Bắc Australia.

Ở Việt Nam, là loại cây ưa sáng nên vối moc tự nhiên trên các bờ ao hồ, suối và các vùng đất thấp nhiều màu mỡ.

Ngoài ra, cây vối còn được trồng ở các tỉnh Đồng Bằng và Trung du Bắc Bộ, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An, Thanh Hóa, các tỉnh Tây Nguyên đến Đồng Nai, Vũng Tàu,…

Chồi và lá non sẽ ra nhiều trong mùa xuân hè.Cây ra hoa vào khoảng tháng 5-7 và quả chín vào tháng 8-9.

Bộ phận sử dụng là lá và nụ vối. Lá và nụ vối sau khi thu hoạch sẽ được rứa sạch nhựa, để ráo rồi cho vào thúng. Sau đó, dùng rơm rạ phủ lên trên lá cho đến khi lá chuyển màu đen thì lấy ra rửa sạch rồi phơi khô dùng dần.

Mục đích của việc ủ lá là để phá hủy chất diệp lục trong lá và chất ngái do nhựa, nước vối sẽ ngon hơn.

Thành phần hóa học của cây lá vối

  • Lá vối, nụ vối có chứa tanin, vitamin và một số chất khoáng, còn có 4% tinh dầu có mùi thơm.
  • Trong nụ vối có các hoạt chất (chủ yếu là polyphenol), có khả năng ức chế hoạt tính của men alpha-glucosidase, làm chậm quá trình hấp thụ đường, do đó kiểm soát đường huyết trong cơ thể.
  • Beta-sitosterol có trong nụ vối có khả năng điều hòa chuyển hóa cholesterol, hỗ trợ giảm mỡ máu.
  • Chất kháng sinh có trong lá vối diệt được nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn bạch cầu, Streptococcus, Salmonella, Bacillus subtilis,…

Trong đông y, lá vối có vị đắng hơi cay, tính mát, ít độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Nước lá vối đặc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng.

Xem thêm:

Lá vối có công dụng gì

1. Chữa đầy, trướng bụng, ăn không tiêu

Bài thuốc 1:

Lấy 6-12g vỏ thân cây gối, sắc lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 2:

Lấy  12g vỏ thân cây gối, 8g bán hạ chế, 8g cam thảo và 8g cát sao sâm, sắc lấy nước uống.

2. Viêm đại tràng mãn tính, đau bụng âm ỉ và hay đi phân sống

Rửa sạch và xé nhỏ khoảng 200g lá vối tươi, cho vào 2 lít nước đun sôi, ngâm lá khoảng 1 giờ rồi uống thay nước.

3. Chữa tiêu chảy

Bài thuốc 1:

Lấy 3 cái lá vối tươi, 8g vỏ ổi rộp, 10g núm quả chuối tiêu. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, mỗi lần sắc với 400ml nước. Sắc cho đến khi còn 100ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày. Liệu trình 2-3 ngày.

Bài thuốc 2:

Lấy 100g vỏ thân cây vối, 100g vỏ sung, 100g lá phèn đen, 100g lá ổi, 50g vỏ cây đại, 50g hạt vải, 30g quế. Đem tất cả sấy khô, tán bột mịn. Đem hỗn hợp bột luyện thành hồ rồi vê thành viên bằng hạt đỗ. Mỗi lần uống 12g, uống 2 lần trong ngày.

4. Chữa thấp chẩn cấp và mạn tính

Lấy 50g lá vối tươi, 50g lá kinh giới, đun lấy nước rửa vết loét, kết hợp thuốc bôi.

5. Chữa lở ngứa, chốc đầu

Lấy 1 nắm lá vối, nấu nước để tắm rửa chữa lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.

6. Làm giảm mỡ máu, giảm cholesterol

Hãm 15-20g nụ vối với nước sôi uống tahy tà hoặc đun trực tiếp thành nước đặc uống 3 lần trong ngày. Nên uống thường xuyên để đạt hiệu quả.

7. Điều trị bệnh tiểu đường

Sắc lấy nước từ 15-20g nụ vối, uống 3 lần trong ngày hoặc cho vào hãm như trà uống thay nước.

8. Chữa bệnh viêm gan, vàng da

Mỗi ngày sắc 200g rễ cây vối lấy nước uống.

9. Chữa bỏng

Lấy vỏ cây gối cạo vỏ rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi rồi bôi hỗn hợp lên vết bỏng. Với tác dụng làm giảm tiết dịch, dịu đau và hết phồng rộp.

10. Chữa viêm da, ngứa

Đun nước vối đặc, trực tiếp bôi lên vết ngứa.

11. Chữa cảm lạnh làm bụng đầy, thân thể mệt mỏi

Lấy 16g lá vối khô, 16g trần bì và 8g cam thảo, tán thành bột. Thêm 3 lát gừng tươi, ngày sắc uống hoặc uống 25-30g bột với nước.

12. Giảm cân

Bài thuốc 1:

Lấy lá vối hoặc nụ vối, hãm như trà với 1 lít nước. Ủ trong 1 giờ là có thể uống được, uống thay nước.

Bài thuốc 2:

Đun sôi 1 lít nước với lá vối hoặc nụ vối. Sau đó cho thêm 1 nắm hoa hòe cho nước sôi trở lại, để nguội uống thay nước.

13. Hỗ trợ điều trị ở bệnh nhân bị gout

Sắc lấy nước uống từ lá vối hoặc nụ vối. Có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần điều trị bệnh guot.

Nó chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh. Chứ không chữa bệnh hoàn toàn. Nên người bệnh vẫn nên được điều trị bằng phương pháp y tế. Và kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.

14. Giúp lợi sữa

Ngay từ những ngày đầu thai kỳ, các mẹ bầu nên có thói quen uống nước vối. Để có cơ thể khỏe mạnh và lợi sữa khi sinh con.

15. Hỗ trợ tiêu hóa ở mẹ bầu

Lá vối sắc lấy nước hoặc hãm như trà. Sẽ giúp các mẹ bầu dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hàng ngày. Đồng thời tăng cảm giác ngon miệng, kích thích hệ tiêu hóa. Từ đó đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho mẹ và em bé trong bụng.

16. Giải khát, lợi tiểu, đào thải độc tố trong cơ thể

Dùng nước lá vối đun hoặc hãm như trà uống trong ngày như một loại nước giải khát. Nó giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể.

17. Phụ nữ sau sinh nhanh săn bụng và ăn ngủ tốt

Lá vối đun nước uống hàng ngày thay nước lọc. Giúp đánh tan mỡ thừa, eo săn chắc và còn làm đẹp da, hết mụn.

18. Chữa dái tháo đường

Lấy 20-30g lá vối hãm hoặc đun lấy nước uống trong ngày.

19. Giải độc lá ngón

Lấy 1 nắm lá vối tươi giã nát, thêm ít nước. Ép lấy nước cốt, uống hoặc trực tiếp bơm vào dạ dày.

Lá vối tươi có độc không

Theo nghiên cứa trong lá với có chưa tanin, các khoáng chất, vitamin và tinh dầu thơm. Các khoáng chất có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu,…

Còn theo Đông y thì lá vối có vị dắng, chát, tính mát. nó có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, sát trùng, hạ khí, tiếu đờm. Chính vì vậy mà lá vối rất tốt cho sức và hoàn toàn là loại lá lành tính.

Tuy nhiên, uống nước lá vối khô thì việc ủ sẽ ngon hơn và chất trọng lá với sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn.

Những lưu ý khi sử dụng Lá vối

Lá vối tươi có khả năng trị bệnh cao hơn so với lá vối đã ủ hoặc phơi khô. Tuy nhiên, do chất kháng viêm và kháng khuẩn trong lá vối tươi rất mạnh. Nên có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi.

Vì vậy nên dùng lá vối khô để pha nước uống. Đối với những người quá gầy, sức khỏe bị suy nhược thì không nên dùng lá vối hoặc nụ vối để chữa bệnh.

Khi uống nước vối cần chú ý:

Không uống nước vối quá nhiều mà chỉ nên uống mỗi ngày 1 ấm hoặc 1 ly nước vối. Vì sẽ ảnh hưởng đến hệ bài tiết.

Không uống nước lá vối khi bụng đói và không được uống nước vối quá đặc. Do tác dụng kích thích tiêu hóa, sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều. Và gây cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng,…

Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp thêm chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể thao.

Trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh trên, người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình và nhận được tư vấn của bác sĩ.

0 BÌNH LUẬN