Hoa mào gà thường được dân gian biết đến với loại hoa tuyệt đẹp với bông hoa dài và màu đỏ thắm. Hoa thường được dùng để làm cảnh, trang trí hành lang sân vườn, sảnh. Không chỉ có vậy chúng còn có rất nhiều các tác dụng tốt cho cơ thể như điều trị cao huyết áp, thổ huyết, giải độc rắn cắn… mà chưa được nhiều người biết đến. Backhoa.net sẽ giới thiệu với bạn đọc toàn bộ thông tin về loài hoa này nhé.
Hoa Mào Gà là gì
Cây mồng gà, cây kê đầu, cây kê quan hoa, cây kê công hoa hay cốt tử hoa là những tên gọi khác của loài hoa này. Tên khoa học là Celosia Cristata, thuộc chi Celosia, họ Dền ( Amarathaceae ). Thuộc loại cây thân thảo, là giống cây sống dai, cao từ 45 – 90cm, thân cây thẳng, có phân nhánh và nhẵn.
Lá cây thường có hình trái xoan có phiến hoặc có hình ngọn giáo nhọn, màu xanh xám gân lá đỏ.Hoa mào gà có hình dáng lạ, không cuống, mọc thành cụm, cụm hoa dày xòe ra thành hình quạt trông giống mào gà của con gà trống. Cũng có những dạng cây cho hoa cụm mảnh, dài và pha giũa các màu đỏ,vàng…Hoa mào gà đỏ ( Celosia Cristata L ) là phổ biến, ngoài ra cũng có hoa màu vàng, cam hay trắng. Quả hình trái xoan hoặc tròn, chứa 1-9 hạt đen bóng.
Mào gà là loại cây ưa ánh sáng, sinh trưởng trong môi trường khí hậu nóng ẩm. Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 7 đến tháng 9, và ra quả sau đó vào tháng 10, tháng 11.
Phân bố Hoa mào gà
Cây mào gà có nguồn gốc từ Ấn Độ, được dùng nhiều ở Tây phi, Trung Phi và Đông Nam Á như một loại ngũ cốc. Đặc biệt là một loại rau quan trọng của người dân ở miền Nam Nigeria với tên gọi khác là soko.Ở Việt Nam nó được trồng phổ biến ở đình chùa và xung quanh nhà như một cây cảnh trang trí.
Thành phần hóa học của Hoa mào gà
Hoa mào gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng mà chúng ta không biết. Trong hoa có chứa các hoạt chất tự nhiên như đạm, chất béo và axit amin, các vitamin B1, B12, C, D, E…, và 12 nguyên tố vô lượng. Và gồm 50 loại men thiên nhiên ( bao gồm enzim và coenzim). Đặc biệt hàm lượng chất đạm (protein) lên tới 73% ,vì vậy chúng được coi là một loại thức ăn bổ dưỡng.
Trong y học cổ truyền, mào gà có tính mát, vị ngọt , giúp thanh nhiệt, trừ thấp, chỉ huyết, lương huyết. Đông y sử dụng cụm hoa, mầm non và hạt của cây để làm thuốc. Hoa sẽ được thu hoạch vào mùa thu, sau đó loại bỏ tạp chất. Hạt hoa sẽ đc phơi và sấy khô.
Công dụng chữa bệnh từ cây hoa mào gà
1. Điều trị cao huyết áp
Cho 3-4g hoa mào gà ( kê quan hoa ) cùng với 10 quả hồng táo sắc lấy nước uống hàng ngày.
2. Chữa khạc huyết (Ho ra máu)
Dùng 6g mào gà sao giấm tán vụn, chia thành 2 lần mỗi ngày uống cùng nước ấm,có thể thay bằng 6g mào gà trắng uống cùng một chút rượu. Hoặc có thể dùng 15-24g mào gà trắng tươi ( tương đương khoảng 6-15g hoa khô) hầm cùng với một lượng vừa đủ phổi lợn, chia thành 2-3 lần ăn trong ngày.
3. Chữa bệnh thổ huyết( Nôn ra máu)
Dùng 30g mào gà khô với 30g trắc bá diệp và 30g cỏ nhọ nồi đun lấy nước uống hàng ngày. Hoặc thay bằng 24g hoa tươicùng 30g rễ cỏ tranh tươi sắc nước uống.
4. Xích bạch lỵ (Lỵ trực khuẩn hoặc amip)
Xích lỵ là hiện tượng phân có máu, Bạch lỵ là phân chỉ có nhày. Hoa mào gà sắc cùng rượu để uống.
5. Thoát giang hạ huyết ( Lòi dom cháy máu, trĩ hậu môn)
Sấy khô và tán bột hoa mào gà cùng với phòng phong môt lượng bằng nhau, sau đó vê thành viên bằng hạt ngô. Liều dùng : 70 viên/ngày uống cùng với nước cơm khi đói.
6. Tỵ nục ( Chảy máu mũi)
Dùng 30 gam mào gà và 60g hải đới đun lấy nước uống. Hoặc hầm nhừ 9g hoa mào gà và 250g thịt lợn nạc, chia thành bữa ăn trong ngày.
7. Thanh quang nhãn ( Glaucoma)
Sắc lấy nước uống gồm 15g hoa mào gà, 15g rễ cây ngải cứu, 15g mẫu kinh căn.
8. Huyết lâm ( Đái ra máu, đái buốt)
Dùng 15g mào gà sắc lấy nước uống. Hoặc đốt tồn tính ( phương pháp đốt không cho thuốc cháy thành tro hoàn toàn, mà chỉ cho cháy lớp ngoài chừng 70% rồi thôi) hoa mào gà trắng, mỗi ngày uống 15-20g với nước cơm.
9. Điều trị chứng di tinh ở nam giới
Dùng 30g mào gà, 15g kim ti thảo cùng 15g kim anh tử,sắc lấy nước uống.
10. Đại tiện ra máu
Sao cháy và tán bột 6-9g hoa mào gà, uống ngày 2-3 lần. 30g hoa mào gà 30g, 30g ngải diệp sao đen rồi sắc uống. Hoặc sắc nước uống 15g hoa mào gà trắng, 6g phòng phong và 10g tông lư than.
11. Trị nhọt độc vùng gáy
Cho mỗi loại 1 lượng bằng nhau gồm mào gà tươi, nhất điểm hồng tươi và liên tử thảo tươi, rửa sạch và gải nát, cho thêm một ít đường đỏ rồi đắp vào chỗ nhọt đó.
12. Phụ nữ có kinh nguyệt không đều
Cho 9 gam mào gà đỏ và 9g mào gà trắng sắc lấy nước uống. Cũng có thê thay bằng 15g mào gà, 12g long nhãn hoa, 9 gam ích mẫu thảo với 1 lượng thịt nạc vừa đủ, hầm nhừ và ăn.
13. Phụ nữ có kinh nguyệt quá nhiều
Dùng 6g mào gà sấy khô tán bột, uống với một chút rượu khi đói. Hoặc 6g hoa mào gà trắng sấy khô tán bột uống cùng chút rượu vang hoặc nước ấm. Dùng trong 1 tuần.
14. Điều trị chứng bế kinh
Hầm nhừ 24g mào gà tươi với 60g thịt lợn nạc, chia thành bữa ăn trong ngày. Dùng 1 tuần.
15. Hiện tượng rong kinh
Sao cháy 20g mào gà và 20g ngải cứu, sắc uống trong ngày. Liệu trình 10 ngày.
16. Chữa bệnh khí hư
Khí hư bạch đới ( khí khư màu trắng) thì dùng mào gà trắng, khí hư xích đới ( khí hư màu đỏ) thì dùng mào gà đỏ, mỗi ngày 9g sấy khô tán bột, uống vào sáng sớm khi bụng đói.một liệu trình gồm 10 ngày.
17. Trị chứng đau bụng sau đẻ
Sắc 30 gam mào gà với rượu vàng để uống.
18. Chữa bệnh mày đay
Mào gà dùng cả cây để sắc uống và rửa, nếu nốt mẩn màu đỏ thì dùng cây mào gà đỏ, nếu nốt mẩn màu trắng thì dùng cây mào gà trắng. Hoặc sắc lấy nước cây mào gà (cả cây) với một lượng vừa đủ thương nhĩ thảo, rồi dùng nước đó ngâm rửa hàng ngày cho đến khi khỏi hẳn.
19. Giải độc do rắn cắn
Sắc lấy nước hoặc giã nhỏ vắt lấy nước 4-12 gam mào gà rồi uống.
20. Tiêu diệt trùng roi trong âm đạo
Dịch sắc mào gà có khả năng tiêu diệt trùng roi âm đạo sau khi tiếp xúc với dịch 5-10 phút.
21. Chữa tử cung xuất huyết cơ năng
Dùng 15g mào gà cùng với 12g hải phiêu tiêu (mai mực), 12g bạch biển đậu (đậu ván trắng) sắc lấy nước uống trong ngày.
Ngoài những tác dụng kể trên, mào gà còn có tác dụng kháng viêm, chữa trị viêm loét và dùng để cầm máu. Theo kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy, kê quan hoa còn có khả năng nâng cao sức chịu đựng của tế bào cơ tim trong trường hợp bi thiếu oxy, làm hạ huyết áp, giảm nhịp tim, từ đó làm giảm lượng oxy tiêu hao của cơ tim.
Một số lưu ý về điều trị bệnh bằng cây hoa mào gà
Đối với những người bị béo quá mức, béo phì hoặc những người bị u cục thì không nên dùng mào gà.Nếu dùng phải có sự chuẩn đoán và cho phép của bác sĩ.
Hoa mào gà còn được các bà nội trợ sử dụng như một món ăn bổ dưỡng trong thực đơn hàng ngày. Một vài món ngon như hoa mào gà đỏ xào tôm nõn, thịt vịt xào mào gà giúp bổ âm, giải phong nhiệt…Canh rau mào gà trắng có tác dụng thanh nhiệt, giải khát thích hợp cho những người bị táo bón.
Hạt của mào gà trắng hoặc hồng phớt được gọi là Thanh tương tử, có tác dụng chữa đau mắt sung đỏ do can hỏa.
Do rau mào gà trắng có tính nê trệ nên những người tiêu hóa kém, khó tiêu hoặc những người sợ lạnh, lạnh tứ chi… thì không nên dùng.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích mà backhoa.net muốn chia sẻ cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì về loài cây này bạn đọc có thể thảo luận bên dưới bài viết nhé.