Khi bị cảm cúm, nên tránh xa những loại thực phẩm này

0
417

Không nên chủ quan với bệnh cảm cúm, khi bị cảm cúm nên chú ý ăn uống, sử dụng các thuốc để chữa cảm cúm nhanh, nghỉ ngơi nhiều để nhanh hồi phục. Nên tiêm vắc xin cúm hàng năm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh

Cảm cúm là gì?

Cảm cúm là bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do các chủng virut cúm gây ra. Khi bị cảm cúm, bệnh nhân thường bị sốt, cảm giác mệt mỏi, toàn thân đau nhức, rã rời, hắt hơi, đau đầu, cảm lạnh toàn thân trong vài ngày, sau đó chảy mũi và ho, khản tiếng, tức ngực, nước tiểu ít đi.

Cảm cúm là một bệnh rất phổ biến, hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng với nguy cơ nhiễm cúm. Những người có hệ miễn dịch yếu như người già, người mắc bệnh mạn tính, trẻ em rất dễ bị cúm. Ngoài ra những người thiếu ngủ, dinh dưỡng kém, ít vận động nguy cơ nhiễm cúm cũng rất cao.

Bệnh cảm cúm xuất hiện quanh năm, tuy nhiên vào những ngày mưa lạnh, thời tiết ẩm ướt kéo dài thì tỉ lệ người bệnh cảm cúm sẽ tăng cao hơn do thời tiết tạo điều kiện cho virut cúm phát triển và vào mùa lạnh hệ hô hấp của con người cũng nhạy cảm, dễ bị kích ứng hơn.

Khi cảm cúm, cần kiêng các món ăn sau:

Đồ ăn chứa nhiều muối

Nếu bạn bị cảm cúm nên ăn ít các loại thực phẩm chứa nhiều muối để nâng cao lượng lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng. Từ đó, họng sẽ tiết ra nhiều chất globulin miễn dịch A và interferons để chống lại cảm cúm.

Đồ uống có caffein

Các loại đồ uống chứa caffein như trà, cà phê hay soda không có lợi cho người bị cúm. Caffeine khiến bạn tỉnh táo hơn nhưng lại làm cho cơ thể không được nghỉ ngơi, sẽ càng thêm mệt mỏi khi bị cảm cúm.

Thực phẩm giàu protein

Những thực phẩm nhiều protein như thịt đỏ, trứng, tôm, cua, cá… sẽ tác động tiêu cực đến việc hạ sốt và phục hồi sức khỏe.

Sữa

Uống nhiều sữa khi cảm cúm sẽ làm gia tăng sự sản sinh dịch nhầy trong phổi. Vì vậy, hạn chế uống sữa khi đang bị nhiễm virus cúm giúp tránh tắc nghẽn ngực và nghẹt mũi, gây khó thở.

Rượu bia

Giống như đường, rượu bia gây ra sưng viêm làm yếu đi các tế bào bạch cầu khiến cơ thể khó phục hồi hơn. Uống bia rượu cũng khiến cơ thể mất nước, làm tăng cồn trong máu khiến bạn say nhanh hơn và sẽ thức dậy vào sáng hôm sau với cơn sốt nặng nề.

Tinh bột chế biến

Nhiều người hay dùng bánh mì, bánh quy trong lúc nghỉ ngơi khi đang bệnh nhưng tinh bột chế biến chuyển hóa thành đường rất nhanh, làm tăng đường huyết tương tự như nước ngọt và thực phẩm nhiều đường, làm yếu hệ thống miễn dịch. Khi ăn tinh bột trong lúc bị cảm cúm, bạn nên dùng ngũ cốc nguyên hạt.

Đồ ngọt

Nhìn chung, ăn nhiều đồ ngọt không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, khi bị cảm cúm bạn không nên ăn nhiều đồ ngọt vì sẽ làm tăng lượng đường trong máu, cơ thể tập trung chuyển hóa đường sẽ tiêu tốn rất nhiều vitamin làm chậm quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều đường có thể ức chế khả năng chống nhiễm trùng của bạch cầu. Thêm vào đó, lượng đường dư thừa trong cơ thể có thể làm tăng nồng độ các cytokine gây viêm trong cơ thể.

Thực phẩm chiên rán

Việc tránh sử dụng những thực phẩm nhiều dầu mỡ này sẽ khiến cơ thể có nhiều năng lượng hơn để chiến đấu chống lại vi-rút thay vì phải tiêu hóa thức ăn.

Pho mai

Là một sản phẩm từ sữa, pho mai là lựa chọn sai lầm khi bạn đang bị cúm vì nó sẽ tăng cường sản sinh chất nhầy, gây tắc nghẽn ngực.

Thịt đỏ

Khi bị cúm, hệ tiêu hóa của bạn có thể khó hoạt động bình thường. Thịt đỏ không dễ tiêu hóa. Nó có thể khiến cơ thể phải nỗ lực để tiêu hóa chúng. Thay vì dùng thịt đỏ, hãy nghỉ ngơi đầy đủ và dùng những thực phẩm dễ tiêu hơn.

Trứng

Trứng là thực phẩm bổ dưỡng cho sức khỏe, nhưng lại không tốt cho những người ốm. Chúng chứa nhiều protein nên sẽ gây ra nhiệt lượng lớn. Những người ốm sẽ tăng nhiệt độ cơ thể khi ăn trứng, do vậy càng bị nặng và lâu khỏi.

Nước cam

Nhiều người đều cho rằng nước cam là bí quyết giúp phục hồi sức khỏe nhờ cung cấp nhiều vitamin C, chất xơ và các dưỡng chất khác. Tuy nhiên, đó là quan niệm sai lầm. Nước cam chứa nhiều đường, có thể khiến bạch cầu giảm khả năng chống chọi với mầm bệnh. Bên cạnh đó, lượng axit cao trong đồ uống này có thể làm hỏng dạ dày. Tránh uống nước cam khi bạn bị ho, đau họng hoặc cảm lạnh vì nước cam có thể gây tổn thương họng.

Đồ ăn vặt giòn

Kết cấu của những món ăn vặt như khoai tây chiên giòn, bánh mì nướng giòn khiến cổ họng của bạn bị chà xát và cần nhiều thời gian hơn để hồi phục.

0 BÌNH LUẬN