Trang chủ Xe Chăm sóc xe

Có đòi lại khoản tiền đã đưa để nhờ xin việc được không

0
3132

Luât sư tư vấn về hành vi nhờ xin việc, giao dịch vô hiệu. Nội dung tư vấn như sau

Nội dung câu hỏi:chào Luật sư, tôi có 1 câu hỏi mong luật sư giải
đáp. Cách đây 5 năm, Chị A là bạn học cũ của tôi có đến nhờ chồng tôi xin việc cho người nhà ở quê. Vì chồng tôi làm công chức nhà nước nên cũng có nhiều mối quan hệ quen biết, chị A có đến gặp tôi, đưa tôi hồ sơ xin việc và số tiền 50 triệu đồng để nhờ tôi nói với chồng giúp chị xin việc. Tôi nể vì là bạn bè lâu năm, nên đồng ý giúp chị A.  Số tiền 50 triệu đồng tôi có nhận và đưa cho chồng tôi bỏ phong bì để làm chi phí xin việc, kết quả cũng đã xin được cho người nhà chị A. Tuy nhiên, không rõ vì lý do gì mà người nhà chị A không muốn đi làm nữa mà ở lại quê để sinh sống. Tôi có hỏi vì sao thì chị A chỉ nói là có việc gia đình nên ko đi làm nữa. Việc thì chồng tôi cũng đã xin được rồi, mà đến nay, chị A lại quay lại đòi tôi số tiền 50 triệu đồng, nói
với tôi nếu không trả lại số tiền đó thì sẽ làm đơn lên cơ quan để kiện chồng tôi, làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự của chống tôi. Vậy trong trường hợp này tôi phải giải quyết như thế nào? có phạm tội gì không?Mong Luật sư  tư vấn giúp tôi để giải quyết vụ việc này! Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi  với câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:

Căn cứ trên thông tin bạn cung cấp thì việc chồng nhận số tiền 50 triệu từ chị A với mục đích nhờ người xin việc được coi là hành vi vi phạm pháp luật. Với hành vi trên chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội môi giới hối lộ theo Điều 365 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung
năm 2017 (BLHS). Các yếu tố cấu thành tội phạm này bao gồm:

-Chủ thể của tội phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, người phạm tội không nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn và cũng không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.

-Khách thể của tội làm môi giới hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức bị thoái hoá biến chất. Làm môi giơi hối lộ chính là hành vi giúp sức, tiếp tay không chỉ cho một tội phạm mà cho nhiều tội phạm mà thể là tội nhận hối lộ và tội đưa hối lộ.

Mặt khách quan:Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là làm môi giới giữa người đưa và nhận hối lộ. Nhưng biểu hiện của hành vi làm môi giới hối lộ rất đa dạng.

Người có hành vi làm môi giới hối lộ có thể gặp người nhận hối lộ để gợi ý thăm dò và đưa ra những yêu cầu của người đưa hối lộ hoặc nhận lời với người nhận hối lộ là sẽ tìm gặp người đưa hối lộ để đưa ra những điều kiện của người nhận hối lộ. Việc làm này có thể chỉ diễn ra một lần hoặc có thể diễn ra nhiều lần.

Người có hành vi làm môi giơi hối lộ có thể chỉ thu xếp, bố trí thời gian, địa điểm để người đưa hối lộ và người nhận hối lộ tiếp xúc, giao thiệp với nhau về việc đưa và nhận hối lộ.

– Măt chủ quan: người thực hiện hành vi phạm tội là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là làm môi giới hối lộ, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn việc đưa và nhận hối lộ được thực hiện, hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức bỏ mặc cho việc đưa và nhận hối lộ
xảy ra.

“Điều 365. Tội môi giới hối lộ

1. Người nào môi giới hối lộ mà của hối lộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

….”

Người đưa tiền nhờ chồng bạn xin việc  có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ theo Điều 364 BLHS. Các yếu tố cấu thành của tội đưa hối lộ như sau:

– Chủ thể: Người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự

– Khách thể của tội đưa hối lộ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức mình bị thoái hoá biến chất.

– Mặt khách quan:Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là “đưa”. Nhưng biểu hiện của hành đưa hối lộ rất đa dạng. Có trường hợp người phạm tội trực tiếp đưa hối lộ cho người nhận hối lộ, có trường hợp qua trung gian (người môi giới) để đưa hối lộ cho người nhận hối lộ, có trường hợp người đưa hối lộ dùng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt không trực tiếp đưa hối lộ cho người nhận hối lộ cũng không qua trung gian mà tìm cách mua chuộc những người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn…

– Mặt chủ quan:Tội đưa hối lộ người thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. Động cơ phạm tội tuy không phải là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này, nhưng hầu hết các trường hợp đưa hối lộ đều có động cơ.

Điều 364. Tội đưa hối lộ

1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Lợi ích phi vật chất.”

Thứ hai, giải quyết đối với tiền nhờ xin việc

Đối với số tiền 50 triệu sẽ bị coi là tiền do phạm tội mà có nên sẽ bị tịch thu theo quy định tại Điều 47 BLHS

Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1. Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ , cấm lưu hành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.”


0 BÌNH LUẬN