Trang chủ Tài Chính

Chi phí đơn vị (Unit Cost) là gì? Hoạch toán Chi phí đơn vị

0
431

Chi phí đơn vị (tiếng Anh: Unit Cost) là tổng chi phí phát sinh của một công ty để sản xuất, lưu trữ và bán một đơn vị sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể.

Chi phí đơn vị

Khái niệm

Chi phí đơn vị hay giá thành đơn vị trong tiếng Anh là Unit Cost.

Chi phí đơn vị là tổng chi phí phát sinh của một công ty để sản xuất, lưu trữ và bán một đơn vị sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể. Chi phí đơn vị chính là giá vốn hàng bán cộng với chi phí bán hàng.

Đại lượng kế toán này bao gồm tất cả các chi phí cố định và chi phí biến đổi liên quan đến việc sản xuất một hàng hóa hay một dịch vụ.

Chi phí đơn vị là một thước đo chi phí quan trọng trong phân tích hoạt động của một công ty. Xác định và phân tích chi phí là một cách kiểm tra nhanh chóng xem một công ty có đang sản xuất hiệu quả một sản phẩm hay không.     

Chi phí đơn vị biến đổi và cố định 

Các công ty hoạt động có hiệu quả tìm cách cải thiện tổng chi phí đơn vị một sản phẩm bằng cách quản lí chi phí cố định và chi phí biến đổi.

– Chi phí cố định là chi phí sản xuất không phụ thuộc vào số lượng các đơn vị sản xuất, ví dụ như tiền thuê nhà, tiền bảo hiểm và các thiết bị.

Chi phí cố định có thể được quản lí bằng các hợp đồng cho thuê dài hạn chẳng hạn như hợp đồng thuê kho chứa hàng hay hợp đồng sử dụng thiết bị sản xuất.   

– Chi phí biến đổi thay đổi tùy thuộc vào mức độ đầu ra được sản xuất. Các chi phí biến đổi được phân chia thành các loại chi phí cụ thể như chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương trả cho những người trực tiếp tham gia sản xuất trong khi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí nguyên vật liệu được mua và sử dụng trong sản xuất. 

Có nguồn cung ứng nguyên liệu từ nhà cung cấp rẻ hơn hay thuê ngoài một số qui trình sản xuất giúp nhà sản xuất hoạt động hiệu quả hơn và cải thiện chi phí biến đổi.

Apple giao việc gia công sản phẩm iphone của họ cho công ty Foxconn của Trung Quốc. 

Chi phí đơn vị trên Báo cáo tài chính 

Trên bản báo cáo tài chính của một công ty thường có mục báo cáo chi phí đơn vị. Việc báo cáo chi phí đơn vị có thể khác nhau theo loại hình kinh doanh.

Các công ty sản xuất hàng hóa sẽ có chi phí đơn vị rõ ràng hơn chi phí đơn vị của các công ty dịch vụ.     

Các nhà quản lí nội bộ công ty và nhà đầu tư bên ngoài đều phân tích chi phí đơn vị khi xem xét một công ty.

Các chi phí riêng lẻ này là tất cả các chi phí cố định và chi phí biến đổi liên quan trực tiếp đến việc sản phẩm như tiền lương cho lao động, chi phí quảng cáo và chi phí vận hành máy móc hoặc chi phí vận hành kho.  

Các nhà quản lí giám sát chặt chẽ các chi phí này để giảm thiểu chi phí gia tăng và tìm kiếm cách cải tiến qui trình nhằm giảm chi phí đơn vị.

Thông thường, một công ty càng phát triển thì chi phí sản xuất càng thấp. Sự giảm sút này là do lợi thế kinh tế theo qui mô hay sản xuất với chi phí thấp nhất có thể sẽ tối đa hóa lợi nhuận.

Hoạch toán Chi phí đơn vị

Các doanh nghiệp có trách nhiệm phải ghi lại chi phí đơn vị tại thời điểm sản xuất và kết hợp với doanh thu đã ghi lại. Như vậy, các công ty tập trung hàng hóa sẽ ghi nhận chi phí đơn vị dưới mục hàng tồn kho trên bảng cân đối khi sản xuất ra các sản phẩm.

Khi bán được hàng, chi phí đơn vị sẽ được chuyển sang mục doanh thu và được báo cáo trên báo cáo thu nhập.   

Phần đầu tiên của báo cáo thu nhập của một công ty phản ánh các chi phí trực tiếp, thông qua doanh thu, chi phí đơn vị và lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận gộp cho thấy số tiền mà một công ty kiếm được sau khi trừ chi phí đơn vị khỏi doanh thu của công ty đó. 

Lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận gộp của công ty (lợi nhuận gộp chia cho doanh thu) là số liệu được sử dụng phổ biến nhất để phân tích hiệu quả chi phí đơn vị. Biên lợi nhuận gộp cao hơn cho thấy công ty đang kiếm được nhiều doanh thu hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm bán được.

Phân tích Điểm hòa vốn 

Chi phí đơn vị còn được gọi là điểm hòa vốn, hay là mức giá tối thiểu của sản phẩm mà công ty phải bán để tránh không bị thua lỗ.

Ví dụ, một sản phẩm có giá hòa vốn là 10$ thì giá bán sản phẩm phải cao hơn 10$ này để thu được lợi nhuận. Doanh thu trên mức giá này được gọi là lợi nhuận của công ty.

Các công ty thường sẽ xem xét một loạt các yếu tố khi xác định giá chào bán trên thị trường của một sản phẩm. Tuy nhiên, một số công ty có thể có chi phí gián tiếp cao đòi hỏi giá niêm yết cao hơn để có thể bao hàm tất cả các chi phí này.

Ví dụ về Chi phí đơn vị 

Chi phí đơn vị được xác định bằng cách kết hợp chi phí biến đổi với chi phí cố định, và chia cho tổng số đơn vị sản xuất.

Giả sử tổng chi phí cố định là 40.000$, chi phí biến đổi là 20.000$ và công ty đã sản xuất 30.000 đơn vị sản phẩm.

Tổng chi phí sản xuất là 40.000$ + 20.000$ = 60.000$. Chi phí mỗi đơn vị sản xuất là 60.000$ / 30.000$ = 2.