Chữa mắt cá chân bằng Lá tía tô có hiệu quả không?

0
3349

Tuy nhiên, có một vấn đề xảy ra là nhiều người vẫn chưa phân biệt được bệnh mắt cá nhân với mụn cóc và chai chân. Dẫn tới khi dùng tía tô trị không đúng bệnh và không mang lại hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc phân biệt các loại hình bệnh đó và đồng thời chia sẻ từng bước chữa mắt cá chân bằng lá tía tô hiệu quả.

Chữa mắt cá chân bằng lá tía tô là một mẹo dân gian đã được cha ông ta áp dụng khá nhiều, nhưng nay đã thất truyền và ít được nhắc đến. Gần đây, phương pháp này lại được nhắc tới, các chị em chia sẻ nhau cách trị mắt cá chân từng bước một trên trang cá nhân, nhóm chát và diễn đàn công cộng.

Mắt cá chân là bệnh gì

Bệnh mắt cá chân là hiện tượng dày sừng ở khu vực bàn chân có dị vật, khi các dị vật này bị xơ hóa thì hình thành mắt cá. Các vị trí mọc mắt cá chân là những nơi mà xương bàn chân tiếp xúc nhiều với giày dép như cạnh bàn chân, mặt lòng ngón thứ 5, gò cái lòng bàn chân, gót chân.

Nhìn bằng mắt thường ta thấy da xung quanh khu vực đó có viền dày sừng, có màu vàng trong, khi ấn vào thấy đau. Mắt cá chân có khi lồi lên khỏi mặt da, có khi phẳng, bề mặt có vảy hoặc láng.

Mắt cá chân có thể vỡ mủ, gây nhiễm trùng, viêm đường bạch mạch, thường dễ tái phát vì vậy cần điều trị sớm khi phát hiện bệnh. Ngoài ra, cũng cần chú ý không đi giày dép quá chật, hạn chế đi guốc cao gót hoặc dùng thêm miếng đệm, lót giày, tất khi đi.

Tham khảo bài viết: Cách chữa sùi mào gà bằng lá tía tô theo dân gian

Phân biệt mắt cá chân với bệnh chai chân và mụn cóc

Nhìn bề ngoài 3 loại bệnh này khá giống nhau nên nhiều người nhầm lẫn. Nhưng thực chất chúng hoàn toàn khác nhau cả về tính chất và mức độ nghiêm trọng.

Chai chân chỉ là triệu chứng dày sừng ở bàn chân tại các vị trí giống bệnh mắt cá chân. Nhưng khi ấn vào không gây đau, xuất hiện các đường vân trên da, trong khi bệnh mắt cá chân thì có biểu hiện ngược lại.

Mụn cóc là do một loại siêu virus HPV gây ra (hay còn gọi virus u nhũ, loại này khác với HPV niêm mạc gây ung thư cổ tử cung). Có thể lây lan qua người, chẳng hạn như khi bạn tiếp xúc với vùng da bị mụn cóc của người khác, hoặc tắm nơi công cộng mà nguồn nước đã tiếp xúc với mụn cóc của người khác.

Khi bóp mụn cóc thì đau, cắt tỉa ra thì thấy các chấm đen, là những mạch máu li ti. Còn mắt cá chân cắt ra chỉ thấy những lớp mô sừng, trắng và không lây nhiễm.

Cách chữa mắt cá chân bằng lá tía tô

Lấy lá tía tô rửa sạch, giã nhuyễn chắt lấy nước. Lấy kéo hoặc cạnh nhọn chích, cắt bỏ phần da sừng bên ngoài, dùng bông chấm nước lá tía tô vào 5-6 lần. Khi nước lá khô thì bôi vôi tôi lên, đợi cho khô là có thể đi lại bình thường. Mỗi ngày làm 2 lần, khoảng hơn tuần là thấy các nốt mắt cá chân bắt đầu rụng dần.

Sở dĩ dùng tía tô chữa mắt cá chân là vì trong loại lá này chứa chất kháng viêm, diệt khuẩn rất cao. Khi chấm lên để tiêu diệt mầm bệnh, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, ngăn chặn sự phát triển của các tổ chức bệnh.

Cho đến này vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh về độ hiệu quả của phương pháp chữa mắt cá chân bằng lá tía tô. Đó chỉ mới là kinh nghiệm dân gian, tuy nhiên vì chi phí không cao nên mọi người vẫn có thể áp dụng. Trường hợp không thấy hiệu quả thì có thể tham khảo thêm một số cách bên dưới đây.

Các cách chữa mắt cá chân khác tại nhà

Dùng hạt gấc

Lấy vài hạt gấc bóc vỏ lấy lõi, rang chín, giã nát, rồi hòa với một chút vôi tôi. Đắp hỗn hợp đó lên vết mắt các chân, dùng băng cố định chặt. Để nguyên ngủ qua đêm, sáng hôm sau tháo bỏ. Làm liên tục 2-3 tuần vào các buổi tối là khỏi hoàn toàn.

Dùng cây xấu hổ cạn

Cành và thân xấu hổ đập dập, cho vào nồi nước đung sôi 15 phút. Lấy ra chờ cho ấm rồi ngâm chân 30 phút trước khi đi ngủ, ngâm xong dùng vôi tôi bôi lên, quấn băng chặt. Để nguyên ngủ qua đêm, sáng hôm sau gỡ bỏ. Làm liên tục 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Lưu ý: Đây chỉ là những phương pháp dân gian có thể hiệu quả với từng người, ở mức độ bệnh nhẹ sẽ nhanh có tác dụng hơn. Vì vậy, mọi người không nên quá kì vọng vào chúng, trong quá trình áp dụng nếu thấy không có chuyển biến, hoặc bệnh tình nặng thêm thì cần đi khám bác sĩ ngay để có những pháp điều trị khoa học hơn.

0 BÌNH LUẬN