Trang chủ Đời sống

Hướng dẫn cách ghép cà chua đen tạo cơn sốt tại Đà Lạt

0
429

“Đặc sản” của Đà Lạt ngoài những thắng cảnh đẹp, không khí trong lành và đồ ăn hấp dẫn, thì các khu vườn nông nghiệp công nghệ cao là một đặc trưng không thể thiếu của thành phố này. Những loại quả như dâu tây, cà chua, dưa leo… được nhiều nhà vườn mở cửa cho du khách vào tham quan, tự tay hái và thưởng thức đã là một điều rất quen thuộc. Hiện nay, có thêm nhiều loại khác lạ mắt ở Đà Lạt cũng rất thu hút khách du lịch, từ bí khổng lồ đến rau củ tí hon, và đặc biệt hơn nữa là thần dược “cà chua đen”

Giống cà chua đen được mang về Đà Lạt thuộc cà chua đen của Hà Lan, đang là một cái tên “cực hot”. Bên cạnh những dàn dâu Nhật, Pháp, dưa leo baby, dưa lưới Nhật, luống ớt đỏ Đà Lạt, thì cà chua đen Đà Lạt bỗng chốc trở nên nỏi bật hơn cả. Không chỉ có màu đen độc đáo khiến cho cà chua đên hấp dẫn  lạ thường mà trong trái cà chua còn có rất cao hàm lượng Anthocyanin chống ung thư . Ngoài ra, loại trái đặc biệt này còn có tác dụng chống béo phì,tim mạch, tiển đường và lão hóa rất hiệu quả.

Cà chua đen Đà Lạt được gieo trồng theo mùa trong năm. Sinh trưởng và phát triển trong khoảng 120 ngày. Theo chia sẻ của những người làm vườn thì hạt giống sẽ được gieo từ tháng 2 đến cuối tháng 4, hạt sẽ nảy mầm sau khi gieo từ 4 – 6 ngày sau đó, cây con được trồng từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10.

Cà chua đen Đà Lạt được trồng trong điều kiện không có ánh sáng trực tiếp và được tưới một lượng nước rất khiêm tốn, để phù hợp với đặc tính của loài cây này. Một kg cà chua đen bán tại vườn có giá 50.000đ, thậm chí lên tới gần 200.000đ khi đến tay người tiêu dùng, khiến không ít nhà vườn hào hứng trồng.

Tuy nhiên, loài cây này không phải dễ trồng, không ít gia đình ở Đà Lạt nhập giống cây cà chua đen về trồng nhưng cây phát triển rất kém, hay bị chết, được thì năng suất không cao và không có màu đen đặc trưng. Chị Phạm Thanh Thủy ở thôn K’Long C, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Là một trong rất ít hộ gia đình trồng thành công  giống cà chua này.

Vì vậy hãy cùng làm thợ tìm hiểu kỹ thuật ghép cà chua đen tạo nên cơn sốt tại Đà Lạt đem lại hiệu quả cao của chị Thủy

1. Chuẩn bị dụng cụ

2. Tiến hành ghép cà chua đen

Chị Thủy cho biết, giữa năm 2014 chị trồng thử nghiệp 200 cây cà chua đen, hạt giống mua lúc đó là 7000đ/ 1 hạt. Hạt sau  khi mua về được ươm trên giá thể sơ dừa trong từng túi nhỏ. Khi chiều cao của cây được khoảng 10 cm thì cắt thân ghép vào gốc của giống cà chua đỏ, tỷ lệ cây sống khá cao. Để phù hợp với khí hậu Việt Nam, khi cây con ươm được 1 tháng tuổi, người trồng phải ghép với cây cà chua đỏ truyền thống

Ghép cà chua đen bằng cách cắt ghép vào gốc giống cà chua đỏ

Cũng như cà chua đỏ, cà chua đen trồng 3 tháng thì bắt đầu cho quả và có thể thu hoạch kéo dài 3 -4 tháng, sản lượng trung bình từ 5 – 7 kg mỗi gốc. Theo chị Thủy, để thành công với cà chua đen nên canh tác trong nhà kính, nhưng chi phí đầu tư lớn. Trung bình từ 150 đến 200 triệu đồng/ 1.000 m2, chưa kể trang thiết bị hệ thống tưới và lượng phân chuồng khá lớn,và giá cả hạt giống rất cao.

Chị Thủy cho biết thêm: “Nhiều khách hàng cứ nghĩ đây là cà chua đột biến gen, nhưng thực tế là loại quả lai tạo bằng phấn từ cà tím và cà đỏ. Vườn nhà tôi có hơn 3.000 cây, đều sắp cho ra quả”.

Theo ông Hữu Hùng, người đã trồng thử nghiệp cà chua đen ở Đà Lạt thì trồng loại cây này không dễ, do hay bị nấm bệnh. Tuy nhiên, ông cho rằng có thể yếu tố thời tiết của vùng Đức Trọng , đơn dương thích hợp hơn  Đà Lạt, đồng thời đây cúng là 2 vùng chuyên canh cà chua nên các nhà vườn có kinh nghiệm hơn trong canh tác.

Hay bà Lê THị Huyền, ngụ tại Thái phiên, Đà Lạt cũng đã trồng cà chua đen vào cuối năm 2014 nhưng thất bại. bà Huyền cho biết, gia đình bà đã trồng 50 gốc nhưng chỉ sống 30 gốc. Và cây cho quả không nhiều, không được đen. Khác với nhận định của nhiều nông dân Đà Lạt , thì vườn cà chua đen của ông Lê Hữu Phan lại phát triển rất tốt, cho quả chi chít từ gốc đến ngọn. Khi già, tất cả quả đều chuyển sang màu đen.

Ông Phan cho biết, gia đình ông chủ yếu ươm cây giống cung cấp cho các nhà vườn ở Đà Lạt. Cà chua đen được một số công ty nhập về Đà Lạt bán cho người dân trồng thử nghiệm khoảng 2 năm nay. Gia đình ông đã cung cấp cây giống cà chua đen cho một số hộ trồng thử nhưng kết quả không thành công. Từ thực tế đó, nhà vườn ở Đà Lạt kết luận rằng điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng ở Đà Lạt không phù hợp với loại cây này.

Cây cà chua đen

Để chứng minh cây cà chua đen trồng ở Đà Lạt vẫn có thể sinh trưởng, cho năng suất và chất lượng cao, vào tháng 7/2015, ông Phan quyết định dành 300 m2 đất trong vườn ươm để trồng hai loại cà chua, gồm loại đen và ngọt để so sánh. Khi hạt hai loại này nảy mầm, ôn g Phan cắt ngọn ghép với gốc cà chua thường. Khi cây phát triển bình thường, đạt chiều cao khoảng 20 cm, ông đem ra trồng. Toàn bộ diện tích đều được ông Phan trồng trong nhà kính với hệ thống tưới tiêu tự động. Khi đó sẽ được cây ghép cà chua đen

Cà được ông Phan trồng trên luống cao 20 cm, rộng 120 cm, dùng phân hữu cơ, đất mùn, và dùng bao nylon phủ lên bề mặt. Là nhà vườn đã có gần 30 năm kinh nghiệm làm nông, ông Phan đưa ra kỹ thuật chăm sóc cà chua đen cho riêng mình. Cây lên cao được khoảng 40 cm so với mặt đất đều được ông cắt ngọn để đâm nhánh. Thường mỗi gốc cà chua khi cắt ngọn sẽ ra nhiều nhánh nhưng ông Phan chỉ giữ lại 2 cành to khỏe nhất cho vươn lên. Dưới mỗi gốc, người trồng sẽ cắm cây sào để cà chua dựa vào. Ngoài ra, chủ vườn còn dùng dây dù để buộc giữ cây lên cao không bị gãy đổ.

Kết quả cho thấy, cà chua đen tại vườn phát triển rất nhanh. Cây mập, ngọn lớn, được khoảng 50 ngày tuổi thì bắt đầu cho quả. Đến nay, nhà nông này đang sở hữu 250 gốc cà chua đen, 400 gốc cà chua ngọt trên diện tích 300 m2. Cả hai loại đen và ngọt đều phát triển rất tốt, cho quả chi chít từ gốc lên ngọn. Thậm chí, cà chua đen còn cho quả lớn, nhiều hơn loại ngọt. Hiện tại, chiều cao của cây cà chua tại vườn ông Phan đã khoảng 2,5 m và còn tiếp tục vươn lên cao hơn nữa.

Trồng cà chua đen sai quả

Theo ông Phan, khó nhất trong trồng cà chua đen là phải nắm bắt được kỹ thuật gieo trồng. Người trồng cũng cần thường xuyên trông coi, quan sát sự phát triển của cây từng ngày nhằm phát hiện mầm bệnh, đưa ra phương án điều trị khoa học ngay từ đầu. Bởi khi cây đổ bệnh thì rất khó điều trị. Bệnh thường gặp trên cà chua chủ yếu là các loại nấm ký sinh. Việc bơm tưới nước cũng phải hợp lý, lượng vừa phải. Người trồng còn cần chú ý đến việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây bằng cách loại phân hữu cơ.

Ông Phan cho biết, chi phí đầu tư cho mỗi gốc cà chua đen khoảng 15.000 đồng, loại ngọt là 17.000 đồng. Trong ít ngày tới, cả hai loại này sẽ bắt đầu cho thu hoạch. Dự kiến giá cà chua đen là 50.000 đồng/kg, loại ngọt 40.000 đồng/kg. Mỗi gốc sẽ cho thu hoạch khoảng 5 kg quả, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 4 tháng.

Từ những thành công đó, vườn cà chua đen của ông Lê Hữu Phan rất hấp dẫn và thu hút được nhiều du khách khi đến đây, góp phần cho du lịch Đa Lạt càng thêm đa dạng hơn. Nhiều người đến đây, sẽ rất thích thú và bất ngờ trước những giàn cà chua đen đẹp mắt và có giá trị dinh dưỡng, phòng chống bệnh rất cao của loại quả đặc biệt này.